Điều gì xảy ra nếu ăn phải sầu riêng ngâm hóa chất?
Dùng hóa chất không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng để ngâm sầu riêng sẽ gây ngộ độc cho người sử dụng.
Sầu riêng là loại trái cây được nhiều người ưa chuộng, chúng có tác dụng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đồng thời, ăn sầu riêng cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, điều chỉnh lượng đường huyết, ngăn ngừa bệnh thiếu máu,…
Tuy nhiên, sầu riêng cũng là loại trái cây hay bị ép chính bằng hóa chất. Nếu ăn phải sầu riêng bị ngâm bằng hóa chất không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng sẽ gây gây ngộ độc cho người sử dụng, về lâu dài có thể dẫn đến ung thư.
Theo TS Nguyễn Văn Chung, Trưởng Khoa khoa học dinh dưỡng và ẩm thực, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, về nguyên tắc, có một số chất làm chín trái cây được phép sử dụng, dùng đúng kỹ thuật, đúng liều lượng sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, trên thực tế có không ít trường hợp người bán sử dụng những loại hóa chất trôi nổi, không rõ đảm bảo chất lượng để ngâm sầu riêng, điều này sẽ nguy hiểm cho người sử dụng.
“Trường hợp người bán dùng hóa chất không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng để ngâm sầu riêng thì sẽ gây gây ngộ độc cho người sử dụng” – ông Chung cho biết.
Để đảm bảo sức khỏe, người dân nên chọn mua sầu riêng ở những nơi có uy tín, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để tránh tình trạng mua phải sầu riêng kém chất lượng.
Những ai cần bổ sung axit folic?
Axit folic cần được bổ sung trước và trong quá trình mang thai nhưng vitamin nhóm B này cũng quan trọng với mỗi người ở mọi thời điểm vì giúp giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Axit folic, folate hay vitamin B9 thường được bổ sung vào các thực phẩm như: ngũ cốc, mì sợi, bánh mì và các loại chế phẩm bổ sung.
Video đang HOT
Các loại rau cải có lá màu xanh sậm chứa hàm lượng folate cao - Ảnh minh họa
Tuy nhiên, folate cũng có mặt tự nhiên trong các loại rau cải có lá màu xanh sậm, các loại quả họ cam chanh và trứng. Axit folic và folate có tác dụng tốt với sức khỏe tim mạch. Cần lưu ý hấp thu đủ vitamin này trong các trường hợp sau:
1. Phụ nữ chuẩn bị mang thai
Tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh con cần hấp thu khoảng 400 mcg axit folic mỗi ngày cùng các thực phẩm có chứa folate trong chế độ ăn đa dạng - theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC).
Lưu ý, người nữ cần bổ sung vitamin này ít nhất 1 tháng trước khi mang thai. Hầu hết phụ nữ đều không nhận ra mình mang thai trong những ngày đầu và hầu hết các dị tật ở thai nhi xảy ra trong 3-4 tuần thai đầu tiên.
2. Phụ nữ đang mang thai
Hấp thu đủ axit folic là một trong những cách ngăn chặn các khiếm khuyết thai nhi trước và trong quá trình mang thai. Nếu đang mang thai, bạn cần hơn 400 mcg axit folic, theo Tổ chức Sức khỏe Phụ nữ Hoa Kỳ.
Mức này có thể dao động từ 400 - 800 mcg mỗi ngày. Thai phụ trước đây từng có con với khuyết tật ống thần kinh cần hấp thu mức axit folic cao hơn. Theo CDC, các trường hợp này nên hấp thu 4.000 mcg axit folic mỗi ngày trong 1 tháng trước khi mang thai và trong suốt 3 tháng đầu của quá trình mang thai.
Và người nữ mang thai đôi hay nhiều thai cần mức hấp thu gấp đôi. Tuy nhiên, cần trao đổi các vấn đề liên quan với bác sĩ sản khoa để được tư vấn.
3. Phụ nữ đang cho con bú
Người nữ cần bổ sung axit folic trong thời gian cho con bú để đảm bảo cung cấp đủ axit folic cho em bé.
Một số phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ được khuyên hấp thu 500 mcg axit folic mỗi ngày.
4. Người bị chứng thiếu máu
Nếu không hấp thu đủ axit folic, bạn có nguy cơ thiếu máu do thiếu folate. Folate và axit folic thúc đẩy sản sinh tế bào hồng cầu (tế bào làm nhiệm vụ vận chuyển oxy đến các phần cơ thể).
Thiếu máu do thiếu folate là bất ổn phổ biến nhất trong thai kỳ và cũng có thể xảy ra ở người nữ nghiện rượu hay đang uống thuốc điều trị nôn ói, lo lâu, viêm khớp.
Các biểu hiện của bất ổn này gồm có mệt mỏi, đau đầu, cơ thể yếu kiệt, xanh xao, các mụn viêm trong miệng và lưỡi. Bạn cần tham vấn bác sĩ nếu có các biểu hiện này.
5. Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh
Phụ nữ trong giai đoạn này cần bổ sung 400 mcg axit folic mỗi ngày. Các chuyên gia lưu ý, không sử dụng axit folic để điều trị các biểu hiện mãn kinh như bốc hỏa, khó chịu.
6. Người có biến đổi gene
Một số người sinh ra với biến đổi gene làm ảnh hưởng khả năng chuyển đổi axit folic thành folate. Đó là người mang biến đổi gene methylene-tetrahydrofolate reductase (MTHFR ), gặp khó khăn trong việc xử lý axit folic và cần bổ sung thêm vitamin này.
7. Người có nguy cơ đau tim và đột quỵ
Axit folic giúp giảm mức homocysteine - loại amino axit có liên quan đến bệnh tim và đột quỵ, theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ. Đối với nhóm đối tượng có nguy cơ, các chuyên gia không khuyên uống bổ sung vitamin này nhưng khuyến khích hấp thu qua chế độ ăn khỏe mạnh, giàu rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt để giảm nguy cơ bệnh.
Mức homocysteine cao là 1 trong 6 yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh tim mạch.
8. Người đang có bất ổn tâm thần
Các vitamin nhóm B, trong đó có axit folic giúp duy trì khả năng tập trung ở người rối loạn tâm thần.
Axit folic và folate cần thiết cho sức khỏe nhưng không nên lạm dụng. Các chuyên gia khuyên không nên hấp thu quá 1.000 mcg axit folic mỗi ngày nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Nhìn chân bắt bệnh - phương pháp chẩn đoán bệnh từ thời cổ đại giúp sớm phát hiện các bệnh nguy hiểm Vào thời cổ đại, việc kiểm tra các ngón chân cũng quan trọng như việc kiểm tra lưỡi để các thầy thuốc chẩn đoán bệnh. Đôi chân vốn là bộ phận cơ thể ít được chăm chút nhất, nên đây cũng là nơi mà bạn ít khi quan sát nhất. Nhưng bạn biết không, đôi chân có thể nói cho bạn biết rất...