Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn truy cập những website hiện đại bằng kết nối quay số và những phần mềm từ 3 thập kỷ trước?
Khoảng 30 năm trước, việc truy cập Internet không phải lúc nào cũng dễ dàng và nhanh chóng như hiện nay, và nó thực sự đòi hỏi sự kiên nhẫn cao độ từ phía người dùng.
Với sự phát triển của mạng không dây hiện nay, việc truy cập vào Internet đã trở nên nhanh chóng, tiện lợi và dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, chỉ khoảng 3 thập kỷ trước thôi, đó lại là cả 1 quá trình cồng kềnh và tốn rất nhiều thời gian, thông qua hình thức có tên là dial-up connection (tạm dịch: kết nối quay số).
Đó là thời kỳ mà máy tính và Internet vẫn còn khá thô sơ và không thực sự tốc độ như ngày nay. Ngay cả việc bật máy tính thôi cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn cao độ từ phía người. Và trong lúc chờ đợi máy tính khởi động từ đĩa mềm, chúng ta hoàn toàn có thể tự pha cho mình 1 cốc cà phê, hay thậm chí là đi tắm cho thật sảng khoái.
Còn nếu muốn lên mạng, chúng ta lại cần một đường dây điện thoại chuyên dụng, nếu không, chỉ 1 cuộc gọi đến thôi cũng có thể làm gián đoạn quá trình kết nối và buộc chúng ta phải lặp lại toàn bộ quá trình quay số. Lướt web cũng mất rất nhiều thời gian trong những ngày sơ khai của Netscape và Microsoft Explorer.
Ngày nay, công nghệ đã thay đổi và tiến bộ đến mức độ mà những đứa trẻ 90 năm nào cũng không khỏi giật mình khi nhìn lại. Nhằm sống lại những ngày tháng “chày cối” đó, YouTuber Gough Lui đã quyết định tìm cách truy cập Internet bằng kết nối quay số vào năm 2020 để xem rằng liệu những trang web hiện đại ngày nay khi ngược dòng thời gian thì sẽ có giao diện như thế nào.
Gough cần sử dụng miniProxy để có thể kết nối đến những trang web hiện đại.
Trên trang blog của mình, Gough có viết: ” Internet đã trở thành 1 phần quan trọng trong cuộc sống thường nhật của chúng ta. Tuy nhiên, cách mà chúng ta trải nghiệm nó hiện nay, thông qua kết nối băng thông rộng, tốc độ cao, không phải là những gì mà tôi đã trải qua trong thời thơ ấu. Vào cuối những năm 90, đầu những năm 2000, tôi từng lên mạng từ chiếc máy tính Pentium 133MHz non-MMX, 48MB RAM và chạy Windows 98SE (và sau này là Windows 2000 Professional) của mình. Bản thân trải nghiệm này cho thấy rằng, ở thời điểm đó, việc “lúc nào cũng phải có mặt trên Internet” không phải là 1 điều quá cần thiết“.
Để 1 lần nữa được trải nghiệm lại cảm giác truy cập Internet bằng kết nối quay số, Gough đã dùng một cỗ máy có cấu hình cũng khá cổ, với CPU Intel Pentium I 100 MHz, 32MB RAM, ổ cứng Fujitsu 2.6GB, đĩa mềm Sony 3.5-inch và modem 56k. Các phầm mềm mà anh sử dụng bao gồm Microsoft Windows 98SE, Netscape Communicator 4.8 và Microsoft Internet Explorer 5.5.
Tốn đến 3 phút 27 giây, Gough mới có thể tải về 1 file .exe
Cụ thể quá trình trải nghiệm độc đáo này diễn ra như thế nào, bạn có thể theo dõi trong đoạn video dưới đây:
Anh chàng YouTuber giúp người xem sống lại cảm giác truy cập Internet bằng kết nối quay số đầu những năm 2000.
Anonymous tấn công website Bộ Quốc phòng Nga, lấy nhiều dữ liệu
Địa chỉ email, mật khẩu và số điện thoại các quan chức Bộ Quốc phòng Nga bị Anonymous đánh cắp sau khi tấn công website của cơ quan này.
Trong đoạn tweet đăng lúc 2h57 ngày 26/2 (giờ Việt Nam), Anonymous tuyên bố đã tấn công website của Bộ Quốc phòng Nga. Dữ liệu bị đánh cắp gồm số điện thoại, email và mật khẩu đăng nhập tài khoản của một số quan chức.
