Điều gì giúp Philippines “tự tin” đối phó TQ?
Tờ Hoàn Cầu của Trung Quốc ngày 23/5 đăng bài phân tích về các chiến lược mà Philippines hiện đang áp dụng giúp nước này “tự tin” đối phó với tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông khi nhìn nhận lại căng thẳng giữa Philippines và Đài Loan xung quanh vụ tàu tuần tra Philippines bắn chết ngư dân Đài Loan, cũng như lịch sử “đối đầu trên biển” với Trung Quốc.
Điểm lại vụ tranh chấp trên bãi cạn Scarborough cũng như việc Tổng thống Philippines Benigno Aquino thảo luận về vấn đề tranh chấp Biển Đông tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN cũng như đệ đơn kiện Trung Quốc lên tòa án Liên Hợp Quốc, Hoàn Cầu đặt câu hỏi: Điều gì khiến một quốc gia yếu hơn như Philippines có thể “khiêu khích” đến như vậy?
Bài báo nêu ra bốn lý do chính giải thích cho thái độ và các động thái mà Philippines áp dụng đối với Trung Quốc trong tranh chấp trên Biển Đông.
Thứ nhất, thể chế chính trị hiện nay ở hai bờ eo biển Đài Loan tạo nên lỗ hổng để Philippines khoét sâu vào vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. Điều đó dẫn tới việc cả Đài Loan và Trung Quốc ít hợp tác hơn trong bảo vệ “quyền lợi chung” ở Biển Đông, vô tình trao lợi thế vào tay Philippines.
Thứ hai, Hoàn Cầu cho rằng Mỹ luôn “ngoảnh mặt làm ngơ” và thể hiện thái độ “nuông chiều” cho “sự hung hăng” của Philippines. Sau khi chính quyền Obama tuyên bố chính sách thay đổi trục chiến lược sang châu Á, việc kiềm chế Trung Quốc trở thành vấn đề chiến lược quan trọng nhất. Và đòn bẩy tốt nhất để thực hiện chiến lược này chính là những tranh chấp lãnh thổ liên tục giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng.
Loại “quan hệ đôi bên cùng có lợi” này khiến cho Mỹ và Philippines trở nên hòa thuận. Hoàn Cầu quy kết rằng đó là lý do tại sao tranh chấp trên Biển Đông trở nên căng thẳng sau khi Tổng thống Obama nhậm chức.
Ngoài ra, kẻ yếu luôn có thể chơi lá bài thông cảm. Philippines không thể nào đọ được với Trung Quốc về sức mạnh quân sự, nhưng họ có lợi thế trong lĩnh vực ngoại giao và dư luận quốc tế.
Đó là do Philippines có thể lôi kéo về phía mình những quốc gia cùng có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc hoặc lo ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Một khi xung đột nổ ra, Trung Quốc ngay lập tức bị dán nhãn là quốc gia “cứng rắn”, “độc đoán” và “hiếu chiến”.
Tàu chiến Trung Quốc tập trận trái phép tại Trường Sa
Video đang HOT
Nguyên nhân cuối cùng là việc thiếu các chiến lược đối phó đã đẩy Trung Quốc vào thế khó khi đối mặt với Philippines.
Manila rất khéo léo đối phó với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp Biển Đông bằng cách sử dụng nhiều chiến lược khác nhau.
Chẳng hạn như Philippines biết cách phải làm thế nào để thu hút sự ủng hộ của dư luận thế giới trong các tranh chấp với Trung Quốc, đồng thời kiểm soát và cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc đối với khu vực thông qua ngoại giao đa phương và luật pháp quốc tế.
Trong khi đó, sự kém hiểu biết về các quy tắc và luật lệ quốc tế đẩy Trung Quốc rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, khiến cho các phản ứng ngoại giao trở nên thụ động.
Thế nhưng, Hoàn Cầu vẫn mạnh miệng tuyên bố rằng Philippines và các quốc gia hậu thuẫn cần phải rút ra bài học từ cuộc khủng hoảng mới đây, trong khi Trung Quốc và Đài Loan cần phải suy nghĩ về sự thiếu hợp tác giữa hai bên.
