Điều chỉnh giá theo thị trường là cần thiết, nhưng phải có bước đi phù hợp

Theo dõi VGT trên

Sáng ngày 8/11, trả lời báo chí trong giờ giải lao họp tổ Quốc hội, TS Hoàng Quang Hàm, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tài chính- Ngân sách của QH cho rằng, giá cả nhiều dịch vụ: Viện phí, học phí, giá điện…sẽ phải tiệm cận theo giá thị trường nhưng cần phải có bước đi phù hợp để đảm bảm phát triển bền vững.

Điều chỉnh giá theo thị trường là cần thiết, nhưng phải có bước đi phù hợp - Hình 1

ĐBQH Hoàng Quang Hàm:”Điều chỉnh giá viện phí, học phí hay giá điện cũng đều phải có bước đi”

Vừa rồi, tại phiên thảo luận về kinh tế- xã hội của Quốc hội, ông có nói phải minh bạch hoá, tính đúng, tính đủ chi phí giá cả các hàng hoá, dịch vụ mà Nhà nước còn bao cấp, ông có thể nói rõ hơn về điều này?

-Điều chỉnh giá của mặt hàng nào thì ai cũng hiểu nó ngay lập tức ảnh hưởng đến dân, thể hiện qua chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát. Nhưng năm nay có cái thuận lợi cho điều hành của Chính phủ là dư địa điều chỉnh chính sách vẫn còn. Như chỉ tiêu lạm phát, Quốc hội cho phép điều chỉnh 5% nhưng hiện mới dừng ở con số 4%. Nhưng nói vậy thôi chứ một khi tăng gia mặt hàng nào cũng gây ảnh hưởng ngay. Như viện phí, học phí tăng là ảnh hưởng đến dân ngay. Nhưng các bộ ngành vẫn chưa xây dựng được phương án, xây dựng được định mức bao nhiêu, các loại chi phí bao nhiêu để hình thành giá. Nên làm sao phải có bước đi để người ta chấp nhận được nó.

Như viện phí, để điều chỉnh Nghị định 16/NĐ-CP thì ví dụ, nếu chi phí giường bệnh đang là 20.000 đ/ngày mà nâng bụp lên 200 ngàn đồng thì không ai chịu được. Cái này thực ra nó có lộ trình rồi, năm 2016 đưa chi phí gián tiếp thì năm sau, đưa cả chi phí trực tiếp vào…Năm 2020 thì đưa thêm cả chi phí khấu hao vào. Với một lộ trình như thế có chấp nhận được không ? Nó phải nằm trong chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát.

Ở đây, trong việc điều hành giá các loại dịch vụ, hàng hoá: Viện phí, học phí, giá điện…có câu chuyện rất khó dung hoà: Đưa giá lên thì dân kêu mà không đưa lên, lại không thực hiện được giá thị trường. Nhưng Nhà nước cũng không thể bao cấp mãi ?

-Tôi tạm chưa nói đến điện vì đó là giá của doanh nghiệp. Quan điểm của Nhà nước, những người có thu nhập trung bình, cao thì họ tự lo, người nghèo thì Nhà nước lo. Viện phí tăng thì người nghèo được bảo hiểm trả. Giải quyết những vấn đề đó nó không lớn lắm nhưng hiện nay có câu chuyện là nếu còn như thế thì t.iền ngân sách phải bỏ ra tương đối lớn. Thì định mức phải tăng lên. Mà ngân sách bỏ ra là bảo hiểm thì mới chịu được định mức viện phí kia.

Nhà nước cũng phải bỏ t.iền ra, dân cũng phải bỏ ra. Cái này cũng buộc phải làm để sau này không chỉ là để giảm chi mà có khi còn phải tăng thu trong sử dụng tài sản. Ví dụ như khấu hao thì hiện nay bình thường ra vẫn để lại cho các đơn vị sự nghiệp nhưng khi tính dủ giá thì Nhà nước phải được hưởng, tính cả lợi nhuận…

Còn ở vấn đề giá điện là câu chuyện chính sách. Đó cũng là một công cụ điều chỉnh. Điều chỉnh giá điện nó phải nằm trong bài toán điều hành kinh tế vĩ mô, làm sao cho hài hoà giữa các chỉ số thôi.

