Điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách T.Ư
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách T.Ư giai đoạn 2016-2020, điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách T.Ư năm 2018 và 2019 đã được kéo dài sang năm 2020.
Cụ thể, điều chỉnh giảm hơn 670 tỷ đồng kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách T.Ư giai đoạn 2016-2020 của các dự án đã được giao kế hoạch đầu tư; điều chỉnh tăng hơn 528 tỷ đồng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách T.Ư cho các dự án trong nội bộ của bộ, cơ quan T.Ư và địa phương. Đồng thời, điều chỉnh hơn 680 tỷ đồng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách T.Ư năm 2018 và 2019 đã được kéo dài sang năm 2020 cho các dự án trong nội bộ của bộ, cơ quan T.Ư và địa phương.
"Có tiền không tiêu được"
Báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình giải ngân vốn đầu tư công vào cuối tháng 6/2020, Bộ Tài chính cho biết có tới 34 bộ, ngành và 7 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp. Đáng chú ý, thời điểm ấy 4 đơn vị vẫn giải ngân ở mức 0%, nghĩa là không tiêu được đồng nào. Hàng loạt đơn vị khác chỉ giải ngân được hơn 1%. Tỷ lệ giải ngân trên 30% vẫn thuộc dạng hiếm hoi.
Đến tháng 7/2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục có báo cáo về tình hình giải ngân vốn đầu tư công. Con số giải ngân có nhích lên, song vẫn thấp một cách đáng báo động. Chỉ có 3 bộ, cơ quan Trung ương và 9 địa phương giải ngân trên 50%. Còn tới 30 bộ, cơ quan Trung ương và 3 địa phương tỷ lệ giải ngân đạt dưới 20%. Trong đó 7 bộ, cơ quan Trung ương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 5%.
Thủ tục phức tạp, giải phóng mặt bằng khó khăn, tâm lý chần chừ, e dè của không ít cán bộ... tiếp tục được cho là các nguyên nhân chính khiến giải ngân chậm chạp. Chưa kể, đại dịch Covid - 19 cũng đã ảnh hưởng đến tình hình giải ngân của không ít dự án, công trình; nhất là các công trình sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi.
Việc giải ngân thấp "đáng báo động" khiến người đứng đầu Chính phủ không khỏi sốt ruột. Thủ tướng Chính phủ đã triệu tập nhiều cuộc họp, ban hành nhiều văn bản để thúc tiến độ giải ngân, đồng thời khẳng định sẽ có chế tài mạnh nếu để giải ngân vốn đầu tư công không đạt kế hoạch. Thủ tướng còn trực tiếp làm Trưởng đoàn kiểm tra giải ngân vốn đầu tư công tại TPHCM, Đồng Nai.
Trong bối cảnh tăng trưởng đạt thấp, nhiều ngành gặp khó khăn, đầu tư công đang được xem là cứu cánh để chúng ta vượt qua khó khăn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy tăng trưởng. Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, nếu tăng được 1% đầu tư, thì sẽ góp phần tăng trưởng GDP thêm 0,06%, do đó, việc tiêu hết gần 700 nghìn tỷ đồng trong năm 2020 là nhiệm vụ không thể trì hoãn, nhất là khi tình trạng giải ngân đầu tư công đạt thấp đã diễn ra từ 2016 đến nay.
Rõ ràng, "Có tiền không tiêu được" là một nghịch lý cần phải chấm dứt.
Muốn làm được điều đó, trước hết, cần phải có chế tài mạnh, như Thủ tướng đã khẳng định đối với người đứng đầu các bộ ngành, cơ quan, địa phương. Những đơn vị có tỷ lệ giải ngân đạt thấp phải nhận những hình thức kỷ luật nghiêm khắc, thay vì chỉ nhắc nhở, cảnh cáo. Mặt khác, cần tạo một hành lang pháp lý thông thoáng, minh bạch; sự phối hợp nhịp nhàng giữa Trung ương và địa phương để tháo gỡ khó khăn cho các dự án. Bởi lẽ, nhiều dự án bị chậm trễ bởi còn những cách hiểu khác nhau về quy định pháp luật, gây tâm lý e ngại cho không ít chủ đầu tư. Cùng nhau giải quyết các vướng mắc một cách nhanh nhất là biện pháp quan trọng để giải ngân đạt hiệu quả.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng, thúc tiến độ giải ngân phải đi kèm với yêu cầu đảm bảo chất lượng, hiệu quả; tránh tình trạng đổ vốn vào các dự án kém hiệu quả, lãng phí, gây ra những bất lợi cho nền kinh tế về lâu dài.
Tháng 5-2020, vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước tăng mạnh Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm 2020 do Tổng cục Thống kê vừa công bố, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng 5-2020 ước tính đạt 31,1 nghìn tỷ đồng, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2019. Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, vốn đầu tư thực hiện...