Điều chưa kể về “người đặc biệt” Lê Thụy Hải
Khi nhận được tin anh Lê Thụy Hải qua đời, không chỉ riêng tôi mà rất nhiều người hâm mộ bóng đá vô cùng xúc động.
Xin nhắc tới những kỷ niệm về anh để biết đến một cầu thủ đam mê, máu lửa, cháy hết mình trên sân cỏ, một người thầy hết mực thương yêu học trò và tận tâm với nền bóng đá nước nhà.
Tôi biết anh từ khi còn cầu thủ đội Tổng cục Đường sắt, Lê Thụy Hải đam mê bóng đá khi còn nhỏ, một cầu thủ được đào tạo bài bản tại Trường huấn luyện kỹ thuật thể dục thể thao Trung ương (nay là Trung tâm huấn luyện TTQG Hà Nội – Nhổn) chơi với lớp đàn anh tài năng như ông Lê Thế Thọ, Trần Duy Long. Khi còn là cầu thủ, mỗi lúc Lê Thụy Hải ra sân với vị trí là một tiền vệ tài hoa, thi đấu hết mình, quyết liệt. Có huấn luyện viên thời bấy giờ nói Lê Thụy Hải là “linh hồn” của đội Tổng cục Đường sắt.
Sau ngày đất nước thống nhất, đội Tổng cục Đường sắt là đội bóng đá đầu tiên của miền Bắc vào thi đấu giao hữu với các đội bóng miền Nam. Trận đấu đầu tiên là đội Cảng Sài Gòn ngày 7/11/1976. Chúng tôi – quân giải phóng được cử đi làm bảo vệ trận đấu đó. Sân Thống Nhất không còn chỗ, có người ngồi cả xuống đường piste. Nhưng khán giả rất trật tự, dưới sân cầu thủ đá bóng, trên khán đài khán giả vừa xem, vừa hát vang bài: “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Tiếng vỗ tay, tiếng reo hò như vỡ tung sân, mỗi khi có pha bóng hay.
Video đang HOT
Trận đó cả Lê Thụy Hải và Mai Đức Chung đều ghi bàn. Những người am hiểu bóng đá ở miền Nam lúc đó không ngờ đội Tổng cục Đường sắt thắng đội Cảng Sài Gòn 2-0 ngọt ngào đến thế. Trận đó Lê Thụy Hải tạo nên nhiều ấn tượng đặc biệt và cái biệt danh Lê Thụy Hải “ người đặc biệt” có từ khi đó.
Năm 1986, anh Hải chuyển sang làm huấn luyện viên, đào tạo cho nhiều đội bóng như Hải Phòng, Ninh Bình, Đà Nẵng, Becamex Bình Dương. Khi anh về làm huấn luyện viên Becamex Bình Dương, tôi hỏi anh: “Anh có mạo hiểm không?” thì anh nói: “Nhiều người bạn nói tôi mạo hiểm. Họ nói mạo hiểm là đúng. Anh em có thương tôi mới nói vậy. Becamex Bình Dương thi đấu thiếu kinh nghiệm, nhất là kỹ thuật, chiến thuật còn nhiều việc phải làm. Cái khó cho tôi phong cách sống người miền Bắc phải thay đổi để phù hợp với người miền Nam. Anh tin chính từ cái khó mới có thành công”.
Đúng anh nói là làm được, Lê Thụy Hải đưa Becamex Bình Dương vô địch quốc gia 3 năm 2007, 2008 và 2014. Sau lần vô địch quốc gia đầu tiên, chúng tôi gặp nhau, “vô địch ai cũng vui, nhưng huấn luyện viên và cầu thủ đều lao tâm, khổ tứ”, anh nói. Cái đặc biệt của Lê Thụy Hải là đọc trận đấu rất nhanh, nhiều trận đấu mới khởi tranh chưa đầy chục phút, anh đã thay người. Có lần Hải Phòng đấu với SLNA trên sân Vinh, trọng tài cho trận đấu bắt đầu được mấy phút, anh Hải cho thay tiền vệ ngay để xoay chuyển tình thế.