-Vấn đề là ta đi theo kinh tế thị trường, kể cả ở khối DNNN thì giá cả cũng phản ánh chi phí sản xuất thì mới thu hút được đầu tư, phát triển ?

-Nếu tăng chi phí t.iền điện sẽ ảnh hưởng ngay đến đầu vào sản xuất, về sinh hoạt khu dân cư. Nếu không tăng t.iền điện thì Nhà nước phải bù, mà tăng lên, cũng có những cái ảnh hưởng. Nên phải hài hoà lợi ích của người dân và Nhà nước chứ không phải cứ nói tăng là tăng được. Nhà nước phải trả những chi phí đầu vào tăng thêm, doanh nghiệp cũng phải trả và người dân cũng phải trả. Ở đây có cả 3 lợi ích: Nhà nước, người dân, doanh nghiệp. Nhà nước cũng phải tính người dân có chịu được không. Ta mong muốn điều hành theo quy luật của kinh tế thị trường nhưng cũng có qui luật của nền kinh tế nữa. Nó có những cái quan hệ đan xen.

Video đang HOT

Điều chỉnh giá đương nhiên sẽ tác động đến người dân, nhất là người nghèo. Như tôi lên các vùng Tây Bắc, thấy nhiều hộ họ chỉ thắp điện một lúc rồi tắt. Với họ vài chục ngàn đã là lớn. Nên có điều chỉnh cũng phải tính đến vấn đề phát triển bền vững, không để giãn quá khoảng cách giàu nghèo, để người nghèo không bị bỏ lại đằng sau trong quá trình phát triển.

Nhưng cũng có vấn đề là nếu chậm đẩy nhanh thị trường hoá, nó cũng khiến nhiều doanh nghiệp khác kêu: các doanh nghiệp sản xuất than, khí…cũng kêu là không điều chỉnh được giá bù đắp chi phí, lại thua lỗ ?

-Lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng trong đó có giá điện phải tiệm cận theo giá thị trường mà Chính phủ đã xác định là chắc chắn rồi. Nhưng nó phải đi theo xu hướng không gây nên bất ổn, không gây ảnh hưởng lớn quá đến người dân. Như giá xăng, trước đây 1 tháng điều chỉnh 1 lần nhưng giờ cũng phải điều chỉnh liên tục mà hiện nay vẫn chưa ổn. Nên theo lộ trình, cũng phải xác định là giá cả phải bù đắp được chi phí thôi nhưng phải đi theo lộ trình phù hợp, đảm bảo phát triển bền vững.

-Chắc chắn cuối cùng đưa hết chi phí vào giá là phải làm. Nhưng cần phải phân chia rõ: người nghèo, người cận nghèo chắc chắn Nhà nước phải lo. Nhưng làm từng bước một. Chỉ có điều các ngành đang lúng túng trong xây dựng định mức, để đưa hết chi phí vào đó mà rõ nhất là vấn đề viện phí. Chắc chắn là làm được cho dù hiện nay, tiến tình đó là chậm. Nên Chính phủ cũng cần đôn đốc các Bộ.

Nói lại dịch vụ về y tế, nếu thu đủ thì cũng giúp nâng cao chất lượng dịch vụ lên, đó là điều chắc chắn. Thực ra hiện có những cơ sở y tế như Viện mắt Trung ương gần như bỏ hẳn bao cấp giá, chất lượng phục vụ được tăng lên vì nói chung, giờ cứ làm tốt là người ta đến. Giá cả chỉ là 1 yếu tố thôi.

Trong cuộc họp với các bộ ngành, các tập đoàn liên quan về vấn đề cung ứng điện trong giai đoạn tới đầu tháng 10, Thủ tướng cho rằng, nguy cơ 2018 thiếu điện là có nên cần có những giải pháp hữu hiệu để thu hút đầu tư ?

-Nguyên lý thu hút đầu tư trong và ngoài nước thì cũng phải đảm bảo lợi nhuận cho nhà đầu tư. Nói chung cũng phải đảm bảo hài hoà lợi ích nhà đầu tư, lợi ích của quốcg ia, người dân. Nhưng thu hút đầut ư không chỉ vấn đề giá mà còn có các chính sách về thuế, phí…và tháo gỡ nhiều vấn đề khác nữa. Họ thì quan tâm đến lợi nhưng ta cũng phải quan tâm không chỉ lợi ích mà còn nhiều vấn đề về phát triển, an sinh xã hội.

