Điều gì khiến cổ phiếu Sacombank của đại gia Dương Công Minh vẫn trầy trật trong năm 2019?
Trong năm 2019, cổ phiếu STB có vài đợt sóng nhưng không lớn, vẫn dao động xung quanh mệnh giá 10.000 đồng/cp. Điều gì khiến cổ phiếu này cứ mãi èo uột như vậy?
Tính trong vòng 1 năm trở lại đây, cổ phiếu STB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, STB) giảm gần 20% khi giao dịch tại vùng giá 9.950 đồng/cp của phiên 19/12.
Trong năm 2019, cổ phiếu STB có vài đợt sóng nhưng không lớn, vẫn dao động xung quanh mệnh giá 10.000 đồng/cp.
Sau 4 phiên đỏ điểm và đứng giá, cổ phiếu STB bật tăng trở lại trong phiên ngày 19/12 có lẽ nhờ thông tin hỗ trợ từ việc ước tình hình kinh doanh khả quan cả năm 2019.
Cụ thể, Sacombank dự kiến lợi nhuận 2019 đạt 3.180 tỷ đồng, vượt 20% so với kế hoạch đã cam kết với đại hội đồng cổ đông, và cao hơn gần 1.000 tỷ so với thực hiện trong năm 2018.
Tổng tài sản của ngân hàng đến cuối năm 2019 đạt 457 ngàn tỷ đồng, huy động vốn đạt 413 ngàn tỷ đồng, cho vay hơn 296 ngàn tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống còn 1,75%.
Ngoài ra, Chủ tịch Dương Công Minh cũng tiết lộ trong buổi kỷ niệm 28 năm thành lập vừa qua rằng, hoạt động quản trị rủi ro của Sacombank đã phù hợp với chiến lược phát triển cũng như với định hướng của Ngân hàng Nhà nước và thông lệ Basel II.
Theo đó, Sacombank đã sẵn sàng ứng dụng Basel II vào hoạt động, triển khai thông tư 41 theo đúng lộ trình mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra từ ngày 01/01/2020.
Điều gì khiến cổ phiếu Sacombank vẫn trầy trật trong năm 2019?
Tuy lợi nhuận cốt lõi của Sacombank đang cải thiện và các chỉ báo tài chính có xu hướng tích cực, song tốc độ thu hồi tài sản vẫn là yếu tố quan trọng nhất của nhà băng này.
Như số liệu Sacombank vừa ước, tổng tài sản cuối 2019 sẽ là 457 ngàn tỷ đồng thì ghi nhận mức tăng hơn 12% so với cuối năm 2018, vừa đúng với kế hoạch nhà băng này đặt ra. Điều này cho thấy Sacombank đang khẳng định hiệu quả tái cơ cấu từ sau khi sáp nhập với Ngân hàng Phương Nam.
Số liệu này phần nào được hỗ trợ từ hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2019, Sacombank báo cáo đã thành công xử lý khoản tài sản tồn đọng xấp xỉ 11 ngàn tỷ đồng nhờ vào việc thanh lý các tài sản có giá trị cao.
Video đang HOT
Diễn biến tích cực này một phần đến từ việc hạ giá bán. Được biết, tất cả các tài sản thanh lý tại TP. HCM (nơi có 90% tài sản thanh lý tọa lạc) đã đăng tải trên website của Sacombank tính từ đầu năm 2019 có mức giảm trung bình 12% từ giá ban đầu
Còn theo thông tin từ tháng 8/2019, Sacombank đang bán các khoản vay có vấn đề khi đấu giá 900 tỷ đồng và các tài sản đảm bảo có giá trị khoảng 2 ngàn tỷ đồng.
Nếu Sacombank nhận được tiền thanh toán cho 2 tài sản đảm bảo lớn là khu công nghiệp Phong Phú và Long An, thì giá trị định giá ngân hàng này sẽ tăng cao hơn.
Nói qua cũng phải nói lại, trong khi hoạt động kinh doanh và xử lý tài sản đảm bảo và nợ xấu của Sacombank có cải thiện thì chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của nhà băng này vẫn tăng đều. Tính riêng 9 tháng, con số này lên tới 1.683 tỷ đồng, tăng hơn 500 tỷ đồng so với mức 1.178 tỷ đồng của cùng kỳ 2018.
Có lẽ chính nỗ lực chuyển hướng sức mạnh doanh thu sang dự phòng đã ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư cá nhân. Bởi thời điểm này, nhà đầu tư đã quen với việc ngành ngân hàng phần lớn xử lý xong các gánh nặng tài sản có vấn đề. Còn việc hoàn thành kế hoạch đề ra không thu hút được sự chú ý của thị trường trong bối cảnh có nhiều ngân hàng cũng như các ngành khác có định giá rẻ hơn.
