Điều gì xảy ra khi đi ngủ ngay sau bữa ăn?
Mọi người có xu hướng cảm thấy buồn ngủ ngay sau khi ăn và không muốn gì hơn ngoài việc chợp mắt. Tuy nhiên, ngủ hoặc thậm chí chỉ nằm ngay sau khi ăn xong có thể gây ra một số hậu quả khó lường.
Chợp mắt sau bữa ăn sẽ xuất hiện tình trạng ợ chua
Thông thường, axit được tạo ra khi tiêu hóa thức ăn được chứa trong dạ dày. Lực hấp dẫn giúp ích rất nhiều ở đây, vì nó ép dòng chất lỏng đi xuống. Khi nằm xuống, axit sẽ di chuyển qua dạ dày và có thể tiếp xúc với các bộ phận nhạy cảm của hệ tiêu hóa. Điều này có thể dẫn đến chứng ợ nóng, cảm giác đau rát ở ngực hoặc cổ họng.
Ảnh minh họa.
Chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng
Nếu bạn ăn quá nhiều ngay trước khi chợp mắt, quá trình tiêu hóa đầy đủ vẫn tiếp tục trong khi bạn đang ngủ. Lý do cho giấc ngủ không tốt có thể khác nhau đối với mọi người. Đó có thể là do tâm trí bạn hoạt động nhiều hơn trong giai đoạn trao đổi chất khiến bạn ngủ không sâu giấc.
Ảnh minh họa.
Một lý do khác có thể là bạn thức giấc do các triệu chứng của chứng ợ nóng. Nó cũng phụ thuộc vào loại thực phẩm bạn đã ăn và lượng thức ăn bạn nạp vào.
Dễ gặp ác mộng
Quá trình trao đổi chất được kích hoạt khiến não của bạn hoạt động nhiều hơn. Bạn bước vào giấc ngủ gọi là chuyển động mắt nhanh (REM), đây là thời gian mà nhiều giấc mơ diễn ra nhất. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy rằng bạn đang có những giấc mơ thực sự sống động hoặc thậm chí có thể là rùng rợn, thì hãy cố gắng đừng ngủ ngay sau khi ăn.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Thức dậy với cảm giác muốn đi tiểu nhiều hơn
Một số người bị tăng nhu cầu đi tiểu vào ban đêm, được gọi là chứng tiểu đêm. Điều này có thể liên quan đến lượng caffeine trong thực phẩm bạn ăn, nó khiến bạn phải đi tiểu nhiều hơn. Tất nhiên, nó có thể được tìm thấy trong cà phê. Nhưng điều mà không nhiều người biết là nó cũng có trong trà, bất kỳ món tráng miệng nào có chứa sô cô la và một số loại thuốc.
Ảnh minh họa.
Tình trạng tăng cân
Khi bạn đi ngủ ngay sau bữa ăn, bạn không cho cơ thể đủ thời gian để đốt cháy calo. Vì vậy, hãy cố gắng giữ tỉnh táo nếu không muốn bị tăng cân.
Ảnh minh họa.
Vậy nên đợi bao lâu rồi mới ngủ sau khi ăn?
Các nhà dinh dưỡng nói rằng khi ăn no, ít nhất 3 tiếng sau bạn mới nên đi ngủ. Điều đó sẽ ngăn chặn bất kỳ vấn đề như ợ chua hoặc mất ngủ ban đêm xảy ra.
Dấu hiệu bạn đang uống quá nhiều trà
Uống quá nhiều trà có thể gây ra tình trạng căng thẳng, bồn chồn, ngủ không ngon, bị chứng ợ chua, đi tiểu nhiều, mất nước, đau đầu...
Ngủ không ngon
Mặc dù một số loại trà có công dụng giúp dễ ngủ, thư thái. Tuy nhiên, có một số loại trà chẳng hạn như trà đen thường chứa nhiều caffeine hơn những loại khác và gây ra tình trạng ngủ không ngon.
Các nghiên cứu cho thấy rằng, tiêu thụ 200 mg caffein trước khi đi ngủ từ 6 giờ trở lên có thể có tác động tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Vì caffein ức chế melatonin, hormone gây ngủ . Tất nhiên, nó phụ thuộc vào sự trao đổi chất và lượng caffeine bạn đang tiêu thụ từ các loại trà khác nhau.
