Điều gì đã khiến Brand bất ngờ trở thành vị tướng mạnh nhất LMHT ở giai đoạn cuối mùa?
Brand đang sở hữu tỉ lệ thắng lẫn tỉ lệ chọn thuộc vào hàng cao nhất LMHT ở giai đoạn cuối mùa giải xếp hạng.
Chỉ còn vài ngày nữa thôi là mùa giải xếp hạng thứ 10 sẽ chính thức khép lại, rất nhiều game thủ đang ở những mức rank như Đồng, Bạc đang tìm mọi cách để có thể đạt tới mốc Vàng sớm nhất. Nếu bạn vẫn chưa tìm được một vị tướng đủ mạnh để leo rank thì Brand chính là nhân vật có thể giúp bạn trong những ngày cuối cùng của mùa xếp hạng này.
Rank Vàng là ước mơ của bao game thủ trong thời điểm hiện tại
Theo thống kê của chuyên trang LeagueofGraph, Brand hiện đang sở hữu tỉ lệ thắng lên tới 54,1%, con số này đã tăng 2,1% từ phiên bản 10.22, cao thứ hai trên tất cả các vị tướng. Thậm chí ở danh sách tỉ lệ chọn, Brand cũng đứng thứ hai về chỉ số tăng trưởng khi có thêm 3,9% người chơi LMHT chuyển sang pick vị tướng này ở bản 10.22. Điều này có nghĩa là ngày càng có nhiều game thủ sử dụng Brand thành công ở phiên bản hiện tại, đơn giản là vì vị tướng này đang cực kì bá đạo.
Brand đang tăng trưởng mạnh cả về tỉ lệ thắng lẫn tỉ lệ chọn
Lý do đầu tiên khiến cho Brand mạnh tới như vậy nằm ở việc nhân vật này được Riot Games nâng cấp sức mạnh tại bản 10.22 vừa rồi. Cụ thể thì chiêu E – Bùng Cháy sẽ luôn luôn lan sang các mục tiêu bên cạnh, chiêu cuối Bão Lửa giờ đây sẽ có thể nảy cả vào người Brand. Mặc dù không buff sát thương quá nhiều nhưng thay đổi này đã khiến Brand đi đường mạnh hơn hẳn.
Với thay đổi của chiêu E, Brand giờ đây có thể làm tốt cả 2 nhiệm vụ đẩy đường lẫn cấu máu đối thủ từ ngay cấp độ 1. Nên nhớ rằng chiêu thức này là kỹ năng chọn mục tiêu và bạn không thể sử dụng trượt được, hiệu ứng lan của E – Bùng Cháy cũng xảy ra rất nhanh nên đối thủ rất khó né. Chỉ với nâng cấp này, Brand có thể hoàn toàn làm chủ đường dưới, đẩy đối thủ vào thế bị động từ ngay cấp độ 1.
Video đang HOT
Việc E – Bùng Cháy của Brand luôn luôn lan sang mục tiêu bên cạnh đã khiến cho vị tướng này đẩy đường, ép lính đối thủ cực kì tốt
Điều này cũng khiến cho điểm yếu kém cơ động của Brand được khắc phục đi phần nào bởi bạn sẽ ép cho đối thủ phải chơi trên thế bị đẩy đường. Mà với những quân bài có kỹ năng kéo như Thresh, Blitzcrank hay Pyke, chơi bị động như vậy chẳng khác nào “tự phế võ công” cả. Những tướng này sẽ không thể di chuyển thoải mái, tìm kiếm góc để tấn công bởi xạ thủ còn đang bận rộn ăn lính dưới trụ. Từ đó mức độ đe đọa lên Brand cũng được giảm đi rất nhiều.
Chơi Blitzcrank mà bị đẩy vào trong trụ thì còn khổ hơn là mất mạng
Thông thường khi đường dưới chiến thắng, xạ thủ sẽ là người có thể sở hữu lượng sát thương vượt trội so với đối thủ, hỗ trợ có xanh thì cũng chỉ sở hữu những món đồ buff mà thôi. Tuy nhiên với Brand hỗ trợ thì câu chuyện lại khác hẳn, vị tướng này có thể gây một lượng sát thương vô cùng khủng khiếp với chỉ một vài món đồ cơ bản. Để thua đường trước Brand không khác nào khiến cho đối thủ sở hữu thêm một “pháp sư đường giữa” nữa cả, nguy cơ thất bại khi đó là rất lớn.
Chỉ với một nâng cấp nho nhỏ của Riot, Brand đã trở thành một vị tướng đè đường hoàn hảo với lượng sát thương mạnh mẽ từ đầu tới cuối trận. Thậm chí Brand còn không có một khắc chế rõ ràng nào ở vị trí hỗ trợ, trừ khi phải đối đầu với những bài quá dị như Shaco hay Maokai support mà thôi. Nếu bạn còn phân vân không biết leo hạng cuối mùa bằng tướng nào thì Brand chính là câu trả lời hoàn hảo nhất.
LMHT: Những tướng hỗ trợ đóng vai "nhà kiến tạo" với khả năng mở giao tranh tổng cực mạnh
Không cần đường trên hay đường giữa, những tướng hỗ trợ này sẽ mở giao tranh cực kỳ gọn gàng cho team bạn.
Trong những đội hình cơ bản của LMHT, có một số yếu tố không thể thiếu như chống chịu, cân bằng sát thương phép và sát thương vật lý, khả năng mở giao tranh,... Trong đó, có những vị tướng hỗ trợ đặc biệt mạnh mẽ trong khả năng mở giao tranh tổng, làm cho team địch đóng vai con mồi chỉ có thể tháo chạy giữ mạng.