Do đó, có lẽ chỉ khi Sacombank xử lý được tài sản đảm bảo tại khu công nghiệp Phong Phú và kế hoạch bán tài sản đảm bảo được công bố ’sạch sẽ’ thì cổ phiếu STB mới có khả năng đi lên trở lại chăng?
Trước đó, trong bản tin của mình, Sacombank mô tả tài sản cần đấu giá là “Quyền tài sản phát sinh từ việc đền bù tại dự án KCN Phong Phú. Quy mô 134 ha, trong đó 67ha đất khu công nghiệp, 67 ha đất dành cho khu dịch vụ công nghiệp (nhà ở chuyên gia, siêu thị, bệnh viện…). Đã thực hiện đền bù quỹ đất diện tích 120,2 ha, phần còn lại khoảng 13,8 ha chưa đền bù và chưa hoàn thành tái định cư cho 201 hộ dân”.
Những thông tin khác được Sacombank đính kèm là Dự án có thời hạn sử dụng 50 năm, nằm liền kề Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, cách giao lộ Nguyễn Văn Linh – Quốc lộ 1A 3,7km, cách giao lộ Nguyễn Văn Linh – Quốc lộ 50 là 3km.
Giá bán khởi điểm là 6.650,7 tỷ đồng.
Tuy nhiên khi đó, UBND TP.HCM đã có chỉ đạo tạm ngưng đấu giá và yêu cầu thanh tra chấp hành quy định pháp luật trong việc thực hiện dự án, dù trước đó Sacombank khẳng định có đủ cơ sở pháp lý để tiếp tục thực hiện đấu giá.
Minh An
Theo vietnamdaily.net.vn
Đại gia Đặng Văn Thành sẽ về chăm lại 'đứa con' Sacombank sau 7 năm xa cách?
Ông Đặng Văn Thành xúc động khi nhận được lời đề nghị cùng đồng hành, sát cánh để giữ được thương hiệu Sacombank từ Chủ tịch Dương Công Minh.
Tại buổi lễ kỷ niệm 28 năm của Ngân hàng Sacombank diễn ra tối ngày 20/12, ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Sacombank đã công bố kết quả kinh doanh của Sacombank trong năm 2019, bên cạnh đó ông Minh còn gửi lời tri ân đến ông Đặng Văn Thành - người sáng lập Sacombank.
Ông Minh cho biết, việc nhận vai trò Chủ tịch Sacombank là để quyết liệt cải tổ lại hệ thống quản lí tổ chức ngân hàng. Còn ông Đặng Văn Thành cùng với HĐQT của khóa trước đã xây dựng cho Sacombank một nền móng, hệ thống chiến lược bền vững. Chính vì vậy, quá trình tái cấu trúc của ông mới diễn ra tốt đẹp và suôn sẻ.
Theo ĐTCK, ông Minh nói: "Tôi vào điều hành Ngân hàng Sacombank, nhưng hiện nay, thương hiệu Sacombank luôn gắn chặt tên tuổi ông Đặng Văn Thành và vẫn là 'Thành Sacombank'. Còn tôi chỉ là 'Minh Him Lam'.
Với mong muốn giữ được thương hiệu Thành Sacombank, chúng tôi kỳ vọng ông Thành và chị Huỳnh Bích Ngọc và con trai Đặng Hồng Anh sát cánh, tạo điều kiện tư vấn để phát triển Sacombank ngày càng tốt hơn. Tiến tới xây dựng Sacombank là ngân hàng hạnh phúc".
Điều này có thể thấy ông Minh tha thiết muốn ông Thành trở lại và đồng hành để phát triển Sacombank.
Với những lời có cánh từ Chủ tịch Dương Công Minh, ông Thành xúc động và cho biết, cách đây 3 năm, Chủ tịch đương nhiệm Dương Công Minh cũng có đến gặp, nhưng ông nói là chưa muốn xuất hiện.
"Khi thấy thích hợp, tôi sẵn sàng tham gia thị trường ngân hàng. Vì tôi luôn quan niệm rằng, đã là doanh nhân, khi có điều kiện và có thể đóng góp được gì cho đất nước, cho xã hội thì sẵn sàng làm", ông Thành chia sẻ.
Trước đó, tại sự kiện gặp gỡ báo chí tại TPHCM vào tháng 6, khi được hỏi về việc trở lại lĩnh vực ngân hàng, ông Đặng Văn Thành cũng cho hay: "Máu làm ngân hàng vẫn còn, nhưng chắc thời điểm thích hợp sẽ quay lại, khi cơ hội đến".
