Điều cần biết về thủ tục khám phụ khoa
Khám phụ khoa có thể giúp chị em tầm soát những căn bệnh phụ khoa gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, sức khỏe, đời sống quan hệ và khả năng sinh sản…
Khám phụ khoa là một trong những thủ tục kiểm tra sức khỏe, chị em phụ nữ nên thực hiện định kỳ 6 tháng – 1 năm/lần. Những điều cần biết về thủ tục khám phụ khoa sau đây sẽ giúp chị em khám thuận lợi, nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Khám phụ khoa là gì?
Khám phụ khoa là một thủ tục khám sức khỏe bình thường, không phức tạp và không gây đau đớn. Được các bác sĩ chuyên sản phụ khoa thực hiện, với sự hỗ trợ của các dụng cụ chuyên ngành. Thời gian kiểm tra chỉ mất khoảng vài phút, rất nhanh chóng và an toàn.
Khi khám phụ khoa, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra khu vực âm đạo của chị em phụ nữ. Xác định kích thước và vị trí của các bộ phận, cơ quan sinh sản, sinh dục. Sau đó tiến hành khám tổng quát khu vực bên ngoài, âm đạo – âm hộ, cổ tử cung, tử cung, buồng trứng…. Tất cả chỉ mất 5 – 10 phút. Cuối cùng bác sĩ sẽ tiến hành làm thêm một số xét nghiệm ( dịch âm đạo, nước tiểu, máu, tế bào cổ tử cung…) nếu bạn yêu cầu hoặc bác sĩ nghi ngờ bạn mắc các bệnh lây qua đường quan hệ , ung thư, viêm nhiễm âm đạo…
Dù chưa kết hôn, chưa quan hệ hay đã kết hôn, quan hệ,….thì các chị em cũng nên thực hiện khám phụ khoa định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần. Đặc biệt, nên khám lần đầu khi 15 tuổi để phát hiện ung thư sớm (nếu có). 18 tuổi nên làm xét nghiệm tế bào tử cung (PAP smear) để phát hiện ung thư tử cung sớm.
Khi nào thì nên đi khám phụ khoa?
Video đang HOT
Bên cạnh việc khám phụ khoa định kỳ. Chị em phụ nữ cũng nên đi khám phụ khoa khi gặp phải những trường hợp sau:
Trước khi lập gia đình.Trước khi mang thai.Khi phát hiện chồng có quan hệ ngoài luồng hoặc có biểu hiện mắc bệnh ở vùng kín.Khi “vùng kín” của bạn có biểu hiện bất thường.Khi quan hệ gặp khó khăn, đau rát, khó chịu…..Cần chú ý, chuẩn bị những gì khi khám phụ khoa?Lựa chọn cơ sở y tếChuẩn bị tốt
Trước khi đi khám phụ khoa, các bạn cần chuẩn bị tốt cả về sức khỏe lẫn tâm lý. Cần lên lịch khám vào ngày nào, giờ nào, sáng hay chiều, tốt nhất nên hẹn trước với cơ sở y tế để không phải đợi lâu. Nên đi tiểu trước khi khám, và đặc biệt không khám khi đang hành kinh. Ngoài ra, không thủ dâm hoặc quan hệ trước ngày khám 2 ngày, không thụt rửa âm đạo hoặc đặt thuốc.
Ngoài ra, nên mang theo một cuốn sổ nhỏ để ghi chép những lời dặn dò của bác sĩ và những việc bạn thắc mắc.
Chuẩn bị trang phục: Để việc khám phụ khoa thuận lợi và nhanh chóng, bạn nên mặc váy hoặc chân váy. Không nên mặc quần, vì việc mắc – cởi quần sẽ làm mất nhiều thời gian.Nên đặt câu hỏiNên có người đi cùng.
Trên đây là những điều cần biết về thủ tục khám phụ khoa. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp chị em quan tâm đến sức khỏe phụ khoa của mình hơn.
Theo kienthucgioitinh.org
Quá trình rụng trứng ở phụ nữ diễn ra như thế nào?
