Điều cần lưu ý khi sơ cứu
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể gặp phải những tình huống cần phải sơ cứu người bệnh trước khi thầy thuốc 115 đến.
Việc sơ cứu rất quan trọng, có thể ảnh hưởng tới sự sống còn hoặc mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh nhân. Sơ cứu đúng cách sẽ hỗ trợ người bệnh khi chưa có được sự trợ giúp của y tế, giúp ích cho điều trị tiếp theo đó.
Những bệnh cấp cứu sau đây thường gặp:
Bệnh tim mạch: Tai biến mạch máu não, tai biến mạch vành tim, biến chứng của bệnh tăng huyết áp, huyết áp thấp, suy tim cấp.
Bệnh về tiêu hóa: Xuất huyết trong hoặc nôn ra máu do loét dạ dày, ung thư, ngộ độc thức ăn, nước uống, tiêu chảy cấp, dị vật thực quản.
Bệnh hô hấp: Viêm phổi cấp, cơn hen phế quản, ho ra máu, tắc thở do trào tắc khí quản.
Bệnh tâm thần kinh: Cơn kích động, cơn động kinh, hôn mê, liệt, rối loạn tiền đình nặng.
Video đang HOT
Ngoài ra còn gặp những chấn thương do ra máu, gãy xương, sai khớp, tổn thương não tủy…
Đặt người bệnh nằm yên trên mặt phẳng, không vội vàng di chuyển hay vác chạy.
Những điều cần làm khi sơ cứu: Bình tĩnh đặt người bệnh nằm yên tĩnh ngay tại chỗ, nới bớt thắt lưng, quần áo, tránh để lạnh quá hay nóng quá. Nếu người bệnh còn tỉnh nên động viên họ yên tâm, đừng quá hoảng sợ. Nếu bị chấn thương gây chảy nhiều máu, tạm thời dùng băng ép, garo cầm máu ngay sát trên chỗ tổn thương. Nếu có gãy xương, đặt nạn nhân nằm bất động hoặc buộc nẹp tạm thời ở tay chân…
Những điều không được làm khi sơ cứu: Vội vàng xoa bóp tim ngoài lồng ngực hoặc hô hấp nhân tạo. Hoảng hốt di chuyển bệnh nhân không đúng cách, vác, chạy. Tiêm hay cho uống thuốc khi chưa rõ bệnh. Tập trung đông người gây ồn ào, ngột ngạt làm người bệnh thêm hoảng sợ.
Một số cách sơ cứu điển hình:
Sơ cứu khi gãy xương đùi: Buộc chân đau vào chân lành ở 3 đoạn – Cổ chân với cổ chân, đầu gối với đầu gối, đùi với đùi, sau đó đặt nhẹ nạn nhân lên cáng rồi vận chuyển đến cơ sở y tế.
Sơ cứu khi bị tăng huyết áp: Để người bệnh nghỉ ngơi, thư giãn hoàn toàn. Dùng máy đo huyết áp để xác định mức độ tăng và có biện pháp xử lý phù hợp. Để hạ huyết áp có thể cho người bệnh uống một cốc nước ép cần tây hoặc cà rốt.
Sơ cứu khi bị tụt huyết áp: Tùy vào vị trí, nhanh chóng để người bệnh ngồi ở nơi thoáng mát hoặc đặt nằm trên giường, đầu hơi thấp, nâng cao 2 chân. Hãy cho người bệnh uống 2 cốc nước tương đương 480ml vì uống nước giúp điều tiết huyết áp, hoặc cho uống trà gừng, nước sâm…
Trẻ nhỏ tuổi bị nôn nhiều, dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm
Nôn ói không chỉ là triệu chứng của các bệnh lý đường tiêu hóa, trẻ bị nôn còn có thể là biểu hiện của bệnh lý của các cơ quan khác hoặc bệnh lý toàn thân.
Ảnh minh họa
Hiện tượng nôn xảy ra khi có yếu tố kích thích trung tâm nôn ở não bộ như ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng hay do thuốc, do chuyển động. Nôn thường có lợi, vì nó giúp cơ thể loại bỏ các chất có thể gây hại ra khỏi cơ thể.
