Điều gì sẽ xảy ra khi ‘rán’ trứng giữa trời lạnh giá ở Hokkaido
Bạn đã bao giờ thử ‘ rán trứng’ giữa thời tiết mùa đông lạnh giá tuyết rơi dày đặc hay chưa?
Rán trứng khi trời nóng là thử thách nhiều người thực hiện để kiểm tra nhiệt độ ngoài trời
Thử thách rán trứng thường được mọi người đưa ra để thử khi nhiệt độ nắng nóng vào mùa hè nhưng ít ai biết ở khu vực lạnh giá như Hokkaido, Nhật Bản, người ta đố nhau trải nghiệm rán trứng ngoài trời.
Hokkaido là tỉnh nằm phía cực Bắc của Nhật Bản. Lượng tuyết rơi hàng năm ở đây rất nhiều. Khi thời tiết vào khoảng giữa mùa đông, nhiệt độ giảm xuống mức thấp nhất có thể nhưng ở Nhật Bản, vùng cực bắc Hokkaido là một trong những khu vực lạnh giá nhất trên thế giới. Nhiệt độ vùng Hokkaido xuống dưới âm 27 độ C.
Kết quả khi rán trứng ngoài trời lạnh giá
Khi nhiệt độ xuống thấp, người ta đã cùng nhau thử nghiệm khi đập một quả trứng cho vào trong chảo đặt lên trên nền tuyết trắng khi thời tiết cực lạnh giá và chờ đợi vài phút xem điều gì sẽ xảy ra.
Đầu tiên có thể thấy một làn khói bốc lên từ từ như thể trứng đang nóng lên. Sau 10 phút lòng đỏ và lòng trắng chuyển sang màu giống như đã chín. Nhưng trên thực tế không phải trứng chín mà là bị đóng băng đông cứng, cứng như đá và dính chặt vào chảo.
Tất nhiên chuyện trứng bị đóng băng có thể dự đoán được nhưng cách trứng phản ứng như thể đang được rán khá thú vị.
Video thu hút sự chú ý của cư dân mạng, mọi người bình luận rằng qua thử thách có thể thấy được sự khắc nghiệt của mùa đông ở vùng cực bắc Hokkaido. ‘Ở Hokkaido sử dụng tủ lạnh để giữ ấm’, ‘Thú vị đấy giống như thí nghiệm khoa học vậy’, … cư dân mạng bình luận.
Thời tiết lạnh giá trong mùa đông diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới và cũng xuất hiện nhiều thí nghiệm thú vị cho thấy nhiệt độ xuống thấp kỷ lục. Trước đó, thí nghiệm sử dụng quả chuối đông lạnh để đóng đinh vào gỗ đã được lan truyền trên mạng xã hội, khiến cộng đồng mạng vô cùng thích thú.
Video đang HOT
Ở Nhật Bản cũng như một số khu vực Yakutia, Nga người ta thử dùng chuối để đóng đinh. Thời tiết lạnh giá làm cho chuối đóng băng đông cứng đến độ có thể dùng làm dụng cụ để đóng đinh lên ván gỗ.
Vào mùa đông, trẻ hay bị cảm lạnh nhưng không phải do nhiễm lạnh, có 4 nguyên nhân sau mà cha mẹ ít chú ý
Dù mẹ có chăm sóc kỹ càng đến mấy thì trẻ nhỏ trong mấy năm đầu đời vẫn thường xuyên bị ốm vặt do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, đặc biệt là trong thời tiết mùa đông lạnh giá.
Tâm lý chung của ông bà, cha mẹ khi chăm sóc trẻ nhỏ là phải mặc thật ấm cho trẻ trong những ngày lạnh. Chỉ cần chớm đông, bên ngoài vẫn nắng chói chang nhưng khi đưa trẻ ra ngoài, mọi người trong nhà đều nhắc nhở "Mặc thêm cho con cái áo vào" để yên tâm rằng bé không bị nhiễm lạnh và không bị cảm lạnh vì lạnh.
Song thực tế là có khi trẻ vừa mặc được cái áo vào đã đổ mồ hôi. Có những bé mặc phong phanh hơn cả người lớn nhưng mùa đông vẫn ra mồ hôi thường xuyên khi chạy nhảy. Và đây chính là sai lầm của bố mẹ, người chăm sóc trẻ. Rất nhiều trường hợp trẻ bị cảm lạnh vì mặc quá nhiều lớp quần áo, mồ hôi đổ ra làm ướt quần áo thấm ngược trở lại.
Người lớn thường lo lắng và mặc cho trẻ thật nhiều quần áo khi trời lạnh (Ảnh minh họa).
Ngoài yếu tố thời tiết thì có 4 nguyên nhân sau khiến trẻ dễ bị cảm lạnh mà cha mẹ lại chưa mấy để ý đến:
1. Không thay quần áo khi trẻ ra mồ hôi
Với người lớn, mùa hè nóng bức mới khiến trẻ ra mồ hôi nhiều nhưng trẻ em thì khác. Vào mùa đông, nhiệt độ trong phòng và ngoài trời có sự chênh lệch lớn, trẻ thường ra mồ hôi khi chạy nhảy, nô đùa cả trong nhà và ngoài trời. Khi ấy, nếu không thay quần áo kịp thời, không lau khô mồ hôi, cộng với một chút gió lạnh ùa vào sẽ khiến trẻ dễ bị cảm lạnh.
