Điều chỉnh quy mô dự án 1,2 tỉ USD, lọc dầu Dung Quất xin cơ chế ‘đặc cách’ với nhiều ưu đãi
Với quy mô đầu tư ban đầu 192.000 thùng/ngày, dự án lọc hóa dầu Bình Sơn giai đoạn 2 kiến nghị giảm quy mô công suất và vốn đầu tư dự án, gắn với kiến nghị hàng loạt ưu đãi.
Dự án lọc hóa dầu Bình Sơn giai đoạn 1 được đầu tư mang lại hiệu quả kinh doanh – Ảnh: BSR
Văn phòng Chính phủ vừa yêu cầu các bộ ngành liên quan có ý kiến về phương án điều chỉnh dự án nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất giai đoạn 2, trên cơ sở đề nghị của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Theo tập đoàn này, việc triển khai dự án theo các cơ sở dữ liệu đã được phê duyệt trước đây (năm 2014) không còn phù hợp, không hiệu quả và khả thi, nên cần có hướng đi phù hợp, cũng như đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm theo lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải, phù hợp xu thế chuyển dịch năng lượng, đảm bảo tính khả thi.
Vì vậy, trên cơ sở Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã báo cáo trước đó, PVN đã trình Chính phủ cho phép điều chỉnh dự án. Đồng thời điều chỉnh lộ trình áp dụng tiêu chuẩn xăng dầu theo quy định tại quyết định 49/2011 cho đến khi BSR hoàn thành dự án.
Kiến nghị tăng hạn mức tín dụng để cho vay và cấp bảo lãnh, tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi
Theo đó, công suất chế biến của nhà máy theo kế hoạch ban đầu 192.000 thùng/ngày (tương đương 8,5 triệu tấn/năm), sản xuất sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn EURO V, có tổng mức đầu tư 1,8 tỉ USD được đề xuất thay đổi.
Video đang HOT
Cụ thể, phương án điều chỉnh còn 171.000 thùng/ngày, với các sản phẩm LPG, xăng các loại, nhiên liệu phản lực, lưu huỳnh, polypropylene… Dự án cũng giảm tổng mức đầu tư xuống còn 1,256 tỉ USD, từ nguồn vốn chủ sở hữu được khấu hao dồn tích, lợi nhuận sau thuế hằng năm và vốn vay dưới hình thức tín dụng xuất khẩu, từ ngân hàng thương mại.
Theo kế hoạch, dự án triển khai trong 37 tháng, dự kiến hoàn thành vào quý 4-2025 và đi vào vận hành thương mại vào quý 1-2026. Vì vậy, BSR cho rằng dự án không thể triển khai tuần tự theo các bước như dự án thông thường, nên kiến nghị cần được áp dụng các giải pháp đặc cách để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành trong thời gian sớm nhất.
Công ty kiến nghị Thủ tướng sớm chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, cho phép sử dụng báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ Tài nguyên và môi trường phê duyệt, chỉ định nhà tư vấn dự án, chủ đầu tư được triển khai đàm phán, ký kết mở rộng hợp đồng với các nhà bản quyền công nghệ đang có, các giải pháp triển khai nhanh…
Đồng thời, kiến nghị được hưởng cơ chế thuế để nâng cao hiệu quả kinh tế. Đơn cử cơ chế thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi hoàn thành dự án, như 4 năm đầu miễn thuế, giảm 50% trong 9 năm tiếp theo; giãn lộ trình miễn thuế nhập khẩu xăng dầu về 0% vào năm 2024 sang năm 2028 để đảm bảo hiệu quả kinh doanh bình đẳng với Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Đẩy nhanh tiến độ để đáp ứng yêu cầu nâng cấp chất lượng xăng dầu
Góp ý về phương án điều chỉnh dự án theo yêu cầu của Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp khẳng định với tỉ lệ vốn góp cho dự án, PVN có trách nhiệm chỉ đạo người đại diện phần vốn với các vấn đề trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả đầu tư dự án, đảm bảo bảo toàn và gia tăng giá trị vốn nhà nước.
