Điều gì xảy ra trên Internet trong 1 phút? 3,8 triệu lượt Google, 211.000 ảnh trên Facebook và 208.000 cuộc họp qua Zoom
Cứ mỗi phút trôi qua, lại có 380 trang web mới ra đời, 101.270 tệp tin các loại được chia sẻ trên Dropbox và gần 150.000 email được gửi trên khắp thế giới.
Mạng Internet đã trở thành nơi “tụ họp” yêu thích của hàng tỷ người dùng trên thế giới, đặc biệt là trong thời đại smartphone ngày càng phổ biến như hiện nay. Vậy bạn biết gì về mỗi phút trôi qua trên Internet trên toàn thế giới?
Đối với nhiều người trong chúng ta, 60 giây đó thật ngắn ngủi và không đủ để làm một việc gì đáng kể. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng với mỗi 60 giây trôi qua, thế giới trên Internet đã thay đổi rất nhiều.
Dưới đây là một số thống kê đáng chú ý:
Với mạng xã hội Instagram, mỗi phút trôi qua, có khoảng 44.469 ảnh được chia sẻ và 347.222 nội dung được đăng trên tính năng “Stories”.
Tính năng “Stories” của Instagram.
Trong khi đó, có 211.792 bức ảnh được đăng tải trên Facebook và khoảng 150.000 tin nhắn được gửi qua Messenger của nền tảng này. Dù vậy, con số trên vẫn chưa “thấm” vào đâu so với ứng dụng nhắn tin đình đám WhatsApp với hơn 41 triệu tin nhắn được gửi sau mỗi phút.
Có 87.500 bài đăng mới trên Twitter. Cùng lúc, 319 người dùng mới tham gia Twitter và 400 người dùng mới gia nhập mạng xã hội tỷ dân Facebook. Với Instagram, con số này khiêm tốn hơn một chút, 244 người dùng.
Video đang HOT
Nền tảng chia sẻ video lớn nhất thế giới thì sao? 1 phút trôi qua đồng nghĩa với việc có 500 giờ video được đăng tải trên YouTube. Một điều khá bất ngờ là bài hát nổi đình nổi đám từ năm 2012, Gangnam Style, vẫn có hơn 1.200 lượt xem mỗi phút trên YouTube. Tính đến thời điểm hiện tại, ca khúc này đã có hơn 3,7 tỷ lượt xem.
Cũng trong 1 phút, có tới 404.444 giờ phim được người dùng phát thông qua nền tảng xem phim trực tuyến Netflix. Còn trên mạng xã hội LinkedIn, cứ mỗi phút lại có 69.444 người dùng ứng tuyển cho một công việc nào đó.
Mỗi phút trôi qua, có rất nhiều điều xảy ra trên Internet.
Do đại dịch Covid-19 khiến người dân ở khắp các quốc gia trên thế giới phải làm việc tại nhà, ứng dụng họp trực tuyến Zoom đã chứng kiến sự bùng nổ chưa từng thấy. Theo một thống kê chưa chính thức, có khoảng 208.333 cuộc họp được tổ chức thông qua Zoom mỗi phút trên toàn cầu.
Gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon thì sao? Chỉ trong 1 phút ngắn ngủi, Amazon đã vận chuyển hơn 6.659 kiện hàng trên toàn thế giới.
Gã khổng lồ tìm kiếm Google kiếm được hơn 100.000 USD mỗi phút, phần lớn là nhờ quảng cáo. Trong 1 phút đó, người dùng toàn cầu thực hiện khoảng 3,8 triệu tìm kiếm trên Google. Ngay cả Yahoo, “ông lớn” một thời giờ đây tuy không lớn như Google nhưng cũng có hơn 352.000 lượt tìm kiếm trên nền tảng này mỗi phút.
Cũng trong thời gian này, ông chủ Facebook, Mark Zuckerberg kiếm được khoảng 28.538 USD còn Jeff Bezos, nhà sáng lập Amazon và cũng là tỷ phú giàu nhất hành tinh hiện nay kiếm được hơn 200.000 USD/phút.
Ông chủ Facebook, Mark Zuckerberg.
Cứ mỗi phút trôi qua, lại có 380 trang web mới ra đời, 101.270 tệp tin các loại được chia sẻ trên Dropbox, gần 150.000 email được gửi trên khắp thế giới (tuy vậy, có 27.500 email trong số đó là thư rác), 393.500 ứng dụng được tải xuống và gần 1 triệu USD được người dùng chi tiêu trực tuyến.
Với Snapchat, mỗi phút có khoảng 105.896 người sử dụng ứng dụng này. Ứng dụng hẹn hò nổi tiếng Tinder thì sao? Mỗi phút, có tới 1,4 triệu lượt “quẹt”.
Theo một thống kê, có 3,2 triệu vụ lừa đảo qua mạng được thực hiện chỉ trong năm 2019. Điều đó tương đương với 6 vụ lừa đảo mỗi phút.
Trên đây chỉ là thống kê về một số ứng dụng phổ biến nhất trên thế giới. Có một thực tế là hiện mới chỉ có 59% dân số thế giới có quyền truy cập vào Internet. Hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu toàn bộ dân số thế giới đều dùng Internet. Chắc hẳn những con số trên sẽ “khủng” hơn gấp nhiều lần.
