Điều gì sẽ xảy ra nếu cá mập Megalodon chiến đấu với loài trăn khổng lồ Titanoboa?
Đó là trận đấu mà nhiều người chờ đợi, cuộc đụng độ giữa một trong số những loài động vật to lớn nhất từng lang thang trên Trái Đất.
Trước khi cuộc chiến trong sự tưởng tượng này bắt đầu, chúng ta hãy phân tích số liệu thống kê về hai loài động vật khổng lồ này. Megalodon là một trong những loài săn mồi lớn nhất từng tồn tại trên hành tinh của chúng ta. Những con cá mập này đã từng săn mồi ở các đại dương cách đây 20 triệu năm, nhưng chúng đã tuyệt chủng từ 3,6 triệu năm trước.
Khi phát triển đến chiều dài 18 m – dài gấp ba lần so với cá thể cá mập trắng lớn nhất từng được ghi nhận. Loài cá mập Megalodon sẽ sở hữu chiếc hàm đồ sộ với rộng 3 m và có khoảng 276 chiếc răng bên trong. Theo đó, lực cắn của nó đủ mạnh để nghiền nát một chiếc ô tô phổ thông.
Megalodon ( Otodus megalodon) được biết đến chủ yếu trong hồ sơ hóa thạch bởi những chiếc răng khổng lồ, tồn tại hàng triệu năm, rất lâu sau khi bộ xương sụn của nó phân hủy thành hư không. Chính từ những chiếc răng khổng lồ, to bằng bàn tay của bạn, mà các nhà khoa học ước tính được kích thước của con quái vật khổng lồ, với bộ hàm mà bạn có thể dễ dàng đứng bên trong mà vẫn còn trống chỗ.
Trong khi đó, trăn Titanoboa lại sống trong Kỷ Paleocen, và loài động vật khổng lồ này đã tuyệt chủng cách đây 56 triệu năm. Sau khi khủng long tuyệt chủng, trăn Titanoboa trở thành một trong những kẻ săn mồi hàng đầu trên cạn.
Với chiều dài trung bình 13 m và nặng khoảng 1,25 tấn, loài trăn này có thể đi lang thang khắp mọi nơi mà không phải sợ bất cứ loài vật nào.
Trên thực tế, cả trăn Titanoboa và cá mập Megalodon đều phát triển mạnh ở vùng khí hậu ấm. Nhưng Megalodon sống ở đại dương và Titanoboa lại lang thang ở các khu rừng rậm. Do đó cuộc chiến này không thể diễn ra một cách tự nhiên mà chỉ có thể được thực hiện thông qua so sánh mà tưởng tượng của con người.
Titanoboa, loài trăn lớn nhất mà con người từng biết tới. Khi so sánh kích thước và hình dáng cột sống hóa thạch của chúng với các loài rắn và trăn hiện đại, các nhà nghiên cứu ước tính rằng cơ thể của chúng khi trưởng thành có thể dài hơn 15m và nặng khoảng 1,25 tấn, nặng gấp 10 lần một con trăn Anaconda trưởng thành ngày nay.
Video đang HOT
Khứu giác tuyệt vời của Megalodon có thể phát hiện ra sự xuất hiện của Titanoboa. Hoặc, nó có thể sử dụng cơ quan cảm thụ điện phát hiện điện trường, năng lượng mà con Titanoboa tạo ra. Khả năng này có thể cho phép cá mập Megalodon có lợi thế để tấn công trước.
Tuy nhiên trăn Megalodon cũng không kém cạnh, loài vật máu lạnh này có một vài mánh khóe đặc biệt. Titanoboa có thể rình rập con mồi bằng cách ẩn nấp trong nước hoặc giữa các tán cây và chờ đợi thời điểm hoàn hảo để tấn công, có thể mất nhiều ngày.
Các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích được lí do gì đã khiến cho loài trăn này có kích thước to lớn đến vậy nhưng có nhiều suy đoán cho rằng vào thời kì Paleocene khu vực Colombia là một khu vực nhiệt đới nóng ấm với mực nhiệt độ trung bình là 32 độ C. Chính khí hậu ấm áp của Trái Đất thời kì đó đã cho phép các loài trăn, rắn máu lạnh có được kích thước to lớn hơn so với những người họ hàng của chúng ngày nay.
Nếu Megalodon bơi ngay phía bên dưới, trăn Titanoboa có thể tấn công trước khi cá mập biết thứ gì đã tấn công nó. Và khi Megalodon quẫy đạp xung quanh, những chiếc răng của Titanoboa sẽ hoạt động như những chiếc móc thịt và ăn sâu hơn vào cơ thể của con cá mập khổng lồ này.
Tiếp theo, Titanoboa sẽ quấn chặt lấy con mồi và siết chặt, cố gắng bóp nghẹt sự sống của Megalodon. Với áp suất hơn 276 kilopascal (400 psi), Titanoboa có thể đè bẹp Megalodon.
Nhưng cá mập không có phổi. Chúng có mang hấp thụ oxy từ nước. Và mặc dù hàm của con trăn khổng lồ đó mở rộng tới 1,8 m, nhưng nó không đủ để nuốt trọn con quái vật sống dưới nước này.
Titanoboa phải nghiền nát Megalodon và làm sụp đổ các cơ quan của nó hoặc chặn các lỗ mang của nó. Nếu con trăn có thể kéo con cá mập xuống vùng nước nông, cuộc chiến này sẽ kết thúc với kẻ thắng cuộc là Titanoboa.
