Điều cấm kỵ khi trồng cây kim tiền
Cây kim tiền sẽ khó đâm chồi mới và ra hoa nếu như bạn phạm phải những điều cấm kỵ này khi chăm sóc.
Cây kim tiền còn được gọi là cây phát tài, là một trong những loại cây cảnh phong thủy được nhiều người lựa chọn để trồng trong nhà, văn phòng hoặc đặt trên bàn làm việc.
Lá kim tiền xanh quanh năm, mọc đối xứng tạo thành từng chuỗi giống như chuỗi tiền xu cổ, vì thế nhiều người tin rằng cây này sẽ mang lại may mắn, tài lộc và sự sung túc cho gia đình.
Một số người trồng cây kim tiền cho biết, loại cây này rất dễ chăm sóc, nếu cây có tuổi thọ trên 5 năm thì hàng năm đều ra chồi mới, thậm chí còn nở hoa. Tuy nhiên, một số cây dù đã trồng rất lâu nhưng vẫn không đâm chồi mới. Nguyên nhân có thể là do họ đã phạm phải một số điều cấm kỵ khi trồng cây kim tiền.
Điều cấm kỵ khi trồng cây kim tiền
Để cây phát triển mạnh mẽ, đâm chồi mới, bạn cần chú ý tránh những điều cấm kỵ khi trồng và chăm sóc cây kim tiền được liệt kê dưới đây:
Đặt cây ở nơi thiếu sáng
Cây kim tiền là loại cây ưa sáng nhưng không chịu được ánh nắng gay gắt. Chúng có thể sống tốt trong môi trường thiếu sáng, nhưng nếu bị đặt ở nơi thiếu ánh sáng lâu ngày, cây sẽ khó mọc chồi và không thể phát triển tốt.
Điều cấm kỵ khi trồng cây kim tiền: Đặt cây ở nơi thiếu sáng (Ảnh: Jardiland)
Vì vậy, để cây kim tiền phát triển chồi mới, màu lá xanh bóng đẹp mắt, hãy đặt cây ở nơi có ánh sáng tán xạ như bệ cửa sổ hướng Đông hoặc Đông Nam, gần ban công hoặc phòng khách nhiều ánh sáng. Cần chú ý không đặt cây ở nơi có ánh nắng gay gắt chiếu vào, nhất là vào buổi trưa. Có như vậy thì cây mới phát triển thuận lợi, đồng thời nâng cao khả năng kháng bệnh của cây và giảm nguy cơ thối rễ.
Video đang HOT
Vào mùa sinh trưởng cao điểm của cây kim tiền, khi nền nhiệt độ không quá cao và ánh sáng dịu, bạn nên để cây ra ngoài để tiếp xúc nhiều với ánh sáng hơn.
Tưới nước quá nhiều
Lá cây kim tiền dày, rễ củ to nên có khả năng trữ nước tốt, vì vậy bạn không cần tưới nước thường xuyên. Khi thừa nước, đất bị ướt trong thời gian dài thì rễ của cây kim tiền dễ bị thối, lá chuyển sang màu vàng khiến việc sinh trưởng ngày càng kém.
Đất hơi khô sẽ thuận lợi cho cây kim tiền phát triển hơn. Độ ẩm đất thích hợp để trồng kim tiền là 30%, khi thấp hơn 30% thì có thể bổ sung nước. Tưới nước 10 ngày một lần là đủ, sau khi tưới, nên đặt cây ở nơi thông gió để giảm nguy cơ đọng nước và thối rễ.
Không bón phân nhiều
Cây kim tiền cần được bón phân nhiều, đặc biệt là vào mùa xuân và mùa hè – thời gian sinh trưởng cao điểm. Nếu không bổ sung chất dinh dưỡng kịp thời thì cây sẽ ngày càng còi cọc, sinh trưởng chậm và không thể ra hoa.
Cây kim tiền là loại cây rễ củ, đòi hỏi đất phải tơi xốp, thoáng khí và hơi chua. Để duy trì đặc tính này của đất, tốt nhất nên sử dụng phân hữu cơ như phân bánh, bột xương để duy trì đặc tính của đất. Phân nên được pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1000, bón 15-20 ngày một lần để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Chăm sóc đúng cách giúp cây kim tiền phát triển tốt. (Ảnh: Jardiland)
Đây cũng là một trong những điều cấm kỵ khi trồng cây kim tiền. Nên thay đất và chậu khoảng 1-2 năm/lần để đảm bảo cây có đủ chất dinh dưỡng và không bị nén chặt. Nếu không thay thế, lượng chất dinh dưỡng trong đất cạn kiệt hoặc đất bị nén chặt sẽ không có lợi cho sự phát triển của bộ rễ, ảnh hưởng tới quá trình sinh trường của cây.