Hà Nguyễn

Theo Dantri

Tái cơ cấu nền kinh tế: Tham vọng mới, nỗi lo cũ

Sự thất bại, nếu có thể nói thế, trong thực hiện đề án tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn vừa qua đang hối thúc Chính phủ tiếp tục xây dựng và thực hiện kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng trong giai đoạn 2016 - 2020. Những phác thảo đầu tiên của bản đề án này đã thành hình, nhưng liệu "bổn cũ" có lặp lại?

Không thể phủ nhận những nỗ lực của Chính phủ trong thực hiện đề án tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế trong giai đoạn vừa qua, với ba trụ cột là tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu thị trường tài chính. Có lẽ cũng bởi thế, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cơ quan chủ trì soạn thảo đề án tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế đã vạch ra tới 6 điểm "được" sau 3 năm thực hiện đề án.

Tái cơ cấu nền kinh tế: Tham vọng mới, nỗi lo cũ - Hình 1

Tái cơ cấu chưa thành công

Trong đó, một trong những điểm được lớn nhất là "kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế dần hồi phục, chất lượng tăng trưởng được cải thiện, lạm phát được kiểm soát". Kéo theo đó, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được đảm bảo; năng suất lao động tăng bình quân 4,2%/năm; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 29%.

Có 6 điểm được, nhưng rồi chính ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM cũng đã thừa nhận, trong ba nhiệm vụ chủ yếu của tái cơ cấu kinh tế thì nhiệm vụ về cải cách mối quan hệ nhà nước - thị trường chỉ đạt thành công bước đầu, nhiệm vụ hiện đại hóa cấu trúc các ngành kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra.

"Nhìn chung, tái cơ cấu nền kinh tế chưa thay đổi được mô hình tăng trưởng của nền kinh tế, chưa thay đổi được các cơ cấu kinh tế thiết yếu giúp tạo ra tăng trưởng kinh tế bền vững, nhất là trong bối cảnh của một nước có thu nhập trung bình thấp như Việt Nam", ông Cung nói.

Còn TS. Lưu Bích Hồ, chuyên gia kinh tế thẳng thắn, thay vì nói "chất lượng tăng trưởng được cải thiện", thì chỉ có thể nói rằng "chất lượng tăng trưởng có phần được cải thiện".

Chậm trễ trong triển khai, mục tiêu đề ra chưa đạt được thì dù bề nổi của quá trình tái cơ cấu kinh tế là hàng loạt ngân hàng được sáp nhập, hàng trăm doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp lại, hàng chục ngàn tỷ đồng vốn đầu tư ngoài ngành được thoái, cũng khó có thể "trốn tránh" một sự thật là Việt Nam đã chưa thành công trong thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế.

Không thể là thành công khi chất lượng tăng trưởng mới chỉ có phần được cải thiện, mô hình tăng trưởng mới chưa định hình, vẫn chủ yếu dựa vào tăng đầu tư, trong khi đó tốc độ tăng trưởng kinh tế lại đang có xu hướng giảm dần. Nếu như tăng trưởng GDP trung bình giai đoạn 1990 - 2007 là 7,8%, thì sang giai đoạn 2007 - 2012 còn 6,7%, và từ năm 2012 đến nay chỉ còn khoảng 5,8%.

Một khi kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng, những hệ lụy của việc kinh tế toàn cầu đang còn nhiều bất ổn là khó tránh khỏi. Song các chuyên gia kinh tế cũng đã nhiều lần chỉ ra rằng, chính những yếu kém trong nội tại nền kinh tế mà chưa có cách nào cải thiện được mới là nguyên nhân cơ bản nhất khiến nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức hiện nay. Vì thế một bản đề án mới về tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 được xây dựng.

Tham vọng mới

Thực ra, nếu nói tham vọng mới thì không hẳn, bởi các mục tiêu của tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng vẫn là vậy. Chỉ có điều, theo ông Nguyễn Đình Cung thì giai đoạn tái cơ cấu vừa qua mới dừng lại ở phục hồi ổn định vĩ mô và cắt giảm thiệt hại do phân bổ nguồn lực không hiệu quả trong giai đoạn trước. "Do vậy, giai đoạn tiếp theo cần tập trung thay đổi cấu trúc nền kinh tế, sản xuất và kinh doanh theo hướng nâng cao hiệu quả, năng suất, chất lượng, làm bệ đỡ cho tăng trưởng lâu dài", ông Cung cho biết.