Cũng trong năm 2017, nhiều thông tin cho rằng ông Đặng Văn Thành sẽ trở lại ngành ngân hàng, đặc biệt là Sacombank, cũng có những thông tin về việc ông hợp tác với LienVietPostBank.
Trả lời câu hỏi này, ông Thành không hoàn toàn thừa nhận nhưng cho biết đã chuẩn bị sẵn kế hoạch. Ông cho biết thêm, nhiều đồng nghiệp cũng quan tâm việc trở lại ngân hàng để tiếp tục con đường trong ngành tài chính, nên ông cũng trong tinh thần chuẩn bị.
Điều này đặt nghi vấn cho nhiều người về việc ông sẽ quay trở lại ngành ngân hàng hay cụ thể là "đứa con" - Sacombank mà ông đã gầy dựng bao năm khi thời cơ đến?
Ông Đặng Văn Thành sẽ về lại Sacombank?
Ông Đặng Văn Thành sinh năm 1960, giữ chức Chủ tịch HĐQT Sacombank từ ngày 15/7/1995 và là người có công lớn trong việc đưa nhà băng thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn và uy tín tại Việt Nam.
Tuy nhiên, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2011 của Sacombank ngày 26/5/2012, ông Thành đã chuyển giao trách nhiệm quản trị và điều hành Sacombank.
Trước đó, tin đồn về việc Sacombank bị "thâu tóm" bắt đầu nổ ra vào tháng 7/2011. Trước nguy cơ ngân hàng rơi vào tay một nhóm cổ đông, gia đình ông đã dùng nhiều phương án phòng thủ để ngăn chặn thâu tóm từ đối thủ. Cũng khi đó, xuất hiện hàng loạt động thái mua bán hàng chục triệu cổ phiếu STB xuất phát từ các công ty của người nhà ông Thành.
Nhóm thâu tóm mới chính thức lộ diện vào tháng 2/2012 khi Chủ tịch Eximbank lúc đó là ông Lê Hùng Dũng tuyên bố đã nắm trong tay số cổ phiếu đại diện cho 51% vốn điều lệ ngân hàng và đưa ra yêu cầu thay đổi ban lãnh đạo Sacombank.
Cuối cùng những nỗ lực của ông Thành đã không thành công. Cuộc thâu tóm dần hạ màn vào tháng 5/2012 và kết thúc bằng cuộc họp đại hội cổ đông của ngân hàng này hôm 26/5. Theo đó, dù vẫn làm Chủ tịch Hội đồng quản trị nhưng ông Thành không còn là đại diện pháp luật của Sacombank.
Sau Đại hội đồng cổ đông, ông Thành cũng đã ủy quyền quản trị Sacombank cho ông Phạm Hữu Phú, Phó chủ tịch Thường trực HĐQT vì lý do cá nhân.
Đến ngày 2/11/2012, ông Thành thôi chức chủ tịch. Sau đó, ông cùng con trai buộc phải rời ngân hàng. Tuy nhiên, cùng với những thành viên khác trong gia đình, ông tiếp tục thành công trong các lĩnh vực sản xuất khác.
Chủ tịch Dương Công Minh cho biết, lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2019 của Sacombank dự kiến đạt gần 3.200 tỷ đồng, vượt 20% so với kế hoạch đã cam kết tại đại hội đồng cổ đông.
Tổng tài sản đạt 457.000 tỷ đồng, huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 413.000 tỷ đồng, cho vay đạt hơn 296.000 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu hiện đã giảm xuống còn 1,75%.
Trong hơn 2 năm qua, Sacombank đã xử lý được 39.400 tỷ đồng nợ xấu; thu hồi 13.000 tỷ đồng tài sản không sinh lời, giúp cho tài sản thu nợ trên tổng tài sản giảm từ 29,3% xuống còn 13,3%; kéo tỷ lệ nợ xấu nội bảng từ 7,25% xuống còn 1,75%.
Anh Nhi
threo vietnamdaily.net.vn
Ông Dương Công Minh: "Ông Đặng Văn Thành vẫn là Thành Sacombank, còn tôi chỉ là Minh Him Lam" Tại buổi lễ kỷ niệm 28 năm của Ngân hàng Sacombank diễn ra tối ngày 28/12, "cha đẻ" Sacombank bất ngờ xuất hiện sau 9 năm vắng bóng kể từ ngày ghế Chủ tịch nhà băng này rơi vào nhóm cổ đông lớn "thâu tóm" Sacombank vào cuối năm 2011. Ông Đặng Văn Thành chụp ảnh với lãnh đạo Sacombank và quan khách...