Tương lai Internet ở Hong Kong
Khi luật an ninh Hong Kong có hiệu lực, cuộc chiến Mỹ - Trung xoay quanh vấn đề quản lý, giám sát nội dung và tương lai của Internet lại trỗi dậy.
Người dùng và các công ty Internet ở Hong Kong không chịu sự kiểm duyệt gắt gao như ở Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, tình hình đang thay đổi khi luật an ninh Hong Kong, có hiệu lực từ 1/7, trao quyền cho cảnh sát giám sát nội dung trực tuyến.
Trong hai ngày qua, nhiều hãng công nghệ lớn, như Facebook, Google, Twitter, Zoom và LinkedIn, tuyên bố từ chối xét duyệt các yêu cầu liên quan tới dữ liệu người dùng từ các nhà chức trách Hong Kong. Ngược lại, chính quyền thành phố này khẳng định việc không tuân thủ luật có thể khiến các nhân viên công ty bị bắt giam.
TikTok, dù thuộc ByteDance có trụ sở ở Bắc Kinh, còn quyết liệt hơn khi tuyên bố rút khỏi Hong Kong trong vài ngày tới.
Theo luật mới, các nhà chức trách Hong Kong có thể kiểm soát mọi người trên thế giới khi nói về các chính sách gây tranh cãi của thành phố. Ví dụ, nhân viên Facebook có thể bị bắt ở Hong Kong, nếu công ty này không giao nộp dữ liệu về ai đó ở Mỹ, người mà các nhà chức trách Trung Quốc cho là một mối nguy cơ đối với an ninh quốc gia.
"Nếu Facebook từ chối cung cấp dữ liệu an ninh quốc gia, mạng xã hội này có thể bị đình chỉ hoạt động và đánh mất thị trường Hong Kong", Glacier Kwong, chuyên gia của tổ chức Keyboard Frontline, nhận định. "Khả năng này không phải là không thể xảy ra. Trung Quốc vẫn thường tận dụng sự rộng lớn của thị trường cũng như hoạt động tẩy chay để khiến các công ty nước ngoài phải nghe theo yêu cầu của họ".
Nhiều người giơ cao smartphone trong một cuộc biểu tình ở Hong Kong năm 2019.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang khiến nhiều công ty Trung Quốc như Huawei và ZTE lao đao. Ngược lại, việc kiểm soát nội dung số của Trung Quốc cũng đẩy các công ty Mỹ như Google, Facebook ra khỏi quốc gia đông dân nhất thế giới.
Luật an ninh Hong Kong có thể khiến Mỹ nổi giận. Đầu tuần này, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết chính quyền Trump đang cân nhắc cấm các ứng dụng mạng xã hội Trung Quốc, trong đó có TikTok, do lo ngại an ninh quốc gia.
Kinh nghiệm của Google năm 2019 là ví dụ cho thấy sự nguy hiểm mà các công ty Internet Mỹ có thể phải đối mặt. Năm ngoái, khi cảnh sát Hong Kong chật vật xoay sở trước các cuộc biểu tình, họ tìm kiếm sự hỗ trợ từ các công ty Internet. Theo Charles Mok, thành viên hội đồng lập pháp Hong Kong, số lượng các yêu cầu cung cấp dữ liệu người dùng từ cảnh sát đã tăng lên hơn 7.000 trong nửa sau năm 2019 so với đầu năm.
Cảnh sát cũng yêu cầu Google gỡ bỏ hàng loạt bài viết, trong đó có một tài liệu mật của cảnh sát bị rò rỉ trên mạng, một video từ nhóm hacker Anonymous với nội dung ủng hộ người biểu tình... Trong các trường hợp này, Google đều từ chối hợp tác. Tuy nhiên, luật an ninh mới có thể khiến họ bị phạt, bị tịch thu thiết bị và nhân viên bị bắt giữ.
"Rồi chúng ta sẽ thấy, không chỉ số lượng các yêu cầu tăng lên, mà quyền lực trong tay các nhà chức trách cũng sẽ lớn hơn", Charles Mok nói.
Một số ứng dụng nhỏ ở Hong Kong liên quan tới các chiến dịch biểu tình đã biến mất. Nhiều người cũng chủ động rà soát, xóa post và gỡ "like" trên các group, thậm chí xóa tài khoản trên những nền tảng như Twitter. Lo sợ WhatsApp cung cấp các tin nhắn cho chính quyền, làn sóng tải ứng dụng mã hóa Signal cũng tăng mạnh. Dù vậy, theo New York Times, WhatsApp chưa nhận được yêu cầu dữ liệu nào từ cảnh sát khu vực này.
Một số công ty đang cân nhắc dịch chuyển dữ liệu khỏi Hong Kong. Tuy nhiên, với các hãng như Amazon hay Google, vốn đã xây dựng những trung tâm dữ liệu lớn ở đây, lựa chọn này đắt đỏ và không dễ dàng.
Facebook cho phép chuyển ảnh và video sang Dropbox Facebook bắt đầu cho phép người dùng xuất ảnh hoặc video từ tài khoản của mình sang Dropbox và công ty khởi nghiệp Koofr của EU, bên cạnh Google Photos đã hỗ trợ trước đó. Dropbox là một trong những nơi người dùng Facebook có thể chuyển ảnh và video sang Theo Engadget, người dùng Facebook trên toàn thế giới đã có thể...