Sau đây là danh sách những vị tướng hỗ trợ đầy quyền năng đó:
Bard
Là một trong những tướng được hưởng lợi nhờ sự thay đổi bản đồ Summoner's Rift trong mùa giải 2020, tuy nhiên đến giờ Bard vẫn chưa có được vị trí đúng với sức mạnh của mình.
Trong giai đoạn đi đường, Bard là vị tướng... tương đối khó chịu với các chiêu thức đa năng từ làm choáng, làm chậm, hồi máu,... Thậm chí khi bị kẻ địch gank, Bard cũng có thể chạy vào trảng cỏ, cùng xạ thủ rút lui thẳng về trụ mình thông qua Hành Trình Kỳ Diệu (E) một cách an toàn.
Trong các pha giao tranh tổng, Bard gần như một "nhà kiến tạo" với khả năng mở giao tranh cực tốt bằng nhiều cách đa dạng. Bard có thể đưa tướng chống chịu team mình lên giữ chân kẻ địch bằng kỹ năng E, cũng có thể "hóa vàng" kẻ địch bằng chiêu cuối để tấn công chúng ngay khi vừa "tỉnh lại". Nếu kết hợp với những tướng khống chế mạnh như Galio, Cho'Gath, Jarvan IV,... thì combo đó sẽ còn nguy hiểm hơn rất nhiều.
Bảng ngọc bổ trợ và trang bị khuyên dùng cho Bard
Maokai
Tại vị trí hỗ trợ, Maokai có thiên hướng kiểm soát thay vì "lì lợm lấy cứng đối cứng" tại đường trên.
Trong giai đoạn đi đường, vị tướng này sẽ giúp bạn kiểm soát đa số bụi cỏ với Ném Chồi Non (E) của mình. Chỉ cần kẻ địch lộ sơ hở ở gần bụi cỏ, Maokai sẽ chớp lấy thời cơ cùng xạ thủ của mình đổi máu với đối thủ. Vì nhờ khả năng hồi phục từ nội tại Ma Pháp Nhựa Cây cộng với trang bị hỗ trợ, Maokai có thể hồi phục nhanh hơn kẻ địch rất nhiều. Nếu khéo léo né kỹ năng bằng trạng thái không thể chọn làm mục tiêu khi đang dùng W, Maokai sẽ còn tốn ít máu hơn nữa.
Trong những pha giao tranh tổng, Maokai có thể mở giao tranh với một cú chiêu cuối siêu dài siêu rộng, đảm bảo đối thủ chỉ có quay đầu tháo chạy. Còn nếu muốn chơi an toàn, đơn giản là Maokai sẽ bảo kê chủ lực team mình với combo kỹ năng "không trượt được" là W Q R.
Bảng ngọc bổ trợ và trang bị khuyên dùng cho Maokai
Fiddlesticks
Sau khi làm lại, Fiddlesticks vẫn không trở nên phổ biến ở vị trí đi rừng cho lắm, nhưng nếu đem nó xuống vị trí hỗ trợ thì lại có rất nhiều điều để tận dụng.
Khi đi đường, Fiddlesticks có thể nấp trong các bụi cỏ và rình rập chờ thời cơ tung kỹ năng cấu máu của mình rồi ... chạy. Vì combo Q E của Fiddlesticks là combo hoảng sợ câm lặng nên đối thủ thường rất khó để trả ngược sát thương. Ngoài ra, khi nấp trong bụi Fiddlesticks cũng có ưu thế sử dụng nội tại Bù Nhìn Vô Hại để đỡ một số kỹ năng cho mình. Tới khi đạt cấp độ 6, việc kết hợp với xạ thủ dồn sát thương hạ gục đối thủ đẩy lính lên cao là điều rất dễ dàng với chiêu cuối Bão Quạ. Ngược lại, nếu kẻ địch giữ lính thấp, Fiddlesticks có thể đi roam hoặc ăn rồng cùng người đi rừng.
Trong những pha giao tranh tổng, chỉ 1 mình Fiddlesticks cũng có thể gây hỗn loạn với 1 combo full kỹ năng của mình, đủ sức giữ chân ít nhất 1 chủ lực team địch cho đồng đội hạ gục. Còn nếu đối thủ định dồn sát thương hạ gục Fiddlesticks luôn, chỉ 1 cú click Đồng Hồ Cát cũng đủ đẩy team địch rơi ngược lại vào thế bị động, giao tranh bất lợi trong chiêu cuối của Fiddlesticks.
Bảng ngọc bổ trợ và trang bị khuyên dùng cho Fiddlesticks
Ngoài những tướng kể trên, có nhiều tướng cũng mở giao tranh khá ổn như Leona, Blitzcrank, Thresh,... nhưng về cơ bản chúng chỉ khống chế được 1-2 tướng là nhiều. Còn những cái tên trong danh sách kể trên, một khi đã mở giao tranh thì cả team địch đều có khả bị khống chế, quyết định thắng thua ngay ở kỹ năng đầu tiên.
LMHT: Hàng loạt tướng bao gồm Annie, Brand, Nasus, Ashe và Jinx sẽ được làm lại chiêu thức Riot Games chỉ thay đổi nhẹ chiêu thức của những tướng trên nhằm tạo ra những lối chơi mới độc đáo và thú vị hơn trong phiên bản 10.22 của LMHT. Theo chia sẻ từ Riot Games, họ đang muốn cập nhật lại hàng loạt chiêu thức cho 5 tướng bao gồm Annie, Brand, Nasus, Ashe và Jinx. Theo đó, mong muốn của...