Bởi thế, càng những ngày lạnh, bố mẹ càng cần kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên. Mặc nhiều lớp quần áo lại càng phải kiểm tra xem lớp trong cùng có bị ướt mồ hôi hay không.
2. Mặc quá nhiều quần áo ấm
Chẳng lạ gì cảnh bố mẹ hay mặc cho trẻ lớp trong lớp ngoài, hết áo len dầy đến áo khoác to sụ trong những ngày lạnh.
Mặc nhiều quần áo có thể giúp người lớn ấm áp, tránh bị cảm lạnh nhưng trẻ con thì ngược lại. Đứa trẻ nào cũng tràn đầy năng lượng và thích vui chơi, chạy nhảy nên dễ đổ mồ hôi. Trong khi đó, người lớn lại chủ quan không kiểm tra và thay quần áo cho trẻ thường xuyên mỗi khi ra mồ hôi. Vì thế, trẻ hay phải mặc quần áo ẩm trong mùa đông mà bố mẹ không hay biết. Đó chính là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị cảm lạnh.
3. Phòng ngủ không thông gió
Ngay khi những cơn gió mùa đầu tiên ghé thăm, các bậc phụ huynh hay có tâm lý cẩn thận "niêm phong" con trong phòng, đóng kín các cửa từ cửa sổ đến cửa chính để tránh gió lạnh lùa vào. Khi cửa sổ không được thông gió thường xuyên, nó sẽ làm không khí trong nhà không được lưu thông, vi khuẩn, vi rus sinh sôi và trú ngụ ngay trong nhà.
Đặc biệt vào những ngày lạnh, nồm ẩm, không gian sống ẩm thấp, không khí lưu thông kém tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và là nguyên nhân trực tiếp khiến trẻ bị ốm bệnh.
4. Đưa trẻ đến nơi đông người
Mùa đông cũng là giai đoạn bệnh cúm mùa hoành hành. Đặc biệt ở những nơi đông người, không khí lưu thông kém như siêu thị, khu vui chơi trong nhà..., sau một tiếng ho hay cái hắt xì chính là lúc mầm bệnh phát tán ra không gian, trẻ ở trong không gian đó với hệ miễn dịch thấp nên dễ dàng bị lây bệnh.
Vào mùa đông, khi đưa trẻ đến nơi đông người cần đeo khẩu trang cẩn thận, đó chính là cách phòng bệnh hiệu quả. Khi ra ngoài hay đi học về, bố mẹ nên nhắc nhở trẻ rửa tay với xà phòng.
Trẻ dễ dàng bị lây bệnh ở nơi đông người (Ảnh minh họa).
Làm thế nào để không bị cảm lạnh trong mùa đông?
1. Hình thành thói quen rửa tay thường xuyên và nhà cửa thông thoáng
Như trên đã nói, thời tiết mùa đông thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nên bố mẹ cần đặc biệt lưu ý vấn đề rửa tay cho trẻ thường xuyên. Nên hình thành thói quen này từ nhỏ, cho trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và mỗi khi đi ra ngoài về nhà.
Ngoài ra, việc duy trì không gian sống trong lành, sạch sẽ cũng quan trọng không kém. Dù trời lạnh, bố mẹ vẫn nên thỉnh thoảng mở cửa sổ để không khí lưu thông và vi khuẩn thoát ra ngoài.
2. Vận động và tập thể dục
Nên cho trẻ vận động, tập thể dục ngoài trời ngay cả khi trời lạnh (Ảnh minh họa).
Tập thể dục có thể nâng cao khả năng miễn dịch của con người và giúp trẻ khỏe mạnh, ít ốm bệnh.
Bố mẹ có thể sắp xếp cho con đi chơi thể thao ngoài trời, ví dụ như chạy, đạp xe vào những lúc trời có nắng, nhiệt độ ngoài trời ấm áp trong ngày.
3. Ăn uống điều độ
Để trẻ lớn lên khỏe mạnh, ngoài tiêm chủng đầy đủ, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ chính là cách tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Tuy nhiên, các chuyên gia không khuyến cáo bổ sung các loại thuốc bổ hay vitamin tăng cường sức đề kháng mà nên duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối, bổ sung thêm vitamin để giúp trẻ xây dựng sức đề kháng tự nhiên.
4. Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ khỏe mạnh là cách tăng khả năng miễn dịch (Ảnh minh họa).
Vấn đề này đặc biệt quan trọng nhưng chưa được cha mẹ thực sự quan tâm. Ngủ đủ giấc cũng là một cách để tăng khả năng miễn dịch. Đặc biệt đối với trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn, thiếu ngủ dễ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ và làm suy giảm chức năng miễn dịch của trẻ.
Tóm lại: ngủ đủ giấc, ăn uống điều độ và tập thể dục hợp lý, đây là những tiền đề cơ bản nhất cho sức khỏe của trẻ. Các bậc phụ huynh chỉ cần thực hiện những việc này đều đặn, lâu dài và thường xuyên sẽ giúp trẻ khỏe mạnh, ít ốm bệnh không chỉ trong mùa đông mà trong tất cả các mùa khác trong năm.
Người Nhật sợ đẻ trong đại dịch Số trẻ em chào đời trong năm 2021 dự kiến dưới 800.000, do nhiều gia đình lo sợ lây nhiễm Covid-19 khi đến bệnh viện khám thai và áp lực tài chính. Theo Bộ Y tế, nước này có khoảng 848.000 ca sinh trong năm 2020, ít hơn 17.000 ca so với năm 2019, thấp nhất kể từ lần thu thập dữ liệu...