Còn theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, thẩm quyền điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án thuộc Thủ tướng Chính phủ. Do đó, để có cơ sở báo cáo Thủ tướng xem xét quyết định, bộ đề nghị cần có báo cáo giải trình, đánh giá cụ thể phương án đầu tư với quy mô 171.000 thùng/ngày và 192.000 thùng/ngày, làm rõ tính khả thi từng phương án; làm rõ khối lượng, giá trị công việc đã thực hiện.
Hồ sơ điều chỉnh cũng phải có báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho dự án đã đề xuất, đầy đủ các quy định về đầu tư xây dựng…
Đối với kiến nghị điều chỉnh lộ trình áp dụng tiêu chuẩn xăng dầu cho đến khi dự án BSR hoàn thành, Bộ Công thương cho rằng chủ đầu tư cần đẩy nhanh tiến độ để đáp ứng yêu cầu về nâng cấp chất lượng xăng dầu, phù hợp với các cam kết quốc tế, định hướng của Việt Nam về lộ trình tiêu chuẩn chất lượng, lộ trình khí thải.
Đồng thời rà soát kỹ các quy định, số liệu đầu vào và chịu trách nhiệm về hiệu quả dự án.
Bộ Khoa học và công nghệ cũng đề nghị doanh nghiệp tuân thủ quy định, yêu cầu về QCVN về xăng dầu, LPG. Đồng thời lưu ý với các hợp đồng chuyển giao bản quyền công nghệ chỉ có thời hạn 7 năm (ký từ năm 2016) nên cần chú ý về thời hạn hợp đồng.
Bốn doanh nghiệp của PVN lọt top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2022
Bốn đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là PV GAS, PVFCCo, PVCFC và PETROSETCO vừa được Forbes Việt Nam bình chọn trong top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2022.
Ông Trương Hồng Sơn, Thành viên HĐQT PV GAS (thứ 4 từ phải qua) nhận hoa chúc mừng từ Ban tổ chức. Ảnh: pvn.vn
Đây là giải thưởng uy tín thường niên do Forbes Việt Nam thực hiện nhằm tôn vinh các doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực hoạt động cũng như xác lập được vị thế cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, giải thưởng này ghi nhận kết quả của quá trình liên tục đổi mới, sáng tạo để tạo nên những giá trị thịnh vượng và bền vững của doanh nghiệp, khẳng định những đóng góp của các doanh nghiệp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, khu vực và cả nước.
Bốn doanh nghiệp thành viên của PVN gồm: Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS, mã chứng khoán GAS), Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (PVFCCo, mã chứng khoán DPM), Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, mã chứng khoán DCM) và Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (PETROSETCO, mã chứng khoán PET).
Trong đó, PV GAS đứng ở vị trí thứ 9 trong bảng danh sách. Đây cũng là năm thứ 10 liên tiếp PV GAS được Forbes tôn vinh.
Sáu tháng đầu năm, PV GAS tiếp tục đạt doanh thu và lợi nhuận kỷ lục; trong đó doanh thu thuần đạt 54.342 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 8.637 tỷ đồng, tăng 98%. Sáu tháng đầu năm 2022, PV GAS đã sản xuất và cung cấp hơn 1 tỷ tấn khí LPG (xuất khẩu và kinh doanh quốc tế 260.900 tấn), vượt 23% kế hoạch 6 tháng và bằng 99% so với cùng kỳ, chiếm khoảng 70% thị phần bán buôn cả nước.
Với PETROSETCO, đây là lần đầu tiên doanh nghiệp này góp mặt trong danh sách và là một trong 4 doanh nghiệp hàng đầu ngành bán lẻ có mặt trong bảng danh sách.
Năm 2021, PETROSETCO có doanh thu hợp nhất đạt 17.598 tỷ đồng, cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, vượt 17% kế hoạch năm 2021 và tăng trưởng 31% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế đạt 415.3 tỷ đồng, vượt 66% kế hoạch năm 2021 và tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2020. 6 tháng đầu năm 2022, PETROSETCO đạt doanh thu 8.700 - 9.000 tỷ đồng, lợi nhuận gộp của 6 tháng đầu năm ước khoảng 160 tỷ đồng, tăng trưởng 6-7% so với cùng kỳ.