Quá trình rụng trứng ở phụ nữ diễn ra như thế nào là vấn đề mà nhiều chị em nên tìm hiểu để xác định được thời điểm vàng cho quá trình thụ thai được thuận lợi.
Chị em có biết quá trình rụng trứng ở phụ nữ diễn ra như thế nào?
Rụng trứng được điều khiển với hormone
Mỗi tháng, trung bình chỉ có 1 trứng chín. Gần đến thời điểm rụng trứng, cơ thể sản xuất rất nhiều hormone estrogen. Hormone này phát tín hiệu làm dày lớp lót tử cung và tạo ra một môi trường thân thiện với các tinh trùng.
Nồng độ estrogen cao cũng làm gia tăng đột ngột hormone LH. Sự gia tăng này kích thích buồng trứng phóng thích quả trứng đã chín trong vòng 24 đến 36 giờ sau đó. Đây chính là quá trình rụng trứng.
Khoảng thời gian trứng sống được sau khi rụng là 24 giờ
Trứng phải được thụ tinh trong vòng 24 giờ sau khi được giải phóng. Nếu không được thụ tinh, trứng sẽ tự tiêu biến và lớp lót tử cung bong ra và gây chảy máu, đó là lúc bạn thấy chu kỳ kinh nguyệt xảy ra.
Thông thường, chu kỳ xảy ra có nghĩa là bạn đã không thụ thai. Chỉ có một số rất ít trường hợp có thai nhưng vẫn thấy kinh nguyệt. Trong một số trường hợp bị rối loạn hormone, rụng trứng không xảy ra nhưng bạn vẫn sẽ thấy kinh nguyệt.
May mắn là tinh trùng có khả năng sống sót lâu hơn trứng, nên nếu giao hợp trước thời điểm rụng trứng khoảng 4-5 ngày thì bạn vẫn có khả năng mang thai.
Trứng thường sẽ không rụng vào một ngày cố định
Chắc hẳn bạn đã được nghe nhiều đến "thời điểm vàng" để thụ thai, đó chính là thời điểm rụng trứng và những ngày gần đó nhất. Quả thực, mỗi tháng buồng trứng giải phóng 1 trứng đủ chín để chờ kết hợp với tinh trùng tạo thành một hợp tử, từ đó phát triển thành phôi thai. Tuy nhiên, phần thử thách là thời gian trứng rụng lại khác nhau trong từng tháng, ngay cả đối với cùng một người phụ nữ. Vì vậy, với những người có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, việc chỉ ra chính xác ngày rụng trứng cũng đã là điều khó chứ chưa nói đến những phụ nữ có kinh nguyệt thất thường.
Cách thường được áp dụng nhất là trừ đi 14 đến 16 ngày kể từ ngày bạn nghĩ sẽ bắt đầu kỳ kinh tiếp theo. Đó là khoảng thời gian khả thi nhất mà rụng trứng xảy ra. Tuy nhiên, với những người có chu kỳ dài hơn 35 ngày hay ngắn hơn 21 ngày, hoặc thất thường, phương pháp này không hiệu quả.
Bên cạnh việc sử dụng lịch, một số dấu hiệu khác như sự thay đổi của dịch âm đạo, thay đổi cảm giác trong cơ thể cũng cần được lắng nghe để có thể xác định chính xác thời điểm rụng trứng.
Dù là với mục đích nào, việc hiểu rõ về quá trình rụng trứng ở phụ nữ diễn ra như thế nào sẽ giúp các chị em chọn lựa ra thời điểm thích hợp để đạt được mong muốn của mình.
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Khó chịu vì tiếng óc ách Thật khó chịu với âm thanh này mỗi khi vợ chồng gần gũi mà tôi không biết phải làm sao để tiết chế... Chuyện vợ chồng của chúng tôi có thể xem là khá ổn, tuy nhiên có một chi tiết nhỏ là khi gần gũi thì "chỗ kín" của tôi phát ra những tiếng óc ách rất khó chịu (chồng tôi cũng...