Đồng thời Hoàn Cầu còn lên tiếng rằng nếu vụ việc đó không được xử lý tốt, nó có thể leo thang thành một cuộc xung đột ngoại giao còn nghiêm trọng hơn và có thể hủy hoại hòa bình và thịnh vượng trong khu vực.
Theo 24h
Trung Quốc lợi dụng căng thẳng Đài Loan - Philippines như thế nào?
Trung Quốc có thể lợi dụng căng thẳng leo thang giữa Đài Loan vàPhilippines như là cơ hội để xây dựng liên minh với Đài Bắc trong các tranh chấp lãnh thổ trên biển và biện hộ cho những hành động gây hấn của họ tạibiển Đông.
Vụ ngư dân Đài Loan bị tuần duyên Philippines bắn chết vào ngày 9.5 làm dấy lên những lời kêu gọi rằng cả hai bên bờ eo biển Đài Loan nên hợp tác để gây áp lực lên Philippines.
Tuy nhiên, cả hai bên eo biển Đài Loan đều nhận thức được động thái đó có thể khiến họ đối mặt với vấn đề nhạy cảm của chính sách "một nước Trung Quốc".
Những biểu hiện của chính phủ Philippines trong những ngày qua cho thấy Manila đang tận dụng vấn đề này để đưa ra câu trả lời cho những đòi hỏi của Đài Loan về lời xin lỗi chính thức.
Tổng thống Philippines Bengino Aquino nói chỉ có Văn phòng Kinh tế và Văn hóa của Manila tại Đài Bắc, cơ quan đại diện quyền lợi của Philippines tại Đài Loan, mới có thể xử lý vụ việc vì Manila không công nhận Đài Loan.
Do đó, ông đã từ chối yêu cầu đưa ra lời xin lỗi chính thức trực tiếp đến chính quyền Đài Loan, thay vào đó là chuyển lời xin lỗi đến người dân Đài Loan. Chính vì thế, Đài Bắc cho rằng lời xin lỗi của Manila là không chân thành và cương quyết áp dụng các biện pháp trừng phạt Philippines.
Tàu tuần tra của Đài Loan tập trận tại eo biển Đài Loan hôm 15.5 - Ảnh: AFP
Tờ South China Morning Post vào hôm nay, 16.5, dẫn lời nhà bình luận chính trị tại Đài Loan Vương Hạnh Khánh nói: "Sẽ rất mất mặt nếu Manila gửi lời xin lỗi đến Bắc Kinh thay vì Đài Bắc, và điều này sẽ được xem như là dấu hiệu Đài Loan chấp nhận chính sách một nước Trung Quốc".
Mặt khác, vụ ngư dân 65 tuổi bị bắn chết đã châm ngòi cho cơn giận dữ của dư luận Đài Loan về sự bất lực của chính quyền trong việc bảo vệ người dân của họ.
Dư luận Đài Loan đang đòi hỏi Đài Bắc thực thi một số hình thức hợp tác với Trung Quốc để bảo vệ quyền lợi trên biển.
Hãng tin tức tình báo Stratfor dẫn kết quả một cuộc khảo sát thực hiện sau vụ ngư dân bị bắn cho biết có khoảng 69% người Đài Loan ủng hộ hợp tác gần gũi hơn với Trung Quốc để gây áp lực với Philippines trong các tranh chấp trên biển.
Với sự thiếu công nhận về ngoại giao cùng mối đe dọa thường trực từ phía Trung Quốc, Đài Loan chọn chính sách "đi dây" trong các vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển. Cụ thể, Đài Bắc đã ký kết thỏa thuận về nghề cá với Nhật tại quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, một động thái khiến Bắc Kinh bực tức.
Do vậy, Trung Quốc hy vọng tận dụng vụ căng thẳng mới đây với Philippines để chứng tỏ rằng Bắc Kinh có vị thế mạnh mẽ để bảo vệ các quyền lợi trên biển của Đài Loan hơn là các quốc gia khác trong khu vực cũng như Mỹ.
Bắc Kinh cũng xem căng thẳng giữa Manila và Đài Bắc là cơ hội để biện hộ cho các hành động gây hấn gần đây của họ, nhằm hỗ trợ cho chiến lược rộng lớn hơn tại biển Đông, chẳng hạn như xua tàu tuần tra xuống khu vực.
