Điều gì xảy ra khi ăn bánh mì vào bữa sáng hàng ngày?
Bánh mì là một món ăn phổ biến cho bữa sáng, không chỉ bố sung năng lượng cho cơ thể, ăn bánh mì thường xuyên còn mang lại những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
Bánh mì là món ăn đơn giản cả về nguyên liệu sử dụng để chế biến cũng như cách thức chế biến và được rất nhiều người yêu thích. Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày ăn từ 2 đến 3 lát bánh mì sẽ mang lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Dưới đây là những công dụng từ việc ăn bánh mì hàng ngày.
Bánh mì là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)
Bánh mì giúp giảm cân
Bánh mì là sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai đang trong chế độ ăn kiêng giảm cân. Thực phẩm này chứa ít calorie hơn so với lượng calorie cơ thể đốt cháy mỗi ngày. Một số kiểm chứng về thực phẩm cho thấy thành phần tinh bột đối kháng của bánh mì chế biến từ hạt còn nguyên cám có thể giúp kiềm chế cảm giác đói bụng, kiểm soát được lượng đường trong máu và tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
Bánh mì giúp xương chắc khỏe
Mỗi 1 ngày người bình thường cần phải nạp vào 800 mg chất canxi. Nếu sử dụng bốn miếng bánh mì có thể bổ sung 164mg chất canxi tương ứng với số lượng canxi chứa trong 100 gr các loại sữa chua làm cho xương trở nên chắc khỏe hơn.
Đẹp da nhờ bánh mì
Ăn bánh mì mỗi ngày giúp da luôn căng mịn (Ảnh minh họa)
Làn da của chúng ta rất cần protein để giữ cho da luôn đàn hồi và khỏe mạnh. Trong bánh mì có chứa rất nhiều protein do vậy ăn 4 lát bánh mì mỗi ngày có thể cung cấp 1/4 lượng protein cho phụ nữ và 1/5 cho nam giới giúp da luôn căng mịn và sáng khỏe.
Video đang HOT
Bánh mì tốt cho đường ruột
Nguồn chất xơ dồi dào có trong bánh mì rất tốt cho hệ tiêu hóa. Thông thường 2 lát bánh mì cung cấp khoảng 1/3 nhu cầu chất xơ cho mỗi người. Ăn bánh mì thường xuyên có thể giúp cho đường ruột luôn khỏe mạnh và giảm thiểu tình trạng táo bón.
Cải thiện tâm trạng nhờ bánh mì
Cơ thể chúng ta cần chất folate và acid folic để giúp các dây thần kinh khỏe mạnh. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên có khoảng 400 mcg những chất đó hàng ngày, 4 lát bánh mì mỗi ngày sẽ cung cấp 1/4 nhu cầu cho họ.
Bên cạnh đó, nguồn vitammin E, B, kẽm, phốt pho có trong bánh mì được chứng minh có tác dụng chống lại các bệnh tinh thần và thúc đẩy tâm trạng tốt hơn.
Giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch nhờ ăn bánh mì
Bánh mì giúp giảm nguy cơ bệnh mạch vành. Theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học Trường ĐH Glasgow (Anh), ăn bánh mì với dầu ô liu mỗi ngày, các dấu hiệu về bệnh tim được cải thiện trong 6 tuần.
Bánh mì làm não bộ hoạt động tốt hơn
Thiếu sắt có thể dẫn theo không đủ máu, làm cho cơ thể con người thường xuyên mệt mỏi. Trong bánh mì có chứa chất sắt có khả năng cung cấp tới cơ thể thay cho ăn những loại thịt như bò hoặc là uống dầu cá giúp cho bộ não hoạt động được tốt hơn và chính xác hơn.
Theo giadinhvietnam
Những 'đại kỵ' khi ăn sữa chua, biết mà tránh kẻo rước đủ bệnh vào người
Sữa chua là món ăn bổ dưỡng chứa đủ protein, vitamin, chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai ăn sữa chua cũng tốt và nhiều người khi ăn sữa chua còn không biết những 'đại kỵ' sau, dễ dẫn đến những hậu quả xấu cho sức khỏe.
Ảnh minh họa: Internet
Ăn bao nhiêu là đủ, ăn khi nào là tốt
Cũng giống như các loại thực phẩm khác khi ăn hay uống quá nhiều sữa chua cũng sẽ khiến bạn có cảm giác khó chịu. Các chuyên gia khuyến cáo, người khỏe mạnh mỗi ngày chỉ nên ăn 100 - 250g sữa chua là hợp lí (tương đương 1 - 2 hộp) rồi bạn nhé.
Có một số người đặc biệt thích ăn sữa chua, cứ sau bữa ăn là ăn rất nhiều, như vậy có thể làm tăng cân.
Bởi vì sữa chua bản thân nó có chứa một nhiệt lượng nhất định, sau khi ăn cơm rồi lại ăn sữa chua như vậy có nghĩa là nạp vào cơ thể quá nhiều nhiệt lượng, dẫn đến tăng thể trọng.
Tốt nhất nên ăn sữa chua sau bữa ăn khoảng 1 giờ. Buổi tối ăn sữa chua thì sẽ có nhiều lợi ích hơn.
Không ăn sữa chua lúc bụng đói, đó là lúc độ chua của dịch dạ dày cao nhất, sẽ tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn có ích trong sữa chua.
Để tránh tác hại này, trước khi ăn sữa chua, ta nên làm giảm độ chua của dịch dạ dày (có nhiều cách như: ăn 1 quả chuối chín hoặc vài miếng đu đủ chín hoặc 1 quả dưa chuột hoặc vài cái bánh quy mặn... rồi uống 1 cốc nước nhỏ 50ml), sau đó mới ăn sữa chua.
Ăn quá nhiều sữa chua khiến axit dịch vị tăng quá mức, ảnh hưởng đến dạ dày.
Tuyệt đối không được ăn sữa chua cùng với lạp xưởng, thịt hun khói... những loại thịt chế biến nhiều dầu mỡ. Ảnh minh họa: Internet
Tuyệt đối không ăn cùng những món này
Sữa chua có thể kết hợp với một số thực phẩm khác rất ngon, đặc biệt là bữa sáng kết hợp với bánh mì, bánh ngọt, có khô có nước, vừa ngon miệng vừa phong phú dinh dưỡng. Nhưng tuyệt đối không được ăn cùng với lạp xưởng, thịt hun khói... những loại thịt chế biến nhiều dầu mỡ. Bởi vì khi chế biến thịt người ta có cho thêm Nitre, cũng chính là Nitric (III) Axit, khi kết hợp với Amine trong sữa chua sẽ tạo thành N-nitrosamine - một trong những chất gây ung thư rất mạnh.
Sữa chua còn không nên ăn cùng khi dùng một số thuốc kháng sinh như Chloramphenicol, Erythromycin, hay thuốc nhóm Sunfonamides, chúng có thể giết chết hoặc phá hoại lactic axit trong sữa chua. Nếu bạn thích ăn sữa chua xin nhớ, sữa chua rất thích hợp với các loại thực phẩm có chất bột, ví dụ như cơm, mì, bánh bao, màn thầu, bánh mì...
Không phải ai cũng đều thích hợp
Trên thực tế, sữa chua tuy rất tốt nhưng không phải ai ăn cũng thích hợp. Những người bị đi ngoài hoặc mắc bệnh đường ruột, sau khi đường ruột đã bị tổn thương ăn sữa chua phải rất thận trọng; trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi cũng không nên ăn sữa chua. Ngoài ra, những người mắc bệnh tiểu đường, sơ cứng động mạch, viêm gan và viêm tuyến tụy tốt nhất không nên ăn sữa chua có đường, nếu không rất dễ làm cho bệnh nặng thêm.
Những người thích hợp ăn nhiều sữa chua là: những người thường xuyên uống rượu, thường xuyên hút thuốc, thường xuyên làm việc trước máy vi tính, thường xuyên táo bón, người bị loãng xương, người bị tâm huyết quản...
Những người bị đi ngoài hoặc mắc bệnh đường ruột, sau khi đường ruột đã bị tổn thương ăn sữa chua phải rất thận trọng; trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi cũng không nên ăn sữa chua. Ảnh minh họa: Internet
Không ăn khi đông cứng
Nhiều người có thói quen mua sữa chua về để trên ngăn đá cho đông cứng thành đá rồi mới ăn. Đây là cách ăn sai lầm, vì sữa chua đông cứng như vậy sẽ khiến một số vi khuẩn có lợi sẽ chết do nhiệt độ quá lạnh. Ăn như vậy sẽ không mang lợi cho sức khỏe.
Không hâm nóng trước khi ăn
Nhiều mẹ sợ các bé ăn sữa chua lạnh sẽ bị viêm họng nên ngâm sữa chua qua nước nóng hoặc hâm nóng qua lò vi sóng. Đây cũng là một cách ăn sai lầm vì các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ mất khả năng hoạt động, hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa chua sẽ bị ảnh hưởng.
Tốt nhất nếu sữa chua lạnh, bạn có thể để ngoài môi trường 30-45 phút, hoặc ngâm vào nước theo tỷ lệ 2 sôi, 1 lạnh trong 15 phút trước khi ăn.
Cần nhớ rằng sau khi ăn sữa chua, đặc biệt là buổi tối cần phải lập tức đánh răng, bởi vì một số vi khuẩn trong sữa chua và một số chất có tính axit sẽ làm tổn hại đến răng.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Bác sĩ ơi: Làm thế nào để giảm nguy cơ bệnh tim mạch? Bác sĩ ơi, ở lứa tuổi nào thì có nguy cơ bị bệnh tim mạch và cần phải bắt đầu chú ý đến việc đề phòng bệnh? Làm thế nào để giảm nguy cơ bệnh tim mạch ở mỗi lứa tuổi khác nhau? (Ngô Nguyên Khánh, 36 tuổi, ngụ Cần Thơ) Ở lứa tuổi nào cũng cần quan tâm tới những biện pháp...