Điều gì khiến nCoV lây nhiễm nhanh hơn?
Béo phì, tuổi tác và tình trạng bệnh là các yếu tố làm tăng số lượng giọt bắn khi thở, từ đó làm tăng mức độ lây nhiễm nCoV.
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học của Đại học Harvard, Đại học Tulane, MIT và Bệnh viện Đa khoa Massachusetts. Kết quả công bố trên Proceedings of the National Academy of Sciences đầu tháng 2.
Các chuyên gia phát hiện yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác nằm ở số lượng các giọt bắn, dịch tiết hô hấp. Việc tạo ra các giọt bắn trong hơi thở xảy ra do lực của các luồng khí trong đường hô hấp khi chúng ta thở, nói, ho và hắt hơi. Tuổi tác, béo phì và mức độ nhiễm nCoV đều tương quan với xu hướng sản xuất ra các giọt bắn. Tuy nhiên không có bất kỳ mối liên hệ nào giữa giới tính và lượng hạt thở ra, do vậy nam hay nữ đều lây truyền nCoV như nhau.
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu quan sát trên 194 tình nguyện viên từ 19 đến 66 tuổi sống ở Bắc Carolina Michigan và thử nghiệm trên động vật linh trưởng. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, các hạt khí dung thở ra rất khác nhau giữa các đối tượng. Những người lớn tuổi với chỉ số khối cơ thể (BMI) cao và mức độ nhiễm nCoV nặng có số lượng giọt bắn thở ra cao gấp ba lần những người khác trong nhóm nghiên cứu.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu chia các tình nguyện viên thành các nhóm khác nhau, nhóm “siêu lây nhiễm” có lượng giọt bắn hơn 156 giọt trên một lít không khí và nhóm “phát tán thấp” có lượng giọt bắn ít hơn. Có 35 người (18%) chiếm 80% lượng khí dung thở ra của nhóm, phản ánh sự phân bố lan rộng của hạt khí dung.
David Edwards, Phó khoa Kỹ thuật sinh học tại Trường Kỹ thuật và Khoa học Ứng dụng Harvard cho biết: Những người trẻ tuổi và người có chỉ số BMI bình thường có xu hướng tạo ra ít giọt bắn hơn so với những người lớn tuổi và béo phì. Kết quả cũng cho thấy rằng một khi bị nhiễm Covid-19 có thể có nguy cơ sinh ra số lượng lớn các giọt bắn.”
Phát hiện cho thấy việc đánh giá định lượng và kiểm soát lượng khí dung thở ra có thể giúp làm chậm sự lây lan Covid-19, trong trường hợp không có vaccine hiệu quả và phổ biến rộng rãi.
Giáo sư Chad Roy, Khoa Vi sinh và Miễn dịch học tại Trường Y Tulane cho biết: “Chúng tôi đã quan sát thấy những hiện tượng tương tự ở các loài linh trưởng. Có vẻ như việc nhiễm virus và vi khuẩn trong đường thở sẽ làm suy yếu chất nhầy trong đường thở theo những cách tương tự và thúc đẩy sự di chuyển luồng không khí bị nhiễm virus ra ngoài.
Các tác giả cho rằng thông qua việc phục hồi chức năng chất nhầy niêm mạc đường thở và theo dõi số lượng hạt khí dung thở ra có thể là chiến lược quan trọng trong việc kiểm soát sự lây truyền Covid-19 và các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp khác, bao gồm cả bệnh lao và bệnh cúm.
Anh sắp thử nghiệm phơi nhiễm nCoV
Anh sẽ cho các tình nguyện viên phơi nhiễm nCoV để tìm hiểu thêm về virus, sau khi cơ quan y đức của nước này cho phép triển khai thử nghiệm.
Anh ngày 17/2 trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép tình nguyện viên tiếp xúc với nCoV để thúc đẩy nghiên cứu y tế về đại dịch. Thử nghiệm sẽ bắt đầu trong vòng một tháng tới, 90 tình nguyện viên khỏe mạnh 18-30 tuổi sẽ phơi nhiễm nCoV trong môi trường được kiểm soát, Bộ Kinh doanh, Năng lượng và Chiến lược Công nghiệp Anh ra thông cáo ngày 17/2.
Một nhân viên tại cơ sở y tế ở Anh hồi năm ngoái. Ảnh: hVIVO .
Thử nghiệm nhằm xác định lượng virus nhỏ nhất cần thiết để gây lây nhiễm, thăm dò phản ứng miễn dịch của cơ thể và tìm hiểu cách virus lây từ người sang người.
Những người tham gia sẽ được giám sát chặt chẽ bởi các bác sĩ và nhà khoa học 24/7. Nhóm nghiên cứu cho biết thêm rằng virus được sử dụng sẽ là loại đã lây lan ở Anh vào năm ngoái chứ không phải là biến thể mới xuất hiện gần đây. Chính quyền Anh cấp ngân sách 46,6 triệu USD cho thử nghiệm này.
Thử nghiệm được kỳ vọng giúp các bác sĩ hiểu rõ hơn về Covid-19, như phản ứng miễn dịch cần thiết để chống lại virus, giúp hỗ trợ phát triển vaccine và phương pháp điều trị. Những người muốn tham gia được yêu cầu đăng ký qua trang web UK Covid Challenge.
"Mặc dù đã có những tiến bộ rất tích cực trong việc phát triển vaccine, chúng tôi muốn tìm ra những loại vaccine tốt nhất và hiệu quả nhất để sử dụng lâu dài". Bộ trưởng Kinh doanh Kwasi Kwarteng cho biết. Ông nói rằng nghiên cứu sẽ "giúp các nhà khoa học nâng cao hiểu biết về cách nCoV tác động đến con người và cuối cùng có thể thúc đẩy phát triển nhanh chóng vaccine".
Chính quyền Anh cho biết các cơ sở nghiên cứu lâm sàng của họ được thiết kế đặc biệt để lưu trữ virus một cách an toàn. Sau khi giai đoạn đầu của nghiên cứu kết thúc, vaccine đã được chứng minh là an toàn trong các thử nghiệm lâm sàng có thể được cung cấp cho một lượng nhỏ tình nguyện viên đã tiếp xúc với nCoV, nhằm giúp xác định vaccine hiệu quả nhất.
"Mục đích cuối cùng của chúng tôi là xác định loại vaccine và phương pháp điều trị nào hiệu quả nhất trong việc đánh bại căn bệnh này, nhưng chúng tôi cần sự hỗ trợ của tình nguyện viên", nghiên cứu viên chính Chris Chiu, từ Đại học Hoàng gia London, cho biết.
Anh, một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới bởi Covid-19 với hơn 118.000 ca tử vong, là quốc gia phương Tây đầu tiên bắt đầu chiến dịch tiêm chủng. Họ đạt cột mốc quan trọng vào cuối tuần trước khi 15 triệu người có nguy cơ cao đã được tiêm mũi đầu tiên. Chính phủ nhắm mục tiêu tiêm thêm cho 17 triệu người vào cuối tháng 4, gồm tất cả người ngoài 50 tuổi.
Vaccine Covid-19 AstraZeneca làm giảm lây truyền nCoV Một nghiên cứu của Đại học Oxford cho thấy vaccine Covid-19 AstraZeneca giảm đáng kể khả năng lây nhiễm nCoV ở những người được tiêm trong ba tháng. Theo báo cáo được Đại học Oxford công bố trên tạp chí Lancet ngày 3/1, vaccine Covid-19 do trường đại học này phối hợp với AstraZeneca phát triển có thể mang lại "tác dụng đáng...