Điều gì giúp Seplat Petroleum vượt khó thành công?
Seplat Petroleum, một trong những công ty Nigeria lớn nhất trong chuỗi giá trị dầu mỏ, đã công bố kết quả hoạt động và tài chính trong quý đầu tiên của năm 2021.
Tại Nigeria, Seplat Petroleum thông báo rằng họ đã ghi nhận doanh thu tăng 16,8% so với cùng kỳ năm ngoái vào cuối quý đầu tiên của năm nay. Doanh thu tăng từ 130,5 triệu USD trong quý đầu tiên của năm 2020 lên 152,4 triệu USD trong cùng kỳ năm nay.
Sự cải thiện doanh thu này chủ yếu là do sản lượng khí đốt tăng đáng kể, nhờ vào việc khởi động lại mỏ Gbetiokun. Do đó, khí khai thác được đưa vào các mạng lưới phân phối của công ty hydrocacbon công cộng (NNPC). Công ty đã sản xuất 48.239 thùng dầu tương đương mỗi ngày trong quý đầu tiên và đạt gần 54.000 thùng/ngày vào đầu tháng 4.
Trong khi đó, sản lượng dầu giảm 13,2% do sự chậm trễ trong việc lắp đặt hệ thống lưu trữ mới cho dự án OML 40. “Chúng tôi hiện đang đạt sản lượng trung bình hàng ngày gần 54.000 boepd vào tháng 4 và chúng tôi sẽ bổ sung thêm các giếng dầu và khí trong năm nay”, Roger Brown, Giám đốc điều hành của Seplat cho biết.
Video đang HOT
Ngoài ra, công ty thông báo rằng họ có kế hoạch đổi tên thành Seplat Energy nhằm định vị công ty trên con đường chuyển đổi năng lượng sẽ dựa vào khí tự nhiên, trong đó khí đóng vai trò quan trọng hơn trong danh mục đầu tư của công ty. Các cổ đông dự kiến sẽ thông qua tên mới tại đại hội ngày 20/5.
Vào năm 2021, chi tiêu vốn dự kiến sẽ tăng lên 150 triệu USD trong năm nay, với 33 triệu USD đã được đầu tư. Nợ ròng là 458,1 triệu USD, trong khi tiền mặt trong ngân hàng là 236,3 triệu USD.
Thương mại điện tử B2B năm 2027 sẽ tăng hơn 70%
Quy mô thương mại điện tử B2B được dự báo đạt 20,9 nghìn tỷ USD vào năm 2027, tăng 71,3% so với năm 2019, theo Sách trắng "Hướng dẫn về TMĐT B2B" mới công bố của DHL Express.
Theo đó, đến năm 2025, 80% giao dịch mua bán giữa nhà cung cấp và người mua là doanh nghiệp (B2B) sẽ diễn ra trên các kênh kỹ thuật số. Nếu năm 2019, quy mô thị trường TMĐT phân khúc B2B đạt 12,2 nghìn tỷ USD, tăng trưởng 18,2% so với cùng kỳ, thì dự báo đến năm 2027, con số này sẽ lên đến 20,9 nghìn tỷ USD.
Sách trắng của DHL Express nhìn nhận xu hướng tăng trưởng TMĐT toàn cầu chủ yếu đến từ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với tốc độ số hóa và sự thay đổi hành vi mua hàng của thế hệ millennials (những người sinh ra trong giai đoạn 1984-1996).
Các tác giả gọi đây là những người mua hàng B2B chuyên nghiệp xét theo độ tuổi hiện nay, bởi chiếm đến 73% trong các quyết định mua hàng B2B.
Thế hệ millennials được coi là một trong những động lực tăng trưởng chính của TMĐT trong thời gian tới. Ảnh minh họa: Shopee.
Ông Glenn Maguire, nhà kinh tế học tại Visa, cũng khẳng định nhóm người này tiếp xúc với công nghệ kỹ thuật số từ rất sớm, đồng thời dành khoảng 60% thời gian để online mỗi ngày.
"Họ tiếp nhận thông tin chủ yếu từ mạng xã hội và ưa chuộng các thương hiệu phù hợp với sở thích của bản thân. Họ sẽ tìm tới những thương hiệu có mục tiêu hướng đến xã hội, có vai trò trong các hoạt động tích cực cho cộng đồng và có tầm ảnh hưởng đến những vấn đề họ quan tâm", ông Glenn Maguire nhấn mạnh.
Với những động lực này, các chuyên gia cho rằng TMĐT sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. Bên cạnh B2B, phân khúc B2C cũng đã ghi nhận đà tăng trưởng mạnh mẽ suốt những năm gần đây, đặc biệt từ khi đại dịch bùng phát.
Ông Ken Lee, Giám đốc điều hành DHL Express khu vực châu Á Thái Bình Dương cho biết số lượng hàng hóa vận chuyển tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước trong 2 tháng cao điểm 11-12/2020, do có nhiều người gửi hàng hơn và mức chi tiêu của mỗi khách hàng cũng tăng hơn 21%.
Chỉ trong 2 tháng này, các lô hàng B2C tăng 65%, trong đó các sản phẩm công nghệ tiêu dùng và hàng may mặc chiếm đa số. Tính chung năm 2020, số lô hàng TMĐT B2C trong mạng lưới giao nhận của doanh nghiệp tăng khoảng 40% so với năm 2019.
Lãnh đạo DHL Express nhấn mạnh, sự phát triển tích cực này đã đem về kết quả kinh doanh tốt nhất trong lịch sử hơn 50 năm thành lập doanh nghiệp, với tổng doanh thu 19,1 tỷ euro năm 2020 (tăng 11,9% so với cùng kỳ) và lợi nhuận trước thuế đạt 2,7 tỷ euro (tăng 34,9%).
Tại Việt Nam, theo Báo cáo Kinh tế số Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain & Company, thị trường TMĐT đứng thứ 3 khu vực với quy mô 7 tỷ USD, xếp sau Indonesia (32 tỷ USD) và Thái Lan (9 tỷ USD). Dự báo đến năm 2025, TMĐT Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng cao nhất khu vực (34%), chạm mốc 23 tỷ USD.
Globalinx muốn lập dự án đầu tư kho nổi LNG 10 triệu tấn/năm ngoài khơi Vũng Tàu Globalinx Group đã làm việc với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để xin chủ trương cho nghiên cứu, khảo sát lập đề án dự án đầu tư kho nổi LNG ngoài khơi công suất 10 triệu tấn/năm. Ông Joe Knierien, Giám đốc điều hành Tập đoàn Globalinx cho hay, doanh nghiệp đã có 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực...