Điều đặc biệt về hộp đen khổng lồ nằm trên đỉnh núi Australia
Một ‘hộp đen’ khổng lồ sẽ thu thập tất cả dữ liệu khí hậu để các thế hệ tương lai có thể hiểu về quá khứ Trái Đất.
Điều đặc biệt về hộp đen khổng lồ nằm trên đỉnh núi Australia
Một hộp thép khổng lồ đặt trên một núi cao ở bang Tasmania, Australia khiến bất cứ ai nhìn vào cũng tò mò, tìm câu trả lời cho câu hỏi mục đích của nó là gì?
Chiếc hộp lớn có bức tường thép dày, các tấm pin mặt trời, có kích cỡ bằng chiếc xe buýt. Theo các nhà khoa học, mỗi khi nghiên cứu mới về biến đổi khí hậu được công bố, hộp đen lớn sẽ ghi chép lại tất cả.
Những người tạo ra chiếc hộp hi vọng nó là ‘hộp đen Trái Đất’, lưu giữ thông tin cần thiết cho các thế hệ tương lai muốn tìm hiểu về hành tinh, tìm hiểu về cuộc khủng hoảng khí hậu, con người đã thất bại hay thành công ra sao để giải quyết vấn đề này.
Jonathan Kneebone, chuyên gia liên quan đến dự án cho biết: “Chiếc hộp hoạt động như một cuốn sổ không thể phá huỷ, ghi chép sức khoẻ của hành tinh này”.
Video đang HOT
Nhà sản xuất đứng sau dự án là các nhà nghiên cứu từ Đại học Tasmania, công ty Clemenger BBDO. Đại diện nhóm nghiên cứu cho biết: “Hộp đen Trái Đất sẽ ghi lại mọi bước đi con người thực hiện đối với thảm hoạ biến đổi khí hậu. Hàng trăm bộ dữ liệu, phép đo, tương tác liên quan đến sức khoẻ Trái Đất sẽ liên tục được thu thập và lưu trữ an toàn cho các thế hệ tương lai”.
Hộp đen sẽ ghi lại tất cả các bằng chứng liên quan đến khí hậu từ quá khứ, hiện tại và tương lai, ví dụ như thay đổi nhiệt đọ trên đất liền, nước biển, axit hoá đại đương, lượng khí nhà kính trong khí quyển, dân số con người, tiêu thụ năng lượng.
Các nhà phát triển ước tính hộp đen có khả năng lưu trữ đủ dữ liệu trong 3-5 thập kỷ tới và đang tiếp tục nghiên cứu để phát triển khả năng lưu trữ của nó.
Jonathan Kneebone cho biết những người sáng tạo vẫn đang cố gắng tìm ra ai sẽ có thể sử dụng chiếc hộp trong tương lai xa vì việc truy cập khá khó khăn và cần phải có những công nghệ tiên tiến.
Các thế hệ tương lai được hưởng lợi từ dự án bằng cách sử dụng thông tin trong hộp lưu trữ để tìm giải pháp. Chính họ là đối tượng bị đe dọa nhiều nhất bởi các thảm họa do biến đổi khí hậu gây ra trong tương lai như cháy rừng, hạn hán lịch sử, các đợt nắng nóng gay gắt và lũ lụt chết người.
Honda tham vọng loại bỏ tai nạn giao thông bằng công nghệ an toàn
Honda sử dụng công nghệ fMRI để nghiên cứu bộ não của các lái xe để phát triển công nghệ an toàn tiên tiến của hãng.
Honda đã tiết lộ hướng đi mà họ đang hướng tới với sự phát triển của bộ công nghệ an toàn tiên tiến của mình. Công nghệ này được thiết kế nhằm hiện thực hóa tầm nhìn của hãng về việc giảm một nửa số ca tử vong do tai nạn giao thông liên quan đến các phương tiện của mình trên toàn cầu vào năm 2030 và loại bỏ chúng vào năm 2050.
Honda sử dụng công nghệ fMRI để nghiên cứu bộ não của người lái xe để phát triển công nghệ an toàn tiên tiến
Bước đầu tiên sẽ liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) và đang được thiết kế để giám sát cả đường đi và người lái. Nhằm hiểu được nguyên nhân cơ bản lỗi của lái xe, Honda đã sử dụng công nghệ fMRI để nghiên cứu bộ não của người lái xe và phân tích các hành vi chấp nhận rủi ro.
Thông qua đó, Honda đã phát triển "Công nghệ hỗ trợ người lái thông minh" sử dụng hệ thống cảm biến và camera hỗ trợ người lái tiên tiến (ADAS) để giám sát đường và người lái.
Từ đó, cố gắng phát hiện rủi ro lái xe và xác định hành vi lái xe tối ưu trên cơ sở thời gian thực. Đồng thời, cung cấp hỗ trợ phù hợp với trạng thái nhận thức của từng người lái xe và các tình huống giao thông.
Nhà sản xuất ô tô cũng đang có kế hoạch phát triển công nghệ để tạo ra công nghệ ADAS thế hệ tiếp theo để giữ cho sự chú ý của người lái xe không bị chểnh mảng và ngăn chặn sự chậm trễ trong hoạt động.
Ngoài ra, sẽ sử dụng điều khiển dây an toàn và âm thanh 3D để truyền đạt rủi ro trên đường cho người lái xe và sử dụng kích thích rung động ở ghế và phản hồi sinh học để giải quyết sự mệt mỏi và buồn ngủ của người lái xe.
Honda cho biết họ sẽ tập trung vào việc phát triển công nghệ cơ bản đằng sau các ứng dụng này trong nửa đầu những năm 20 và sau đó sẽ ra mắt các ứng dụng thực tế trong nửa sau của thập kỷ. Nhà sản xuất hy vọng sẽ sử dụng các công nghệ này để giảm lỗi của con người trong lái xe, chiếm 90% các vụ va chạm giao thông.
Trong khi đó, để hiểu rõ hơn về điều kiện đường sá, Honda cũng sẽ đầu tư vào các công nghệ V2X kết nối xe với những người tham gia giao thông khác thông qua mạng lưới liên lạc.
Bằng cách sử dụng thông tin từ camera bên đường, camera trên xe của các phương tiện khác và điện thoại thông minh, dữ liệu có thể được tổng hợp để cung cấp cho người lái xe thông tin về môi trường giao thông của họ.
Honda còn có kế hoạch sử dụng AI để mô phỏng hành vi của người tham gia giao thông có nguy cơ va chạm cao và hành động để hỗ trợ người lái xe thông tin để giúp tránh rủi ro.
Công nghệ này, Honda dự đoán, sẽ không sẵn sàng để thực hiện trong thế giới thực cho đến những năm 2030, nhưng họ sẽ dành nửa đầu thập kỷ này để phát triển nó và nửa sau đẩy nhanh sự hợp tác công tư toàn ngành để chuẩn hóa nó.
GM và Ford muốn tự sản xuất chip bán dẫn Ảnh hưởng nặng nề do phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung chip bán dẫn đã khiến hai ông lớn ngành ô tô Mỹ và cả thế giới suy xét lại phương thức vận hành, trong đó việc tự sản xuất chip bán dẫn cũng được nhắc đến. Theo Wall Street Journal, hai nhà sản xuất ô tô hàng đầu của Mỹ -...