Nếu bạn uống hơn 3 tách trà mỗi ngày thì có nhiều khả năng giấc ngủ của bạn sẽ bị ảnh hưởng, theo Eatthis.
Uống quá nhiều trà có thể gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn. Ảnh: NHẬT LINH
Cảm thấy căng thẳng, bồn chồn
Cũng giống như uống quá nhiều cà phê, uống quá nhiều trà có thể khiến bạn cảm giác lo lắng, bồn chồn hoặc căng thẳng.
Hãy giới hạn lượng caffeine ở mức dưới 200 mg mỗi ngày, tùy theo loại trà và không tiêu thụ quá 3 tách mỗi ngày để mức độ căng thẳng và bồn chồn của bạn được giảm bớt.
Bị ợ chua
Caffein trong trà có thể gây ra các triệu chứng ợ chua bằng cách làm giãn cơ vòng chặn thực quản khỏi dạ dày.
Khi cơ vòng được thư giãn, axit từ dạ dày có thể trào ngược lên thực quản, gây ra cảm giác nóng, kèm theo axit gây ra chứng ợ nóng.
Bị đau bụng thường xuyên
Trà gừng có thể giúp giảm các triệu chứng đau bụng và buồn nôn. Tuy nhiên đó là một minh chứng cho gừng hơn là trà. Trên thực tế, uống quá nhiều trà cũng có thể gây đau bụng và buồn nôn.
Lá trà có chứa tannin, tannin là hợp chất có vị đắng khi tiêu thụ quá nhiều có thể tàn phá các mô trong đường tiêu hóa của bạn.
Nếu bạn bị đau bụng sau khi uống trà, bạn có thể nhai ít bánh mì nướng hoặc pho mát có thể giúp giảm bớt triệu chứng buồn nôn và đau bụng. Bởi vì tannin liên kết với protein và carbs sẽ làm giảm bớt triệu chứng này, theo Eatthis.
Đi tiểu nhiều
Giống như bất kỳ các loại đồ uống khác, chất lỏng khiến bạn đi tiểu nhiều. Tuy nhiên, trà là một chất lợi tiểu, nghĩa là nó khiến bạn đi tiểu nhiều hơn trong ngày.
Trà là một chất lợi tiểu có thể khiến bạn đi tiểu nhiều hơn trong ngày. Ảnh: NHẬT LINH
Nếu bạn thức dậy vào nửa đêm để đi tiểu hoặc số lần đi tiểu trong ngày cản trở lối sống của bạn thì có lẽ đã đến lúc bạn nên suy nghĩ lại về lượng trà mà bạn uống trong ngày.
Bị đau đầu thường xuyên
Trong khi một số loại trà chẳng hạn như trà bạc hà có thể giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau đầu hoặc chứng đau nửa đầu, thì việc uống quá nhiều trà có chứa nhiều caffeine cũng có thể gây ra tình trạng đau đầu.
Nếu bạn thường xuyên bị đau đầu hãy thử giảm lượng caffeine tiêu thụ xuống dưới 100 mg mỗi ngày, vì uống trà thường xuyên có thể gây đau đầu tái phát.
Bị mất nước
Trà là một chất lợi tiểu, nó khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn. Nếu không được bổ sung nước thường xuyên, có thể dẫn đến tình trạng mất nước. Caffeine trong trà làm tăng lưu lượng máu đến thận, thận phải làm việc tích cực và thải nhiều nước hơn.
Tuy nhiên, nó phụ thuộc vào loại trà bạn đang uống. Trà đen thường chứa nhiều caffein hơn và một lượng lớn trà xanh hoặc trà ô long cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình hydrat hóa của bạn. Nhưng với các loại trà thảo mộc thường được khử caffeine bạn sẽ ít bị mất nước hơn.
Nghiên cứu cho thấy rằng, một người sẽ phải uống hơn 500 mg trà, tức là hơn sáu tách mới gây ra tình trạng mất nước và đi tiểu thường xuyên, theo Eatthis.
Những dấu hiệu trào ngược dạ dày bạn cần nắm vững Trào ngược dạ dày là tình trạng trào ngược dịch dạ dày lên thực quản. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể gây ra viêm, loét dạ dày, ung thư,.. Do vậy, cần nắm vững những dấu hiệu của trào ngược dạ dày để sớm có phương án chữa trị. Những dấu hiệu trào ngược dạ dày. Ảnh: On Track Diabetes...