Điều gì xảy ra khi bạn ăn gừng mỗi ngày?
Không chỉ là loại gia vị phổ biến trong bữa ăn, gừng còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm đau, cải thiện tim mạch, giảm cân hay ngăn ngừa ung thư.
Gừng là loại gia vị nấu ăn không thể thiếu cho các bà nội trợ. Ngoài ra, nó còn được sử dụng trong các phương thuốc dân gian từ hàng ngàn năm qua trên khắp thế giới để điều trị từ các triệu chứng đơn giản như giảm đau, buồn nôn đến chống viêm, cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa ung thư.
Gừng có chứa crôm, magiê và kẽm có thể cải thiện lưu thông máu, cũng như ngăn chặn các cơn ớn lạnh, sốt và đổ mồ hôi quá mức.
Bột gừng có tác dụng rõ rệt trong việc giảm các triệu chứng say tàu xe như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa.
Ngoài ra, gừng cũng giúp làm giảm các triệu chứng buồn nôn do ốm nghén thai kỳ tới 75%. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, thai phụ nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Gừng có thể giúp ngăn ngừa bệnh và giúp tim mạch khỏe hơn. Loại gia vị này có tác dụng giảm mức cholesterol và ngăn ngừa đông máu, giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và tỷ lệ đột quỵ do tim.
Video đang HOT
Gừng có rất nhiều công dụng cho sức khỏe. Ảnh: Boldsky.
Ngăn ngừa cảm lạnh và cúm
Gừng là phương pháp điều trị tự nhiên bệnh cảm lạnh và cúm ở các nước châu Á. Trung tâm y tế Đại học Maryland (Mỹ) cho biết bạn có thể băm nhỏ 2 muỗng canh gừng, hòa vào nước nóng, uống 2-3 lần/ngày để điều trị bệnh cảm cúm hiệu quả.
Củ gừng và tinh dầu gừng thường được sử dụng trong các trường hợp rối loạn dạ dày. Đây là một trong các biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng khó tiêu, đau bụng, co giật, tiêu chảy, đầy hơi và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột. Trà gừng cũng được sử dụng để giảm bớt một số triệu chứng dạ dày.
Phòng chống ung thư
Các bác sĩ tại Đại học Michigan (Mỹ) đã chứng minh rằng bột gừng ức chế thành công các tế bào ung thư buồng trứng, tuyến tụy và ung thư vú.
Gừng chứa gingerol, một thành phần hoạt chất có tác dụng chống viêm tế bào và giảm đau tự nhiên. Một nghiên cứu được thực hiện trên các bệnh nhân bị đau khớp và cơ bắp, phát hiện ra rằng việc tiêu thụ gừng kháng viêm, giảm đau cơ bắp sưng nhanh chóng.
Điều trị các vấn đề hô hấp
Nếu bạn đang mắc các bệnh về đường hô hấp như ho, khó thở, gừng có thể làm mở rộng phổi, tiêu đờm vì nó có khả năng phân hủy và loại bỏ chất nhầy tự nhiên.
Giảm cân
Gừng thúc đẩy cảm giác no, giúp bạn giảm chứng thèm ăn. Ngoài ra, gừng còn giúp tăng tốc độ trao đổi chất và đốt cháy chất béo trong quá trình giảm cân.
Phương Mai
Theo Zing
Công dụng tuyệt vời của khoai tây
Chìa khóa để nhận đủ lượng vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn uống là ăn các loại trái cây và rau quả nhiều màu sắc. Trong đó, khoai tây chứa hàng loạt vitamin, khoáng chất và phytochemical giúp bảo vệ sức khỏe.
Ảnh: Minh Khôi
Giúp xương chắc khỏe. Sắt, phốt pho, can xi, ma giê và kẽm trong khoai tây đều góp phần vào việc xây dựng và duy trì cấu trúc xương chắc khỏe. Sắt và kẽm đóng vai trò trong việc sản xuất và hình thành collagen. Trong khi đó, phốt pho và can xi đều quan trọng cho cấu trúc xương, sự cân bằng hai khoáng chất này giúp xương khỏe mạnh.
Ổn định huyết áp. Hạn chế natri là điều cần thiết để hạ huyết áp và ăn khoai tây luộc là cách giúp hạ thấp lượng natri trong cơ thể. Ngoài ra, kali, can xi và ma giê có trong khoai tây còn giúp ổn định huyết áp một cách tự nhiên.
Tốt cho tim. Chất xơ, kali, vitamin C và vitamin B6 trong khoai tây đều có tác dụng hỗ trợ sức khỏe tim. Khoai tây chứa một lượng đáng kể các chất xơ giúp giảm tổng lượng cholesterol trong máu, qua đó làm giảm nguy cơ bệnh tim. Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học nhận thấy những người tiêu thụ 4.069 mg kali mỗi ngày, nguy cơ tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ có thể giảm một nửa so với những người tiêu thụ ít kali (khoảng 1.000 mg mỗi ngày). Không chỉ vậy, vitamin B6 còn ngăn chặn sự tích tụ của một hợp chất gọi là homocysteine. Quá nhiều homocysteine tích tụ trong cơ thể có thể làm hỏng các mạch máu và dẫn đến đau tim.
Giảm viêm. Choline có trong khoai tây giúp ngủ ngon, xây dựng cơ bắp chắc khỏe, tăng cường khả năng học tập và trí nhớ. Choline còn giúp duy trì cấu trúc của màng tế bào, hỗ trợ việc truyền các xung thần kinh cũng như có tác dụng giảm viêm rất hữu hiệu.
Chống ung thư. Khoai tây chứa folate, đóng vai trò trong việc tổng hợp ADN và sửa chữa các ADN bị hỏng, từ đó giúp ngăn ngừa sự hình thành các tế bào ung thư từ những đột biến trong ADN. Ngoài ra, lượng chất xơ từ khoai tây cũng được liên kết với việc làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng.
Hỗ trợ tiêu hóa. Nhờ phong phú chất xơ nên khoai tây giúp ngăn ngừa táo bón và thúc đẩy hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh, theo Medicalnewstoday.
Tăng cường năng lượng. Khoai tây là nguồn tuyệt vời của vitamin B6, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng bằng cách phá vỡ carbohydrates và protein thành glucose và amino a xít. Các hợp chất này có tác dụng thúc đẩy năng lượng trong cơ thể rất hiệu quả.
Hạ Yên
Theo Thanhnien
Vitamin D không chữa được viêm khớp Một nghiên cứu được công bố trên chuyên san của Hiệp hội Y khoa Mỹ (JAMA) cho thấy vitamin D và dầu cá không giúp điều trị được thoái hóa khớp gối. Ảnh: Shutterstock Các nhà khoa học từ Đại học Tasmania (Úc) khảo sát ở 413 bệnh nhân được chia làm 2 nhóm, một nhóm bổ sung vitamin D và nhóm còn...