Truyền thông Trung Quốc rõ ràng đã tận dụng cơ hội này để kêu gọi Đài Loan hợp tác trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển dưới ngọn cờ "nhân dân Trung Hoa", mà không đá động đến chính sách "một nước Trung Quốc".
Trung Quốc hy vọng tận dụng vụ căng thẳng mới đây với Philippines để chứng tỏ rằng Bắc Kinh có vị thế mạnh mẽ để bảo vệ các quyền lợi trên biển của Đài Loan hơn là các quốc gia khác trong khu vực cũng như Mỹ. Bắc Kinh cũng xem căng thẳng giữa Manila và Đài Bắc là cơ hội để biện hộ cho các hành động gây hấn gần đây của họ, nhằm hỗ trợ cho chiến lược rộng lớn hơn tại biển Đông, chẳng hạn như xua tàu tuần tra xuống khu vực.
Trong bài bình luận vào hôm nay, 16.5, tờ Thời báo Hoàn cầu đã ca ngợi quyết định trừng phạt Philippines của Đài Bắc là "lập trường kiên quyết nhất của Đài Loan trong các tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các quốc gia khác trong những năm gần đây".
"Về mặt chiến lược, hành động này gần như tạo ra một "mặt trận thứ hai" cho nhân dân Trung Hoa bảo vệ chủ quyền trên biển", tờ Thời báo Hoàn cầu ca ngợi.
Tờ báo cũng kêu gọi Đài Loan và Trung Quốc hãy theo đuổi một "chiến thắng trọn vẹn" trước Philippines trong lần này.
Dưới chiêu bài "nhân dân Trung Hoa", vụ căng thẳng mới nổ ra ở biển Đông cũng mang đến cho Trung Quốc cơ hội để phản bác những cáo buộc rằng Bắc Kinh là kẻ bắt nạt láng giềng, theo tờ Thời báo Hoàn cầu. Tờ báo đã cố gắng đánh tráo khái niệm để cho rằng chính người dân Trung Quốc ở hai bên bờ eo biển Đài Loan là đối tượng bị bức hiếp tại biển Đông.
"Sự phức tạp của vấn đề trên biển ở Đông Á đã được phơi bày cho mọi người và quyền bảo vệ lãnh thổ trên biển của người dân Trung Hoa đã trở nên không thể tranh cãi", tờ Thời báo Hoàn cầu viết.
Nhân dân Nhật báo xúi Đài Loan nổ súng ở Trường Sa Hôm 15.5, website của tờ Nhân dân Nhật báo đã đăng bài bình luận xúi giục Đài Loan hãy cứng rắn với Việt Nam tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà cả Trung Quốc và Đài Loan hiện chiếm đóng phi pháp một số hòn đảo. Với nhan đề "Hai bờ phải chia nhau trị Philippines và Việt Nam mới có hiệu quả", bài báo đã kêu gọi Đài Loan cùng với Trung Quốc leo thang tại biển Đông. Dẫn ra vụ Philippines bắn tàu cá, bài báo lập luận rằng Mỹ không tha thiết gì với việc bảo vệ "phẩm giá" của Đài Loan tại biển Đông. Do vậy, Đài Loan chỉ có thể "được tôn trọng" khi phối hợp với Trung Quốc trong vấn đề biển Đông. Tờ báo lớn giọng xúi giục Đài loan hãy cứng rắn với Việt Nam tại Trường Sa bằng cách "bắn thẳng hoặc đánh chìm mà không cần cảnh báo" nếu tàu hoặc máy bay Việt Nam tiến vào vùng biển xung quanh đảo Ba Bình mà Đài Bắc hiện chiếm đóng phi pháp của Việt Nam.
Theo vietbao
Đài Loan tập trận, tăng phạt Philippines Hải quân Đài Loan hôm nay cho tàu quân sự tham gia tập trận ở vùng biển phía nam đảo này, đồng thời tăng cường trừng phạt Manila sau khi một ngư dân Đài Loan bị lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines bắn chết. Tàu khu trục lớp Kidd và chiến hạm lớp Lafayette xuất phát từ Cao Hùng, miền nam Đài...