Điều gì sẽ xảy ra với gan của bạn khi uống nhiều soda?
Từ việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì, soda còn ảnh hưởng tiêu cực đến gan và sức khỏe của bạn.
Keri Gans, chuyên gia dinh dưỡng tại thành phố New York cho biết: “Gan hỗ trợ chuyển hóa carbohydrate, protein và chất béo mà chúng ta tiêu thụ, sau đó lưu trữ chúng dưới dạng glycogen, vitamin và khoáng chất để sử dụng sau này. Nó cũng giúp loại bỏ độc tố khỏi nguồn cung cấp máu hoặc làm cho độc tố ít gây hại cho cơ thể hơn.”
Soda thường có chứa chất tạo ngọt được gọi là xi-rô ngô fructose cao (HFCS). HFCS là một chất làm ngọt có đường, nó có hàm lượng fructose cao so với đường thông thường.
Uống nhiều soda có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của gan. Ảnh: NHẬT LINH
Gan là cơ quan chính mà cơ thể sử dụng để xử lý đường fructose. Vì vậy, tác động của soda đối với gan là khá nghiêm trọng. Dưới đây là những tác hại mà soda có thể ảnh hưởng tới gan của bạn mà khoa học đã chứng minh:
Góp phần gây ra bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD)
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) là sự tích tụ thêm chất béo trong tế bào gan mà không phải do rượu gây ra.
Chuyên gia dinh dưỡng Keri Gans cho biết: “Tiêu thụ quá nhiều đường có thể dẫn đến tích tụ chất béo và có hại cho gan.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi tiêu thụ quá nhiều đường, nó sẽ lấn át gan của bạn, biến nó thành chất béo trong gan. Theo Mayo Clinic , các triệu chứng của NAFLD bao gồm mệt mỏi, đau đớn và có thể dẫn đến xơ gan và suy gan.
Có thể dẫn đến viêm gan
Video đang HOT
Soda không chỉ chứa nhiều đường mà còn có thể chứa nhiều xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao, được phát hiện có tác động tiêu cực đến gan.
Một nghiên cứu năm 2020 được thực hiện trên chuột cho thấy, những con chuột được cho ăn xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao trong thời gian dài hơn có dấu hiệu suy giảm hàng rào thành ruột và gan bị viêm. Điều này có thể dẫn đến viêm gan nhiễm mỡ không do rượu và tiến triển thành xơ gan, ung thư gan hoặc suy gan.
Có thể gây ra kháng insulin
Nếu bạn uống nhiều soda, nó cũng có thể dẫn đến kháng insulin. Một nghiên cứu cho thấy những người tiêu thụ 4 đồ uống có đường mỗi ngày với tổng lượng đường từ 40-80 gram chỉ trong 3 tuần có tình trạng kháng insulin trong gan tăng lên. Bên cạnh đó, soda cũng được phát hiện là có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Uống nhiều soda, nó cũng có thể dẫn đến kháng insulin. Ảnh: NHẬT LINH
Xơ gan (sẹo gan)
Theo Mayo Clinic , có nhiều cách mà việc uống quá nhiều nước ngọt có thể dẫn đến xơ gan, đó là sẹo ở gan.
Cụ thể hơn, xơ gan là khi gan của bạn bị thương, dù do bệnh hay do uống nước ngọt và nó cố gắng tự phục hồi. Với tình trạng tổn thương liên tục, ngày càng có nhiều mô sẹo hình thành, khiến gan khó hoạt động và về lâu dài khiến nó không thể phục hồi ở một giai đoạn nhất định.
Uống quá nhiều đồ uống có đường có liên quan đến NAFLD và nguy cơ xơ gan cao hơn 30%, theo Eatthis.
Mật ong có an toàn cho người bị bệnh tiểu đường không?
Tiêu thụ mật ong ở mức vừa phải có thể có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường, nó có tác dụng hạ đường huyết hơn so với đường trắng.
Theo Verywell Health , bệnh tiểu đường là một căn bệnh đặc trưng bởi lượng đường trong máu quá cao. Do đó, những người mắc bệnh tiểu đường phải theo dõi và quản lý lượng carbohydrate của họ để giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Đường là một loại carbohydrate mà nhiều người mắc bệnh tiểu đường được cho là "vượt quá giới hạn" đối với họ. Tuy nhiên, có nhiều loại đường khác nhau và những người mắc bệnh tiểu đường thường thắc mắc rằng, liệu mật ong có tốt hơn cho họ so với đường trắng?
