Điều cực kỳ lý thú ít người biết về nguồn gốc tên gọi Đà Lạt
Xung quanh tên gọi Đà Lạt có nhiều cách giải thích khác nhau mà cách nào cũng khiến người ta phải gật gù tâm đắc.
Nằm ở tỉnh Lâm Đồng, thành phố Đà Lạt được coi là một trong những “ thiên đường nghỉ dưỡng” của Việt Nam. Xung quanh tên gọi Đà Lạt có nhiều cách giải thích khác nhau, gắn với lịch sử và các đặc trưng của thành phố này. Ảnh: Một góc Đà Lạt nhìn từ trên cao.
Theo cách giải thích phổ biến nhất, tên gọi Đà Lạt bắt nguồn từ “Đạ Lạch”, là tên gọi của đoạn suối thuộc dòng suối Cẩm Lệ, chảy từ hồ Than Thở tới thác Cam Ly ngày nay. Ảnh: Thác Cam Ly, một thắng cảnh của Đà Lạt.
Trong tên địa danh Đạ Lạch, “Đạ” hay “Đak” nghĩa là “nước” hay “suối” theo ngôn ngữ của người K’ho, còn “Lạch” là tên một bộ tộc K’ho sống ở vùng cao nguyên Langbiang, nơi có con suối chảy qua. Như vậy Đạ Lạch nghĩa là “con suối của người Lạch”. Ảnh: Thung lũng Tình yêu ở Đà Lạt.
Theo cách giải thích thứ hai, tên gọi Đà Lạt là ghép 5 chữ cái đầu của các từ trong câu tiếng La Tinh “Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem”. Ảnh: Nhà thờ Chính tòa (nhà thờ Con Gà) Đà Lạt.
Video đang HOT
Câu này nghĩa là: “Cho người này nguồn vui, cho kẻ khác sức khỏe”, được cho là khẩu hiệu do những người Pháp đặt ra khi kiến thiết khu nghỉ dưỡng trên cao nguyên Langbiang. Ảnh: Dinh thự của vua Bảo Đại (Dinh 3) ở Đà Lạt.
Theo các tư liệu lịch sử, khi xây dựng chợ Đà Lạt mới vào năm 1937, người ta đã đề dòng chữ “Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem” trên tường đầu hồi của công trình, phía trên là huy hiệu thành phố hình tròn, tạc hình một đôi thanh niên nam nữ người dân tộc bản địa. Ảnh: Chợ Đà Lạt.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng người Pháp đã nghĩ ra câu “Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem” dựa trên cái tên Đà Lạt (người Pháp viết là Dalat), chứ không phải từ câu La tinh này mà thành tên Đà Lạt. Ảnh: Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt.
Theo cách giải thích thứ ba, chữ “Đà” trong “Đà Lạt” đọc gần như “đa” nghĩa là “nhiều”, Lạt gần với “Lạc” nghĩa là “vui”. Vì thế Đà Lạt là tên gọi biến đổi từ “Đa Lạc”, mang ý nghĩa là miền đất đầy ắp niềm vui. Ảnh: Ga Đà Lạt.
Nhưng cách giải thích này không được các nhà nghiên cứu lịch sử ghi nhận và cũng được biết đến ít hơn so với hai cách giải thích tên gọi Đà Lạt đã nêu ở trên. Ảnh: Quảng trường Thành phố Đà Lạt.
Do cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và sở hữu nhiều công trình kiến trúc Pháp, thành phố Đà Lạt còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như “Thành phố mù sương”, “Thành phố ngàn thông”, “Thành phố ngàn hoa”, “Xứ hoa Anh Đào” hay “Tiểu Paris”… Ảnh: Cảnh núi đồi, rừng thông ở Đà Lạt.
Chợ đêm Đà Lạt chật kín người ngày đầu năm mới
Tối 1/1, du khách từ khắp nơi đổ về tham quan, mua sắm và ăn uống tại khu chợ trung tâm thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng). Thời tiết thuận lợi cho hoạt động vui chơi đêm đầu năm mới.
Ngày đầu tiên của kỳ nghỉ Tết Dương lịch, nhiều người chọn Đà Lạt làm điểm vui chơi. Dòng người bắt đầu đổ về trung tâm thành phố từ 18h và đông nghịt từ khoảng 19h. Cổng chợ đêm, các con đường xung quanh đông nghịt, du khách di chuyển khó khăn.
Tối ngày 1/1, nhiệt độ Đà Lạt ở mức 14 độ C, trời không mưa, thuận lợi cho chuyến đi chơi đầu năm mới của du khách.
Đa số người dân và du khách có ý thức đeo khẩu trang để phòng tránh dịch.
Gian hàng bánh tráng nướng, sữa đậu nành, xiên que nướng thu hút khách xếp hàng chờ mua, khu vực ngồi không còn chỗ trống.
Khu ăn uống dọc lối lên xuống chợ cũng đông đúc không kém. Chia sẻ với Zing , Thanh Định (TP.HCM) cho biết khá bất ngờ vì lượng người đổ về chợ đêm mỗi lúc một đông: "Sáng nay mình lên thấy đường đi không quá ùn tắc, cứ nghĩ năm nay không phải chen lấn. Có thể do thời tiết thuận lợi nên mọi người ra đường nhiều hơn".
Gian hàng bánh mứt, trái cây sấy bên trong chợ có nhiều người đến tham quan, lựa chọn đặc sản.
Dịch vụ check-in cùng 2 chú chó ở khu vực đài phun nước trung tâm, phía trước chợ Đà Lạt, khiến nhiều người hiếu kỳ nán lại. Du khách đánh giá các con vật thân thiện, ngoan ngoãn và chịu hợp tác chụp ảnh với người lạ.
Chị Loan, chủ 2 chú chó, cho biết: "Khách du lịch sẽ chi 20.000 đồng cho một lượt chụp ảnh cùng chó cưng. Bình thường, một đêm tôi kiếm được 20-30 lượt, lúc đắt khách thì 50 lượt. Chi phí nuôi chó khoảng hơn 10 triệu đồng".
Các dịp lễ, Tết, thành phố sương mù đón lượng lớn từ TP.HCM và các tỉnh thành khác, nhiều người di chuyển bằng phương tiện cá nhân. Theo ghi nhận của phóng viên, bãi giữ xe khu vực Hòa Bình đã hết chỗ từ 19h, du khách muốn vào chợ phải gửi ở vị trí khác và đi bộ một quãng đường dài.
Khoảng 21h, chợ đêm Đà Lạt và các con đường xung quanh nhộn nhịp và tấp nập hơn. Tình trạng ùn ứ có xảy ra nhưng không quá nghiêm trọng.
Lý giải tên gọi Âm Phủ của chợ đêm Đà Lạt Chợ Âm Phủ là điểm đến quen thuộc của du khách nhưng chắc hẳn không phải ai cũng biết câu chuyện đằng sau tên gọi này. Chợ đêm Đà Lạt ngày nay, hay còn được gọi là chợ Âm Phủ. Vào những năm 70 của thế kỷ 20, tại trung tâm thành phố Đà Lạt bắt đầu hình thành một chợ rau tự...