Điều gì bất ngờ khi bạn ăn 1 trái nho khô mỗi ngày
Nho khô là thứ trái cây quyến rũ được dùng cho nhiều mục đích trong thực phẩm, nhưng có khi nào bạn tự hỏi ăn nho khô mỗi ngày có tác động đến cơ thể như thế nào.
Một bất lợi đầu tiên của việc ăn nho khô chính là làm tăng lượng đường trong máu. Chỉ 1/4 cốc nho khô đã chứa đến 26 gram đường. Do đó những người đang mắc tiểu đường tuýp 2 không nên ăn quá nhiều nho khô.
Giảm táo bón là lợi ích sức khoẻ lớn nhất của việc ăn nho khô. Vì 1/4 cốc nho khô chứa đến 2 gam chất xơ, chiếm một tỉ lệ 7% cho nhu cầu xơ hằng ngày của một người lớn. Bạn cần lưu ý, phụ nữ đến 50 tuổi nên cố gắng nạp khoảng 25 gam chất xơ một ngày, trong khi đàn ông ở cùng độ tuổi nên có 38 gam mỗi ngày.
Giảm nguy cơ thiếu máu
Thiếu máu do thiếu hụt sắt, là một trong những bệnh thiếu khoáng chất phổ biến nhất trên thế giới, với hơn 1/4 dân số toàn cầu bị ảnh hưởng.
Video đang HOT
Thiếu máu xảy ra khi số lượng tế bào hồng cầu và khả năng vận chuyển oxy trong máu giảm mạnh, có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và yếu ớt. Trong một số trường hợp, có thể làm suy giảm chức năng của não.
Trong khi nho khô không phải là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào nhất, nhưng 1/2 chén nho khô đã chứa đến khoảng 7% lượng sắt, tương đương 18 miligam khuyến nghị hàng ngày cho phụ nữ từ 19-50 tuổi, những người có nhiều nguy cơ bị thiếu sắt hơn bởi chu kỳ kinh nguyệt.
Tăng cường năng lượng
Vì nho khô chứa khá nhiều đường nên ăn một ít trước khi tập thể thao là một cách tuyệt vời để tăng cường năng lượng.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Một lợi ích khác đối với nho khô là chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa do giàu chất dinh dưỡng thực vật được gọi là phenol và polyphenol.
Những chất chống oxy hóa này có thể giúp loại bỏ các gốc tự do khỏi máu của bạn, vốn là tác nhân làm hỏng các tế bào và DNA, mà hệ quả đem lại dẫn đến các biến chứng tim mạch.
Người có nhóm máu A dễ nhiễm Covid-19 và trở nặng
Các nghiên cứu về nguy cơ mắc Covid-19 phát hiện ra người có nhóm máu A dễ nhiễm bệnh và trở nặng hơn.
Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng Covid-19 có thể phụ thuộc vào nhóm máu của một người.
Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu mối quan hệ giữa virus nCoV với tế bào hồng cầu thuộc nhóm máu A, B và O. Họ phát hiện ra rằng người có nhóm máu A dễ bị nhiễm và có các triệu chứng nặng hơn khi mắc Covid-19.
Ảnh minh họa: Dfwchild
Virus không nhiễm trực tiếp vào bất kỳ tế bào hồng cầu nào. Tuy nhiên, trên các tế bào khác của người thuộc nhóm máu A có lượng virus nCoV lớn hơn.
Một nghiên cứu của Canada được công bố trên tạp chí Blood Advances đã xem xét dữ liệu từ 95 bệnh nhân Covid-19 đang trong tình trạng nguy kịch.
Trong số đó, 84% người có nhóm máu A phải thở máy. Trong khi đó, chỉ 61% những người có nhóm máu O hoặc B cần can thiệp ở mức độ như nhau.
Nguồn dữ liệu này đã khiến các nhà khoa học Canada cho rằng những người nhóm máu A có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn nhóm máu O hoặc B.
Jacques Le Pendu, Giám đốc nghiên cứu tại Inserm, một cơ quan nghiên cứu y khoa của Pháp, đưa ra giả thuyết về mối liên hệ giữa các nhóm máu và virus nCoV.
Những người thuộc nhóm máu O ít có nguy cơ mắc các vấn đề về đông máu hơn. Hiện tượng đông máu có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ nghiêm trọng của Covid-19.
Trong một thống kê với hơn 473.000 người được xét nghiệm Covid-19 ở Đan Mạch, các nhà nghiên cứu ghi nhận những người máu O có nguy cơ nhiễm bệnh thấp nhất. Những người có nhóm máu A, B và AB có khả năng nhiễm ngang nhau.
Bí quyết của cụ bà 105 tuổi chiến thắng Covid-19 Cụ Lucia DeClerck đã sống sót qua hai đại dịch của nhân loại là cúm Tây Ban Nha và Covid-19. Người phụ nữ này chưa từng mắc bất kỳ căn bệnh hiểm nghèo nào khác. Cụ Lucia DeClerck là bệnh nhân lớn tuổi nhất của Trung tâm Điều dưỡng và Phục hồi Mystic Meadows, thị trấn Little Egg Harbour, quận Ocean, New Jersey,...