Mật ong là chất ngọt tự nhiên, nó được cấu tạo chủ yếu từ nước và hai loại đường fructose và glucose, chứa khoảng 30% đến 35% glucose và 40% fructose.
Các thành phần còn lại là các loại đường khác và một lượng nhỏ (khoảng 0,5%) vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Mỗi thìa mật ong chứa khoảng 17 gram carbohydrate và 60 calo.
Còn đối với đường trắng truyền thống hoặc đường sucrose, nó được tạo thành từ khoảng 50% glucose và 50% fructose. Một muỗng đường trắng chứa 13 gram carbohydrate, không có vitamin và khoáng chất.
Mật ong có tác dụng hạ đường huyết hơn so với đường trắng. Ảnh: Rapeepong Puttakumwong / Getty
Mật ong ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào?
Mật ong là một loại carbohydrate, được cho là sẽ tác động đến lượng đường trong máu khi tiêu thụ. Tuy nhiên, khi so sánh với các loại đường khác, nó có thể ít ảnh hưởng hơn.
Một nghiên cứu đã quan sát tác động đường huyết của mật ong so với đường glucose ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Họ tiến hành đo lượng đường trong máu của những người tham gia vào một và hai giờ sau khi uống. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng với mật ong, lượng đường trong máu đạt đỉnh điểm sau một giờ, sau đó là sự sụt giảm. Hai giờ sau khi uống mật ong, lượng đường trong máu thấp hơn so với giờ đầu tiên.
Mặt khác, lượng đường trong máu khi tiêu thụ glucose cao hơn so với uống mật ong trong giờ đầu tiên và tiếp tục tăng ngay cả trong giờ thứ hai.
Vì mật ong thể hiện mức đường huyết đỉnh điểm ngắn hơn, nên mật ong có tác dụng hạ đường huyết thấp hơn so với đường glucose. Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm là cần thiết để xác minh tuyên bố này.
Mật ong có nguy cơ đối với người bị bệnh tiểu đường?
Giống như bất kỳ chất tạo ngọt nào khác, mật ong cần được tiêu thụ điều độ, do khả năng làm tăng lượng đường trong máu. Nếu bệnh tiểu đường của bạn không được kiểm soát tốt, tốt nhất bạn nên hạn chế tiêu thụ mật ong.
Vì mật ong ngọt hơn đường trắng nên bạn không cần dùng nhiều để có được độ ngọt như ý. Khi mua mật ong, hãy đảm bảo rằng mật ong là thành phần duy nhất được liệt kê trong sản phẩm, không có thêm đường.
Trong khi mật ong có chứa một số chất dinh dưỡng có lợi khác như vitamin và khoáng chất, bạn cần phải tiêu thụ nhiều hơn mức khuyến cáo để đáp ứng yêu cầu hàng ngày của cơ thể. Tuy nhiên, bạn không nên tiêu thụ một lượng lớn mật ong chỉ để bổ sung đủ vitamin và các loại khoáng chất này.
Cách thưởng thức mật ong an toàn với bệnh tiểu đường
Mật ong vẫn được coi là một loại đường bổ sung trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên, những người mắc bệnh tiểu đường có thể thưởng thức nó một cách an toàn khi tiêu thụ điều độ như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh tổng thể.
Một chế độ ăn giàu chất xơ từ rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và các loại đậu sẽ giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
Hãy ghi nhớ hàm lượng carbohydrate tổng thể trong bữa ăn khi thêm ăn mật ong vào để không lạm dụng quá nhiều sẽ gây tăng đường huyết. Đảm bảo cân bằng bất kỳ bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ nào có chứa mật ong với các thực phẩm bổ dưỡng khác có hàm lượng carbohydrate thấp hơn.
Mật ong ở mức vừa phải có thể có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường, có tác dụng hạ đường huyết hơn so với đường trắng. Tuy nhiên, nếu bạn bị tiểu đường, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thêm mật ong vào chế độ ăn uống của mình.
Nếu bệnh tiểu đường của bạn không được kiểm soát tốt, tốt nhất bạn nên hạn chế mật ong và các loại đường bổ sung khác trong chế độ ăn uống của bạn, theo Verywell Health.
5 thói quen hằng ngày có thể dẫn đến bệnh tiểu đường Đảm bảo rằng bạn không mắc phải những lỗi phổ biến này. Loại bỏ căng thẳng là một trong những cách giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, bệnh tiểu đường là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Mỹ, và nếu bạn...