Với PVFCCo, đây là lần thứ sáu doanh nghiệp đạt danh hiệu này. Trong 6 tháng đầu năm 2022, PVFCCo tiếp tục giữ đà tăng trưởng tích cực với doanh thu khoảng 10.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế trên 4.000 tỷ đồng (công ty mẹ). Kết quả sản xuất kinh doanh bán niên 2022 cũng cho thấy quá trình đa dạng hóa sản phẩm và sự đóng góp ngày càng quan trọng của mảng hóa chất đối với PVFCCo. Với tổng sản lượng sản xuất hàng năm đạt trên 600.000 tấn hóa chất các loại; trong đó lớn nhất là ammonia (NH 3 ) đạt 540.000 tấn/năm, PVFCCo không những chủ động được nguyên liệu cho sản xuất urea, NPK mà còn cung ứng 90% nhu cầu NH 3 tại thị trường phía Nam.
Hiện PVFCCo chiếm 10% thị phần phân bón trong nước và 37% thị phần phân đạm ure nội địa. Đặc biệt, với hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) năm 2021 của PVFCCo đã lần lượt tăng 291% và 308% so với năm 2020. Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm về doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2017-2021 của PVCFC lần lượt ở mức 11,42% và 23,28%.
Với PVCFC, đây là lần thứ 2 doanh nghiệp được Forbes Việt Nam vinh danh thuộc Top 50 Công ty Niêm yết tốt nhất năm 2022, đồng thời ghi nhận kết quả kinh doanh 2 quý đầu năm chốt các con số nổi bật.
Trong 6 tháng đầu năm, sản lượng sản xuất ure quy đổi đạt 474,35 nghìn tấn, vượt 5% kế hoạch và tăng 4% so với cùng kỳ năm 2021. Sản lượng tiêu thụ ure ước đạt 432,38 nghìn tấn, vượt 15% kế hoạch và tăng 3% so cùng kỳ 2021. Nhờ vậy, tổng doanh thu 6 tháng đầu năm của PVCFC ước đạt 8.247,24 tỷ đồng, vượt 82% so với kế hoạch 6 tháng, bằng 91% kế hoạch năm và vượt 91% so cùng kỳ năm 2021. Nộp ngân sách nhà nước đạt 297,85 tỷ đồng, cao gấp 3,4 lần so với kế hoạch năm 2022.
Để được lọt vào danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất 2022 của Forbes, các công ty niêm yết trên HSX và HNX được đánh giá qua nhiều bước. Ở vòng sơ loại, phải đáp ứng các điều kiện: có lãi trong năm 2021, doanh thu và vốn hóa tối thiểu 500 tỷ đồng, công ty con hoạt động phụ thuộc vào công ty mẹ hoặc có vị thế kinh doanh quá thấp sẽ không được xem xét.
Kế tiếp, các công ty được chấm điểm định lượng trên 5 tiêu chí: Tỉ lệ tăng trưởng kép về doanh thu, lợi nhuận, tỉ lệ ROE, chỉ báo tốc độ thay đổi (ROC) và tăng trưởng lợi nhuận sau thuế EPS giai đoạn 2017 - 2021; và cuối cùng là đánh giá mức phát triển bền vững của doanh nghiệp như vị thế công ty trong ngành, nguồn gốc lợi nhuận, chất lượng quản trị doanh nghiệp, triển vọng ngành.
BSR vận hành hệ thống quản trị tổng thể nguồn lực doanh nghiệp Ngày 9/7, Công ty Cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) công bố vận hành hệ thống quản trị tổng thể nguồn lực doanh nghiệp (ERP) giai đoạn 1. Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng trong kỷ nguyên 4.0 của BSR, thực hiện định hướng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và lộ trình chuyển đổi số của BSR,...