Điều chỉnh cục bộ quy hoạch đường Vành đai 5
Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương điều chỉnh cục bộ quy hoạch tuyến đường Vành đai 5 đoạn từ Km68 – Km75 trong Quy hoạch chi tiết đường Vành đai 5 – Vùng Thủ đô Hà Nội.
Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổng hợp việc điều chỉnh cục bộ tuyến đường Vành đai 5 đoạn từ Km68 – Km75 vào Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo đúng quy định pháp luật về quy hoạch và quy định pháp luật có liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ.
* Theo Quyết định số 561/QĐ-TTg ngày 18/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ, đường Vành đai 5 quy hoạch đi qua địa giới hành chính của 36 quận, huyện, thành phố trực thuộc 8 tỉnh.
Đường Vành đai 5 chính tuyến đạt tiêu chuẩn đường cao tốc TCVN5729-2012 có đường gom, đường song hành, quy mô 4 6 làn xe, bề rộng nền đường tối thiểu Bn=25,5 33,0 m cho các đoạn Sơn Tây – Phủ Lý (từ đường Hồ Chí Minh đến cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình) và Phủ Lý – Bắc Giang (từ cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đến cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn) thuộc địa phận thành phố Hà Nội, các tỉnh Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương và Bắc Giang.
Video đang HOT
Tiêu chuẩn đường ô tô cấp II theo TCVN 4054-05, quy mô 4 6 làn xe, bề rộng nền đường tối thiểu Bn=22,5 32,5 m cho các đoạn Bắc Giang – Thái Nguyên (từ đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn đến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên) và đoạn Thái Nguyên – Vĩnh Phúc – Sơn Tây (từ đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên đến đường Hồ Chí Minh) thuộc địa phận các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội (đoạn qua thị xã Sơn Tây).
Tăng cường quản lý nhà nước về ATTP
Quảng Ninh là thị trường có sức tiêu thụ thực phẩm lớn, ngoài việc đáp ứng nhu cầu của nhân dân còn phục vụ nhu cầu của hàng triệu lượt du khách đến tham quan nghỉ dưỡng.
Chính bởi vậy, các cấp, các ngành vào cuộc quyết liệt trong công tác quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn.
Đoàn kiểm tra liên ngành ATTP số 2 của tỉnh kiểm tra tại Siêu thị Aloha Mall (TX Đông Triều), tháng 1/2021. Ảnh: Minh Đức
Trong 10 năm qua, công tác đảm bảo ATTP ở Quảng Ninh đã được triển khai thực hiện đồng bộ và rộng khắp, đảm bảo thống nhất từ tỉnh đến các xã, phường. Các địa phương đã đưa các tiêu chí về ATTP vào nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; vận động toàn dân tự giác thực hiện các quy định pháp luật về ATTP. Nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với công các ATTP từng bước được nâng cao, công tác quản lý nhà nước về ATTP từng bước được coi trọng.
Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về ATTP được kiện toàn từ tỉnh đến địa phương nhằm tăng cường sự lãnh đạo, tập trung thống nhất điều hành phối hợp công tác đảm bảo ATTP trong tình hình mới. Từ năm 2014 đến nay, Ban chỉ đạo liên ngành ATTP các cấp được kiện toàn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp làm Trưởng Ban chỉ đạo tỉnh; các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Phó Ban Chỉ đạo, phụ trách 3 Tiểu ban chỉ đạo liên ngành ATTP trong các lĩnh vực: Y tế, nông nghiệp, công thương. Các thành viên Ban Chỉ đạo là giám đốc các sở, ngành của tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện, Ủy ban MTTQ và các hội đoàn thể. Tỉnh xây dựng quy chế hoạt động, phân công rõ trách nhiệm và phối hợp chặt chẽ giữa các ngành thành viên Ban Chỉ đạo nhằm phát huy tối đa hiệu quả quản lý.
Năm 2016, tỉnh thành lập Tổ giúp việc cho Chủ tịch UBND tỉnh về công tác ATTP để tham mưu và giúp Chủ tịch UBND tỉnh nắm bắt, xử lý nhanh, kịp thời các tình huống, diễn biến phức tạp về ATTP, không để có điểm nóng, gây bức xúc trong xã hội về ATTP trên địa bàn tỉnh. Tổ xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về ATTP của các sở, ngành, đơn vị, địa phương. Tăng cường cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan có liên quan và chính quyền địa phương về các tồn tại, hạn chế, vướng mắc, sự cố về ATTP và có phương án giải quyết kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm.
Cán bộ Trạm y tế phường Quảng Yên lấy mẫu xét nghiệm nhanh về ATTP của một cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn, tháng 1/2020.
Các địa phương duy trì đội ngũ cán bộ quản lý ATTP. Đội ngũ này được tập huấn đầy đủ về chuyên môn, nghiệp vụ, qua đó góp phần nâng cao năng lực quản lý, kiểm tra, giám sát về ATTP.
Từ năm 2014, tỉnh còn triển khai và sử dụng hiệu quả hệ thống chính quyền điện tử, trong đó thực hiện giải quyết TTHC về ATTP theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đảm bảo đúng quy trình, quy định. Thường xuyên rà soát, bãi bỏ, đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các TTHC. Giai đoạn 2017-2021, các cơ quan quản lý chuyên ngành và các địa phương thực hiện cấp 8.000 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho các cơ sở thuộc diện phải cấp (đạt 98,2%). Công tác giám sát mối nguy hại và cảnh báo ATTP được quan tâm thực hiện.
Tỉnh đã hình thành được các vùng quy hoạch sản xuất ATTP, quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung... Trong nhiều năm qua, toàn tỉnh không xảy ra ngộ độc thực phẩm lớn trên 30 người mắc, không có người tử vong do ngộ độc thực phẩm tại các cơ sở thực phẩm quản lý, không có dịch bệnh truyền qua thực phẩm xảy ra trên địa bàn.
Mặc dù vậy, công tác chỉ đạo, điều hành quản lý ATTP ở một số địa phương còn chưa thường xuyên, phần lớn thành viên Ban Chỉ đạo còn hoạt động kiêm nhiệm hoặc có thay đổi nhân sự, nên không theo sát tiến trình thực hiện. Hoạt động của Ban Chỉ đạo chủ yếu tập trung vào các đợt cao điểm nên chưa đạt hiệu quả cao. Bởi vậy, thời gian tới, cần tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền đối với công tác ATTP, nêu cao vai trò, vị trí của người đứng đầu, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đối với công tác đảm bảo ATTP, coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong công tác an sinh xã hội và phát triển kinh tế-xã hội theo hướng bền vững.
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu hoàn thiện phương án thu phí cao tốc Theo Bộ Giao thông Vận tải, hiện Tổng cục Đường bộ Việt Nam mới chỉ nêu được khái quát hình thức tổ chức khai thác, chưa có đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật hướng dẫn thực hiện. Trạm thu phí trên cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. Ảnh minh họa: Quang Toàn/BNEWS/TTXVN Bộ Giao thông Vận tải...