Mặc dù bộ xương megalodon có thể không có trong hồ sơ hóa thạch, nhưng răng của chúng lại có rất nhiều. Những con quái vật khổng lồ sống cách đây từ 23 triệu đến khoảng 3,6 triệu năm, thống trị đại dương. Cá mập liên tục rụng và mọc lại răng trong suốt cuộc đời của chúng. Một con megalodon có tới 276 chiếc răng trong miệng vào bất kỳ thời điểm nào.
Nhưng ở vùng nước sâu hơn, Megalodon có thể tấn công tốc độ cao và tấn công từ bên dưới. Con cá mập hung dữ này sẽ sử dụng bộ hàm chết chóc của mình để làm tê liệt và vô hiệu hóa Titanoboa, đồng thời lắc mạnh cơ thể của Titanoboa. Trong khoảnh khắc, những chiếc răng sắc như dao cạo ấy sẽ xẻ đôi con trăn khổng lồ.
Trận chiến giữa hai gã khổng lồ này sẽ phụ thuộc vào việc ứng cử viên nào tìm thấy đối thủ của mình trước. Đó sẽ là một bài kiểm tra về sự kiên nhẫn và sức mạnh hoang dã giữa những con vật khổng lồ. Nhưng vì những con quái vật này không sống cùng thời điểm nên chúng ta sẽ không bao giờ biết chắc trận đấu này sẽ diễn ra như thế nào.
Top động vật có lực cắn mạnh nhất hành tinh: Số 10 gây sốc!
Tính cả đang sống và đã tuyệt chủng, những loài động vật có lực cắn mạnh nhất thế giới sau đây sẽ khiến bạn phải run rẩy.
1. Trong số động vật đã tuyệt chủng, lực cắn của khủng long bạo chúa (Tyrannosaurus rex) xếp hàng đầu (35.000 N) khi chúng sống trên Trái Đất từ 66 đến 68 triệu năm trước.
2. Cá mập khổng lồ Megalodon (Otodus megalodon) thống trị đại dương cách đây 3,6 - 15 triệu năm có lực cắn lên tới 182.200 N. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều câu hỏi xoay quanh việc cá mập có thể đánh bại khủng long hay không. Rất khó so sánh chúng với nhau bởi cấu tạo hàm và số lượng răng của hai loài rất khác biệt.
3. Cú cắn của loài chó có thể được xem như là một trong những cú cắn của động vật có lực cắn mạnh nhất. Lực cắn của loài động vật này trung bình rơi vào khoảng 60kg/cm2. Nhưng với những giống chó như Pitbull, ngao Tạng, ngao Ý... lực cắn của chúng sẽ rơi vào khoảng 228kg/cm2, đủ sức nghiền nát xương.
4. Đại diện của biển cả là cá mập trắng khổng lồ có lực cắn 300kg/cm2. Chỉ nhìn vào hàm răng sắc lạnh của chúng cũng có thể khiến chúng ta run rẩy sợ hãi.
5. Trong tự nhiên hoang dã, lực cắn của đại bàng còn lớn hơn cả cá mập. Đại diện chim săn mồi này có mỏ rất cứng và cơ hàm cực khỏe, có thể tạo lực cắn lên tới 320kg/cm2.
6. Loài linh trưởng như khỉ đột cũng khiến nhiều người bất ngờ khi biết nó có hàm răng cực khỏe với lực cắn của nó được ghi nhận lên tới 590kg/cm2.
7. Hải mã là loài vật khổng lồ có lực cắn thật sự kinh hoàng, lên tới 800kg/cm2. Đây là một trong những loài vật có lực cắn mạnh nhất thế giới.
8. Cá voi sát thủ vốn nổi tiếng là kẻ săn mồi hung dữ nhất đại dương. Dĩ nhiên là loài động vật này có lực cắn kinh hoàng, được ghi nhận là 1 tấn/cm2.
9. Loài vật được ghi nhận có lực cắn mạnh nhất trong vương quốc động vật là cá sấu sông Nile với lực cắn lên tới 2,6 tấn/cm2.
10. Tuy nhiên, không phải mọi động vật có lực cắn lớn đều khổng lồ và có răng nhọn. Một số loài thậm chí không phải động vật ăn thịt. Chim sẻ đất lớn Galapagos (Geospiza magnirostris) có lực cắn mạnh nhất so với kích thước, theo nghiên cứu năm 2019 trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B.
Loài chim này chỉ nặng 33 g nhưng mỏ của chúng có thể cắn vỡ hạt với lực 70 N, gấp 320 lần lực cắn của T. rex theo tương quan kích thước. So với chúng, lực cắn lớn nhất của con người chỉ vào khoảng 1.000 N.
Clip: Ăn thịt gia súc, trăn khổng lồ dài hơn 7 mét bị dân tóm sống Sau khi ăn thịt gia súc, con trăn khổng lồ dài hơn 7 mét đã bị người dân tóm gọn rồi khiêng về làng. Đoạn clip được ghi lại tại huyện Maros của tỉnh Nam Sulawesi, Indonesia. Cụ thể, một nhóm người đàn ông đang buộc con trăn khổng lồ vào một khúc cây rồi di chuyển nó ra khỏi rừng. Con trăn...