Trên một tài khoản Twitter khác, Anonymous còn chia sẻ đường dẫn tải về cơ sở dữ liệu. Tuy nhiên bài viết đã bị xóa do vi phạm chính sách, đường dẫn đến website chứa dữ liệu cũng không còn tồn tại.
Dưới bài viết, nhiều tài khoản thảo luận cách sử dụng các địa chỉ email để gửi thư "rác", đăng ký tài khoản một số website nhằm bôi xấu chính quyền Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Nhóm hacker Anonymous tuyên bố "chiến tranh mạng" chống lại chính quyền ông Putin.
Trước đó vài tiếng, Anonymous cho biết website của Bộ Quốc phòng Nga đã bị "sập", khi truy cập sẽ nhận lỗi HTTP Error 418. Đến hiện tại, trang web vẫn chưa hoạt động.
"Gửi đến hacker toàn thế giới: hãy nhắm mục tiêu vào Nga dưới danh nghĩa #Anonymous để họ biết chúng tôi sẽ không tha thứ, chúng tôi không quên", nhóm hacker khét tiếng cho biết.
Trước đó, Anonymous đã tuyên bố "chiến tranh mạng" chống lại chính phủ Nga sau khi ông Putin phát động tấn công Ukraine. "Tập thể Anonymous chính thức tham gia chiến tranh mạng chống lại chính phủ Nga" là nội dung đoạn tweet, chứa các hashtag #Anonymous và #Ukraine.
Nhóm hacker khét tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công website Bộ Quốc phòng Nga.
Anonymous đã đánh sập website kênh truyền hình RT do Nga hậu thuẫn bằng kỹ thuật tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS). Vài giờ sau, trang web hoạt động bình thường. Các bài đăng trên Twitter của nhóm tin tặc có quan điểm đứng về phía Ukraine. Chính phủ Ukraine kêu gọi các nhóm "hacker ngầm" bảo vệ cơ sở hạ tầng và do thám quân đội Nga.
Nga cũng bị cáo buộc liên quan đến những cuộc tấn công mạng nhắm vào Ukraine. Theo Cyber News, Đội Phản ứng Máy tính Khẩn cấp (CERT) tại Ukraine cho biết tin tặc đã sử dụng email và mật khẩu bị đánh cắp, đột nhập tài khoản các binh sĩ Ukraine để gửi thông điệp tiêu cực.
Trong khi đó, nhóm tội phạm mạng Conti tại Nga, chuyên dùng mã độc tống tiền (ransomware) để xâm nhập các máy tính tại Mỹ và châu Âu, cho biết sẽ tấn công bất cứ ai đáp trả Nga, tuyên bố "hoàn toàn ủng hộ" chính quyền của ông Putin, Reuters đưa tin.
Đây không phải lần đầu Anonymous tuyên chiến. Ngày 15/2, nhóm tin tặc đăng tải video tuyên bố tấn công các hệ thống điều khiển công nghiệp của Nga làm con tin nếu căng thẳng Ukraine leo thang. Tháng 6/2021, Anonymous đã đưa Elon Musk vào "tầm ngắm", cho rằng vị tỷ phú dùng danh tiếng để thao túng thị trường tiền mã hóa, đặc biệt là Bitcoin.
Hoạt động từ năm 2003, Anonymous được xem là nhóm tin tặc lớn, nổi tiếng nhất. Nhóm này lấy biểu tượng mặt nạ Guy Fawkes theo phong cách được miêu tả trong tiểu thuyết và phim V for Vendetta. Anonymous đã tấn công vào hệ thống máy tính của nhiều tập đoàn đa quốc gia như PayPal, Mastercard, Visa và một số thành phố lớn.
Anonymous từng đạt đỉnh cao nổi tiếng vào cuối thập niên 2000. Đến năm 2011, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đột nhập vào nhóm và bắt giữ các thành viên chủ chốt có biệt danh LulzSec.
Kể từ đó, quy mô và tần suất các đợt tấn công của Anonymous giảm mạnh, khiến nhiều người cho rằng nhóm hacker này đã lụi tàn. Tuy nhiên, Anonymous vẫn thỉnh thoảng hoạt động trên Twitter.
Internet tại Ukraine bị gián đoạn Trang The Verge đưa tin tình trạng mất kết nối Internet đang liên tục xảy ra tại nhiều khu vực ở Ukraine. Hiện tại, những vấn đề chủ yếu tập trung ở Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine, nằm ở phía đông bắc quốc gia này, cách biên giới Nga khoảng 25 km. Dự án Phát hiện và Phân tích sự...