Điều đáng sợ từ loại vũ khí mới nhất của Triều Tiên
Triều Tiên có thể chiếm ưu thế lớn nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra nhờ vào tên lửa đạn đạo tầm xa mới sử dụng nhiên liệu rắn.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã giới thiệu hai loại tên lửa đạn đạo mới trong cuộc duyệt binh ngày 15.4.
Theo The Sun, trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 105 năm ngày sinh cố lãnh tụ Kim Nhật Thành, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã lần đầu giới thiệu hai loại tên lửa đạn đạo mới nhất.
Cụ thể, Triều Tiên đã công bố loại tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Pukguksong-1 (KN-11) và phiên bản phóng từ mặt đất Pukguksong-2 (KN-15). Nước này đã phóng thử thành công KN-11 vào cuối tháng 8.2016 và KN-15 là vào tháng 2.2017. Cả 2 loại tên lửa này đều có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
The Sun phân tích, mối lo ngại hiện nay không phải bao giờ Triều Tiên thử hạt nhân, mà là những loại tên lửa mới có thể tạo ra sự khác biệt rõ rệt nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra.
Video đang HOT
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa KN-15 xuất hiện trong cuộc duyệt binh.
Đây là loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn, ưu việt hơn rất nhiều so với tên lửa dùng nhiên liệu lỏng kiểu truyền thống. Nhiên liệu lỏng rẻ hơn và đơn giản hơn trong quá trình chế tạo.
Nhưng chúng không thể được cất giữ bên trong tên lửa vì chất lỏng sẽ gây ăn mòn. Thay vào đó, nhiên liệu lỏng chỉ được bơm vào tên lửa khi cần dùng đến. Trong trường hợp chiến nhanh chớp nhoáng nổ ra, các tên lửa thậm chí sẽ không kịp được nạp nhiên liệu để khai hỏa.
Ngược lại, nhiên liệu rắn được tích hợp ngay bên trong tên lửa, giúp cho loại vũ khí này luôn sẵn sàng khai hỏa. Các tên lửa này cũng nhẹ hơn, dễ dàng đặt trên các xe phóng tự hành và giấu trong các khu vực vùng núi, vốn rất khó phát hiện.
Bên cạnh đó, Triều Tiên cũng đã giới thiệu 2 loại xe chở mới phục vụ cho 2 loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn nói trên.
Tên lửa đạn đạo KN-11 phóng từ tàu ngầm, tầm bắn 1000km, có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân, đầu đạn hóa học.
Một chiếc có gầm khá thấp và giống với loại Trung Quốc dùng để chở tên lửa DF-31. Chiếc còn lại có khả năng dựng đứng tên lửa để phóng ngay lập tức, mang hình dáng giống với xe chở tên lửa DF-41 phiên bản Trung Quốc hay Topol của Nga. Cuộc diễu binh ngày 15.4 là lần đầu tiên Bình Nhưỡng công khai khả năng này.
“Tín hiệu mà Triều Tiên đang muốn gửi đó là họ đang tập trung vào chế tạo tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn, cùng với các phương tiện phóng cơ động, sức mạnh tên lửa Triều Tiên đang gia tăng đáng kể”, Melissa Hanham, chuyên gia thuộc trung tâm nghiên cứu giải trừ vũ khí James Martin tại California, Mỹ, nhận định.
Các loại vũ khí như KN-15 cho Triền Tiên cơ hội đáp trả nếu kẻ thù tấn công trước. Điều này cũng đúng với KN-11, loại được thiết kế để phóng từ tàu ngầm lớp Gorae. Nếu tàu ngầm Triều Tiên lặn sâu xuống biển, rất khó để Mỹ và các đồng minh phát hiện.
Theo Danviet
Triều Tiên tuyên bố thử thành công động cơ tên lửa
Truyền thông Triều Tiên ngày 24/3 đưa tin, nước này đã thử thành công một động cơ tên lửa dùng nhiên liệu rắn dưới sự giám sát của lãnh đạo Kim Jong Un.
Triều Tiên bắn thử tên lửa hồi tháng 3/2013. Ảnh: Reuters
"Nhà lãnh đạo Kim Jong Un nhấn mạnh rất hài lòng vì vụ thử nghiệm thành công giúp tăng sức mạnh của tên lửa đạn đạo có khả năng tấn công tàn nhẫn các lực lượng thù địch", hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA cho biết.
Tuần trước, nước này thử nghiệm mô phỏng thành công tên lửa đạn đạo có khả năng tái nhập và tuyên bố sẽ sớm thử tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân.
Bình Nhưỡng từng phóng tên lửa tầm xa sử dụng nhiên liệu lỏng tuy nhiên, giới quan sát cho rằng Triều Tiên không có khả năng thiết kế các tên lửa tầm xa sử dụng nhiên liệu rắn hoặc tên lửa liên lục địa.
Triều Tiên đã triển khai các tên lửa tầm trung và ngắn đồng thời sử dụng chúng, nhưng chưa bao giờ thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa KN-08. Hệ thống này từng xuất hiện tại cuộc diễu hành quân sự ở Bình Nhưỡng. Trong khi đó, truyền thông nước này cho biết họ đang phát triển KN-08 trong giai đoạn 3 có thể sử dụng nhiên liệu rắn.
Căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên kể từ khi Bình Nhưỡng thử hạt nhân lần thứ 4 ngày 6/1 và phóng tên lửa tầm xa một tháng sau đó. Cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ và Hàn Quốc, chỉ trích mạnh mẽ động thái liên tiếp từ Triều Tiên.
Hồi đầu tháng 3, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đáp trả chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng bằng cách áp đặt biện pháp trừng phạt khắc nghiệt nhất từ trước tới nay.
Hải Anh
Theo Zing New
Khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên: Tại sao không đạt thỏa thuận như với Iran? Chương trình hạt nhân Iran và Triều Tiên khác nhau về quy mô và điều kiện, hoàn cảnh. Thỏa thuận hạt nhân mà các nước P5 1 (Mỹ, Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc và Liên minh châu Âu) đạt được với Iran năm 2015 mang lại sự lạc quan cho các cường quốc trên thế giới là có thể giải quyết khủng hoảng...