Một điểm được tiếp tục nhấn mạnh trong đề án lần này, đó là việc tái cơ cấu nền kinh tế sẽ tiếp tục được đẩy mạnh đồng thời theo hai trụ cột bổ trợ và tăng cường lẫn nhau. Đó là đẩy mạnh tái cơ cấu ngành kinh tế, nâng cao năng suất và giá trị gia tăng của từng ngành và của nền kinh tế và đẩy mạnh cải cách toàn diện vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế, xây dựng Nhà nước kiến tạo, qua đó để thị trường có vai trò quyết định trong huy động và phân bổ các nguồn lực sản xuất.

Hàng loạt mục tiêu và kế hoạch cụ thể trong tái cơ cấu nền kinh tế cũng đã được đề cập trong đề án. Những mục tiêu và kế hoạch triển khai không có nhiều khác biệt so với giai đoạn trước, song rất dễ nhận thấy, trọng tâm của kế hoạch này vẫn đang được đặt vào "cặp đối trọng" nhà nước và tư nhân. Mấu chốt của vấn đề vẫn là sự phân bổ nguồn lực vẫn còn bất bình đẳng giữa hai khu vực, cũng như sự can thiệp quá sâu của Nhà nước vào các hoạt động kinh tế, khiến cho thị trường trở nên méo mó, cơ chế phân bổ nguồn lực thì chủ yếu vẫn theo hướng xin - cho, bình quân chủ nghĩa...

"Chúng ta có lẽ đã hiểu sai bản chất vấn đề khi thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế. Chính vì vậy, vẫn còn tồn tại sự chênh lệch về lợi thế cạnh tranh giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân cho đến ngày hôm nay", TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã nói như vậy.

Còn dự thảo đề án của CIEM cũng đã chỉ ra rằng, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã không hề làm giảm sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế, bởi quan hệ thân hữu giữa doanh nghiệp với quan chức nhà nước vẫn tiếp tục được duy trì ngay cả khi doanh nghiệp đã được cổ phần hóa.

Điều này trên thực tế đã được khẳng định từ lâu, khi mà nói cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, song tỷ lệ các doanh nghiệp mà Nhà nước vẫn chiếm cổ phần chi phối là rất lớn, đến nỗi các nhà đầu tư nước ngoài cũng trở nên e dè khi mua cổ phần của các doanh nghiệp này vì biết rằng họ sẽ khó có thể có tiếng nói ở một doanh nghiệp như vậy. Và nói là thoái vốn Nhà nước, nhưng thực tế, lũy kế từ năm 2012 đến tháng 10/2015, mới thoái được 16.450 tỷ đồng, thu về 22.870 tỷ đồng, bao gồm cả thoái vốn đầu tư ngoài ngành. Con số này chỉ tương đương 2% tổng giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước trong cùng thời kỳ.

Cũng bởi thế, có tới 4 mục tiêu cụ thể đã được bản đề án tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 đề cập trong nội dung tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Đó là giam ty lê năm giư cô phân cua nha nươc trong phân lơn doanh nghiêp co vôn nha nươc; giam bơt cac nganh nghê đươc quy đinh Nha nươc cân năm giư đa sô cô phân; thoái toàn bộ vốn nhà nước khỏi các doanh nghiêp không thuôc nganh nghê nha nươc cân năm giư sô cô phân trên 50%; và nâng cao hiêu qua kinh doanh cua tât ca cac doanh nghiêp co vôn nha nươc vượt qua mức hiệu quả trung bình của ngành mà doanh nghiệp hoạt động.

"Đây là cơ hội lớn của đất nước, nếu không làm, đất nước không thể phát triển được", ông Thiên nói.

Và nỗi lo cũ

Vẫn biết nếu không thực hiện tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng, nền kinh tế Việt Nam sẽ tụt hậu, chứ chưa nói đến cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới trong bối cảnh hội nhập ngày càng toàn diện. Thế nên, quyết tâm tái cơ cấu kinh tế là rất lớn. Bản đề án của CIEM dự thảo cũng đã nhận được sự đ.ánh giá cao của các chuyên gia kinh tế. Nhưng một câu hỏi vẫn luôn được đặt ra, đó là chúng ta sẽ triển khai đề án mới thế nào và liệu "bổn cũ" có soạn lại?