Lê Thụy Hải cũng được biết đến là một huấn luyện viên hay tranh cãi với trọng tài gay gắt, mỗi khi trọng tài bắt chưa thật chuẩn, cũng từng bị trọng tài rút thẻ vàng nhiều lần. Anh được biết đến với tình thương yêu cầu thủ, những học trò của mình. Vui cùng vui với cầu thủ, buồn với buồn của cầu thủ. Đã hơn hai năm nay, cựu cầu thủ, cựu huấn luyện viên không tham gia bóng đá vì bạo bệnh. Bóng đá Việt Nam đã mất một người từng xem bóng đá là máu thịt, mất một chuyên gia dạn dày kinh nghiệm, khán giả mất một con người ra sân là máu lửa, sống thật, nói thật. Nhớ anh!
HLV Lê Thụy Hải và trận cầu lịch sử hai miền Nam Bắc
Ít người biết rằng thời còn thi đấu, cố HLV Lê Thụy Hải từng ghi nhiều bàn thắng, trong đó phải kể tới bàn thắng đầy ý nghĩa mang tính lịch sử của bóng đá Việt Nam sau ngày giải phóng.
Ngày 7/1/1976, HLV Lê Thụy Hải khi đó còn đang là cầu thủ thi đấu chuyên nghiệp đã khoác áo đội Tổng cục Đường sắt đại diện cho miền Bắc tham dự trận cầu mang tính lịch sử của bóng đá Việt Nam, gặp CLB Cảng Sài Gòn đại diện cho bóng đá miền Nam trên sân Cộng Hòa (này là SVĐ Thống Nhất) tại TP.HCM.
Đây có thể nói là một trận đấu rất được chờ đợi bởi nó chính là trận đấu đầu tiên giữa hai đội bóng của hai miền Nam, Bắc sau ngày giải phóng đất nước 30/04/1975.
HLV Lê Thụy Hải từng tỏa sáng trong trận đấu đầu tiên của bóng đá hai miền Nam, Bắc
Và ở trận đấu này, chơi ở vị trí tiền vệ, ông Lê Thụy Hải đã có màn trình diễn chói sáng để giúp đội Tổng cục Đường sắt giành chiến thắng.
Giữa hiệp một, từ một pha tổ chức tấn công, ông Hải lơ đã tạt bóng cho HLV Mai Đức Chung khi đó đang chơi tiền đạo để mở tỷ số trận đấu. Chưa dừng lại ở đó, HLV Lê Thụy Hải cũng là người nâng tỷ số lên 2-0 từ ngoài vòng cấm trong hiệp 2. Đây cũng là bàn thắng cuối cùng của trận đấu giúp bóng đá miền Bắc thắng chung cuộc 2-0.
Do sự bất ổn của biên giới phía Bắc và Tây Nam nên phải tới năm 1980, các đội bóng hai miền Nam, Bắc mới có cơ hội gặp nhau lần nữa, khi giải Vô địch Quốc gia ra đời dưới tên gọi giải A1 toàn quốc, đội Tổng cục Đường Sắt của ông Hải cũng là CLB đầu tiên vô địch toàn quốc.
Đó cũng là năm cuối cùng HLV Lê Thụy Hải thi đấu cho đội bóng của ngành Đường sắc trước khi giã từ sự nghiệp quần đùi áo số. Sau khi treo giày, ông đã tự tìm tòi và theo học làm HLV.
Ông Hải lơ bắt đầu sự nghiệp cầm quân khi nhận lời làm làm trợ lý cho đội Tổng cục Đường Sắt vào năm 1995, trước khi trực tiếp dẫn dắt đội Quảng Ngãi ở mùa bóng 1996.
Những năm tiếp theo đó, cố HLV Lê Thụy Hải đã dẫn dắt Bình Dương, An Giang, nữ Than Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hà Nội ACB, SHB Đà Nẵng, Thể Công Viettel trước khi kết thúc sự nghiệp dẫn dắt tại đội bóng FLC Thanh Hóa vào năm 2016.
HLV Lê Thụy Hải: "Người đặc biệt" dám... đuổi cả ông chủ lên khán đài Ngoài những phát biểu gây sốc trong suốt sự nghiệp, HLV Lê Thụy Hải còn là người đi đầu trong trào lưu bảo vệ quyền lợi của chính các nhà cầm quân. Người đi tiên phong hay người đi ngược dòng? HLV Mai Đức Chung, người bạn, người đồng đội, đồng nghiệp cùng thời với HLV Lê Thụy Hải bình luận: "Muốn cá...