Một số bệnh lý có thể khiến trẻ bị nôn nhiều không sốt không đi ngoài hoặc khiến trẻ bị nôn liên tục như:
Viêm dạ dày ruột và ngộ độc thức ăn
Rất khó phân biệt giữa các bệnh viêm dạ dày ruột do virus/vi khuẩn với ngộ độc thức ăn vì thông thường các tình trạng này có khởi phát bệnh khá giống nhau: trẻ có thể nôn ồ ạt, trẻ bị nôn liên tục 5 - 30 phút/lần trong 1 - 12 giờ đầu. Tuy nhiên, cũng có một số dấu hiệu để phân biệt như:
Đối với nhiễm virus, bệnh khởi phát đột ngột, trẻ nôn, sốt cao và đau bụng. Tình trạng nôn có thể kéo dài từ 12 - 72 giờ. Tiêu chảy thường xuất hiện trong ngày đầu tiên nhiễm bệnh hoặc ngày thứ hai. Vì vậy, trẻ 2 tuổi bị nôn nhiều không sốt có thể loại trừ khả năng viêm dạ dày do vi khuẩn/virus.
Trẻ nhỏ hoặc trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt có thể nghi ngờ nguyên nhân do ngộ độc thức ăn, bệnh khởi phát 2 - 12 giờ sau khi trẻ ăn phải thực phẩm kém chất lượng. Trẻ bị ngộ độc thức ăn thường không sốt. Triệu chứng nôn thường xuất hiện vài giờ sau khi ăn tại nhà hàng hay khi đi dã ngoại, thường không kéo dài quá 12 giờ, có thể có hoặc không có kèm tiêu chảy. Nếu trẻ sốt cao hoặc nôn kéo dài hơn 12 giờ thì ít khả năng là do ngộ độc thực phẩm.
Tắc ruột
Bệnh lý này xuất hiện khi ruột của trẻ bị xoắn. Tuy đây là tình trạng hiếm gặp nhưng bệnh rất nguy hiểm và cần được xử lý cấp cứu càng sớm càng tốt. Triệu chứng then chốt của tắc ruột đó là đau bụng dữ dội. Nếu trẻ chỉ đau bụng vừa hoặc không đau thì không nghĩ nhiều đến nguyên nhân do tắc ruột. Các triệu chứng tắc ruột bao gồm: đau bụng đột ngột, dữ dội, liên tục hoặc từng cơn; trẻ bị nôn ra mật xanh vàng, thường là nôn vọt (không bắt buộc); trẻ không kèm theo triệu chứng đi đại tiện; da dẻ nhợt nhạt, vã mồ hôi; tình trạng bệnh ngày càng xấu đi.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nếu trẻ sốt cao trong vài ngày và thỉnh thoảng có kèm theo nôn ói, đi tiểu thấy đau rát hoặc nước tiểu của trẻ có mùi khó chịu thì phụ huynh cần cân nhắc nguyên nhân này. Trẻ 2 tuổi bị nôn nhiều không sốt có thể loại trừ nguyên nhân này.
Ngoài ra, một số bệnh lý nguy hiểm xuất hiện khi có dấu hiệu nôn mửa như: Lồng ruột, hẹp phì đại môn vị, trào ngược dạ dày thực quản,...
Tùy vào từng triệu chứng đi kèm với nôn nhiều ở trẻ mà cha mẹ đưa ra phán đoán, xử lý. Nếu trong trường hợp bé nôn những vẫn vui chơi, ăn uống bình thường thì cha mẹ có thể để bé theo dõi tại nhà đồng thời bù nước và điện giải cho bé. Nhưng nếu bé có những triệu chứng bất thường khác như đau bụng, bỏ ăn, lừ đừ..., cần đưa đến bệnh viện ngay.
Người Việt phải chung sống với bệnh tật bao nhiêu năm trong cuộc đời? Theo chuyên gia, người Việt có tuổi thọ cao so với nhiều nước. Tuy nhiên, chất lượng sức khỏe khi về già thấp. Người Việt có tuổi thọ cao nhưng sức khỏe thấp Theo ông Nguyễn Hồng Quân, Chủ tịch Hội Giáo dục Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng Việt Nam, người cao tuổi chiếm tới gần 12% dân số nước ta, dự...