TS. Lưu Bích Hồ thì có vẻ lo lắng, bởi các mục tiêu đặt ra trong đề án là quá tham vọng. "Chỉ riêng xem xét thông qua đã mất 1 năm, chúng ta chỉ còn 4 năm để thực hiện, lại đặt trong điều kiện, tốc độ và hiệu suất làm việc của bộ máy quản lý của ta thuộc hàng yếu kém so với nhiều nước trên thế giới", TS. Lưu Bích Hồ nói.

Trong khi đó, TS. Trần Đình Thiên nhấn mạnh, muốn tái cơ cấu, phải nhấn mạnh vào kinh tế tư nhân, để làm sao Việt Nam có được những tập đoàn tư nhân lớn, chứ nếu doanh nghiệp vẫn cứ nhỏ li ti, vẫn thực hiện tái cơ cấu theo kiểu cũ, phân bổ nguồn lực theo kiểu xin - cho, thì... sẽ c.hết.

"Chúng ta muốn chia đều tất cả, thì làm sao tái cơ cấu được. Tái cơ cấu là phải ưu tiên cho những doanh nghiệp, địa phương làm tốt, có tiềm năng phát triển. Dứt khoát không "xin - cho", không chia đều theo kiểu tỉnh nghèo cũng bằng tỉnh giàu", ông Thiên nhấn mạnh.

Tương tự, ông Lê Xuân Bá, nguyên Viện trưởng CIEM lại nhắc tới sự trả giá, mà ngay từ khi mới bắt đầu thực hiện tái cơ cấu kinh tế, ông đã nhiều lần nói tới.

"Tái cơ cấu là đụng chạm đến rất nhiều nhóm lợi ích khác nhau, nên họ đã viện ra đủ thứ để không thực hiện tái cơ cấu, và vì thế mà đề án đã không được thực hiện triệt để. Lần này câu hỏi vẫn được đặt ra là chúng ta có sẵn sàng trả giá không? Có dám đóng cửa doanh nghiệp nhà nước nếu họ làm ăn không hiệu quả không? Đóng cửa thì thất thu ngân sách, người lao động mất việc. Nhưng nếu không chấp nhận trả giá thì sẽ rất khó tái cơ cấu", ông Lê Xuân Bá nhấn mạnh.

Nếu vậy, xem ra câu chuyện tái cơ cấu không hẳn nằm ở bản đề án đã từng được xây dựng, thực hiện và đang tiếp tục được hoàn thiện bằng "phiên bản mới". Vấn đề nằm ở quyết tâm chính trị xem chúng ta có thực sự dám đi đến tận cùng của việc tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng hay không.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Lộ địa điểm Midu hưởng tuần trăng mật sang chảnh
06:33:28 04/07/2024
Cô đào có cuộc đời bi đát nhất: Uống thuốc vì chồng bỏ rơi, 21 t.uổi ôm con ngã quỵ bởi câu nói như dao găm
07:00:00 04/07/2024
Dàn thí sinh gây bất ngờ tại Sơ khảo Miss Grand Vietnam 2024, 1 nhân vật 2 lần out top cũng có mặt
06:52:53 04/07/2024
Ly hôn chồng cũ vì không sinh được con, vừa cưới chồng mới thì có bầu, nhưng xét nghiệm ADN xong chị tôi lại phải ly hôn tiếp
08:31:31 04/07/2024
Mỹ nhân cổ trang gây bão MXH với nhan sắc đẹp hơn tranh vẽ, netizen tấm tắc khen "tạo hình xuất sắc nhất sự nghiệp"
06:27:13 04/07/2024
Trạm Cứu Hộ Trái Tim tập cuối: Tất cả các nhân vật đều có cái kết đẹp trừ một người
06:18:43 04/07/2024
Sao nam vô duyên bậc nhất showbiz
06:47:05 04/07/2024
"Bạn trai quốc dân" Hoa ngữ sau 8 năm giờ già như ông chú hói đầu gây choáng, netizen "lác mắt" không nhận ra
06:21:41 04/07/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt t.iền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
 Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu. Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng t.iền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
 Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Những nẻo đường gần xa - Tập 29: Vinh công khai tặng quà cho Đông giữa đội đấu kiếm

Phim việt

12:52:04 04/07/2024
Vinh tới đội tập để mang đồ ăn tới cho Hân và các bạn. Thế nhưng, anh giữ lại một túi quà đặc biệt để tặng cho Đông, anh cũng không ngần ngại đưa cho cô trước mặt cả đội.

