Điều dưỡng có nguy cơ bị tiểu đường cao, vì sao?
Điều dưỡng là nghề có nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt mắc bệnh tiểu đường loại 2 vì lịch làm việc xen kẽ ngày và đêm.
Ảnh: Shutterstock
Đây là kết quả nghiên cứu mới do các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) thực hiện. Họ đã nghiên cứu trên 143.410 điều dưỡng trong suốt 15 năm.
L ịch làm việc theo ca luân phiên nhau có thể phá vỡ nhịp sinh hoạt hằng ngày, theo Daily Mail.
Qua nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã thấy được lịch làm việc của họ có thể ảnh hưởng đến khả năng hồi phục thể chất và kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể.
Video đang HOT
Sau khi nghiên cứu kết thúc, trong số 143.410 người, có 10.915 bị đái tháo đường loại 2, trong khi trước đó, họ không bị. Cứ sau 5 năm thay phiên nhau làm ca đêm, thì có 31% trong số họ được chẩn đoán mắc bệnh này.
Chính làm ca đêm và lối sống không lành mạnh đã góp phần làm gia tăng nguy cơ bị đái tháo đường, theo Daily Mail.
Nhiều nghiên cứu trước đây cũng đã cho thấy những ca làm việc ban đêm làm tăng nguy cơ lo lắng, cao huyết áp và thậm chí ung thư vú cũng như đái tháo đường loại 2.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đề nghị cần thêm những nghiên cứu về nghề này và những nghề tương tự mà người làm việc thay phiên ca trực với nhau để chắc chắn về nguy cơ bị mắc đái tháo đường loại 2 ở những người trên.
Theo thanhnien
Hàng chục triệu người tiểu đường không có đủ insulin dùng vào năm 2030
Hàng chục triệu người sẽ không có insulin để tiêm khi số người mắc tiểu đường loại 2 càng tăng trên toàn cầu.
Shutterstock
Ước tính số người bị tiểu đường loại 2 sẽ tăng lên 79 triệu vào năm 2030. Tuy nhiên, lượng insulin chỉ đáp ứng đủ cho một nửa trong số họ.
Đây là kết quả của một nghiên cứu mới do tiến sĩ Sanjay Basu của Đại học Stanford (Mỹ) dẫn đầu nhóm nghiên cứu. Nhóm tác giả vừa công bố kết quả và nó được đăng tải trên Reuters.
Trong nghiên cứu, họ thấy nhu cầu sử dụng insulin toàn cầu sẽ tăng từ 526 triệu lọ (10ml) vào năm 2018 lên 634 triệu lọ vào năm 2030.
Hiện tại, trên thế giới có 9% người trưởng thành bị tiểu đường, tăng từ 5% vào năm 1980. Tiểu đường có thể dẫn đến mù lòa, suy thận, các vấn đề về tim, và đau thần kinh.
Hầu hết trong số các bệnh nhân trên đều bị tiểu đường loại 2.
Nguyên nhân do béo phì và thiếu vận động gây ra. Tỉ lệ này đang gia tăng rất nhanh ở những nước đang phát triển khi người dân ở đó đang "tập thích nghi một lối sống đô thị và phương Tây", theo Reuters.
Chính vì vậy nhu cầu những người bệnh cần sử dụng insulin ngày càng tăng và dự đoán sẽ tăng khoảng 20% trong 12 năm tiếp theo.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết lượng insulin không thể đáp ứng đủ.
Các nước ở châu Phi và châu Á sẽ thiếu nhiều nhất vì nhu cầu sử dụng insulin ước tính sẽ tăng lên gấp 7 lần để điều trị cho những bệnh nhân nguy cơ cao và cần insulin để kiểm soát đường huyết.
Insulin vẫn còn rất đắt tiền và nhiều bệnh nhân ở nước nghèo có thể vẫn không tiếp cận được, theo Reuters.
Nghiên cứu này được xuất bản trên Tạp chí Lancet Diabetes & Endocrinology journal.
Theo thanhnien
Bác sĩ học võ để chống bạo hành: 'Bệnh viện đâu phải là đấu trường' "Bác sĩ học võ nhằm rèn luyện sức khỏe, không phải để đánh nhau. Bệnh viện chứ đâu phải là đấu trường", Nguyễn Trọng Anh, bác sĩ Phòng khám chấn thương chỉnh hình, nhận định. Đồng hồ điểm 16h30, bác sĩ Lư Lan Vi, Trưởng khoa nhi C Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, thay áo blouse trắng thành bộ võ phục, rồi bước...