Khoảnh khắc 8 cầu thủ động viên khi Ronaldo khóc, Bồ Đào Nha chưa bao giờ đoàn kết như thế

Sao thể thao

12:47:44 04/07/2024
Ronaldo đã khóc, đó là giọt nước mắt khi anh bỏ lỡ cơ hội mười mươi trên chấm penalty. Khoảnh khắc thủ môn Jan Oblak của Slovenia cản phá penalty thành công cũng là giọt nước tràn ly .

Đi cấp cứu sau vài ngày ăn món nhiều người Việt thích

Sức khỏe

12:45:00 04/07/2024
Người bệnh được xác định bị viêm màng não do liên cầu lợn và điều trị theo kháng sinh đồ. Sau 21 ngày điều trị, người bệnh đã khỏi, sức khỏe ổn định.

V (BTS) - Thần tượng K-Pop được tìm kiếm nhiều nhất trên Google nửa đầu năm 2024

Nhạc quốc tế

12:41:27 04/07/2024
Google mới đây đã công bố danh sách những ngôi sao được tìm kiếm nhiều nhất trên nền tảng này trong nửa đầu năm 2024. Dữ liệu được thu thập từ 1/1 đến 30/6/2024.

Danh sách nhân vật trong Zenless Zone Zero

Mọt game

12:16:10 04/07/2024
TrongZenless Zone Zero, nhân vật sẽ thuộc các thế lực khác nhau, với 5 hệ, 3 phong cách chiến đấu chủ đạo, 5 chuyên môn và 2 cấp bậc. Cấp A tương ứng với nhân vật 4 sao, cấp S tương ứng với nhân vật 5 sao.

Du lịch Cửa Hội có những gì?

Du lịch

12:05:02 04/07/2024
Năm nay, nếu bạn vẫn chưa có gợi ý về điểm đến thì hãy lựa chọn biển Cửa Hội để trải nghiệm và khám phá. Biển Cửa Hội được biết đến là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn ở khu vực Bắc Trung Bộ.

5 phim Hàn dở nhất nửa đầu 2024: Hạng 1 bị coi là "nỗi nhục" của nhà đài

Phim châu á

11:57:56 04/07/2024
Ban đầu bộ phim Người Thừa Kế Bất Khả Thi thu hút sự chú ý của người xem nhờ sự góp mặt của 2 nam diễn viên trẻ Lee Jae Wook, Lee Jun Young cùng nội dung lôi cuốn về hành trình vượt lên của các thanh niên tham vọng.

Cách làm bao tử heo khìa nước dừa miền Tây giòn giòn thơm phức, ăn với cơm hay nhậu đều thích hợp

Ẩm thực

11:57:41 04/07/2024
Bao tử khìa nước dừa mang lại một trải nghiệm ẩm thực đầy thú vị, với sự kết hợp hài hòa giữa độ giòn dai của bao tử và vị béo ngậy, đậm đà của nước dừa cùng các gia vị khác.

5 bước chăm sóc để có vùng nách xinh trắng sáng như sao Hàn, riêng bước số 4 chắc ít người để ý

Làm đẹp

11:50:39 04/07/2024
Nhiều fan còn đùa rằng nách của thần tượng còn... sáng hơn cả tương lai của họ nữa. Vậy các idol thường làm gì để chăm sóc vùng da đặc biệt này?

Bắc Kạn chủ động ứng phó với đợt mưa lớn

Tin nổi bật

11:41:26 04/07/2024
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Công an tỉnh chủ động chỉ đạo các lực lượng đóng trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ địa phương triển khai công tác ứng phó; khắc phục hậu quả mưa lũ theo quy định.

Ăn diện luôn dẫn đầu xu hướng, công nương Diana từng có lúc mặc kiểu áo "xấu xí" này vì lý do đặc biệt

Thời trang

11:33:16 04/07/2024
Thường xuyên tạo nên cơn sốt thời trang với váy áo thanh lịch, duyên dáng hoặc lộng lẫy, Công nương Diana cũng có lúc giản dị bất ngờ với chiếc áo nỉ.