Khi thay đất nên chọn đất chua, giàu mùn, thoát nước tốt, độ pH khoảng 6-6,5. Có thể trộn đất mốc lá và cát sông theo tỷ lệ 1:1 hoặc mua đất dinh dưỡng về trồng. Trước khi trồng hoặc thay đất, nên bón lót một lượng phân hữu cơ thích hợp.
Nên chọn chậu có đường kính lớn hơn độ bao phủ của cây. Nếu dùng chậu cao, nên thêm sỏi ceramsite hoặc gốm vào đáy chậu để tăng độ thoát nước.
Sau khi thay chậu, cần kiểm tra bộ rễ của cây. Nếu rễ bị thối hoặc quá già cỗi, cần cắt tỉa bớt. Nếu cây quá nhiều, có thể chia tách sang chậu khác.
Tránh những điều cấm kỵ khi trồng cây kim tiền và chăm sóc đúng cách, cây sẽ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy chồi mới mọc và thậm chí ra hoa.
Trồng hoa giấy bón phân gì để cây nở nhiều hoa, ra hoa quanh năm?
Cây hoa giấy dễ trồng, dễ chăm sóc nhưng muốn cây ra nhiều hoa, bạn cùng cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây.
Hoa giấy là loại cây cảnh dễ trồng, dễ chăm sóc, thích nghi với nhiều kiểu điều kiện thời tiết. Cây có thể ra hoa quanh năm, màu sắc của hoa cũng khá đa dạng từ hồng, vàng, đỏ, trắng đến tím, cam... Mỗi màu hoa mang một dáng vẻ khác nhau, trông rực rỡ, đầy sức sống. Cây có thể trồng dưới đất và cho leo thành giàn lớn để trang trí, tạo bóng râm hoặc trồng trong chậu để tạo dáng bonsai với kích thước nhỏ hơn, phù hợp để đặt trong nhà.
Nếu trồng cây trong chậu, bạn cần chú ý đến việc thay đất cho cây hằng năm để duy trì độ tơi xốp của cây, giúp bộ rễ của cây có không gian phát triển.
Ngoài việc tưới nước hằng ngày, bạn cũng cần bổ sung dinh dưỡng cho cây. Dưới đây là gợi ý về một số loại phân bón thích hợp với cây hoa giấy, giúp hoa nở nhiều, nở liên tục.
Phân bánh dầu
Phân bánh dầu là phụ phẩm của ngành sản xuất dầu ăn. Khi ép dầu từ các loại hạt như đậu nành, lạc, điều, vừng... thì phần bã của các loại hạt được đem đi sấy khô để làm phân bón. Loại phân bón này rất tốt cho cây trồng, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, giúp đất tơi xốp. Bạn có thể trộn một lượng phân bánh dầu phù hợp vào dất trồng để kích thích cây phát triển, nở nhiều hoa hơn.
Phân bánh dầu rất tốt cho các loại cây trồng.
Nếu không mua phân bánh dầu, bạn cũng có thể tận dụng phần bã của các loại hạt trong quá trình nấu sữa hạt, làm đậu phụ, tào phớ tại nhà để ủ cho hạt tự hủy rồi bón vào gốc cây.
Phân trùn quế
Phân trùn quế là loại phân bón được tạo ra từ chất thải thu hoạch sau khi con trùn quế (còn gọi là giun quế, giun đỏ) ăn các chất hữu cơ. Phân trùn quế sạch, vệ sinh, không có mùi đặc biệt. Loại phân này chứa nhiều nguyên tố vi lượng rất tốt cho cây trồng.
Phân trùn quế cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cây hoa giấy.
Bạn có thể sử dụng phân trùn quế để bón lót vào đất. Sau đó, tươi đẫm nước. Bón cho cây 2 lần bằng phân trùn quế, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.
Sau quá trình có thể tiến hành hãm nước cho cây trong 15 ngày (ngừng tưới nước hoặc tưới nước một cách hạn chế). Ở giai đoạn sau, giảm lượng nước tưới và phân bón cho cây bằng một nửa bình thường.
Phân cừu
Phân cừu là loại phân hữu cơ được sử dụng khá nhiều để chăm bón cho các loại cây cảnh. Loại phân này cung cấp nhiều nitơ, phốt pho, kali.
Bạn có thể tìm mua phân cừu tại cá cửa hàng vật tư nông nghiệp, phân bón cây trồng.
Để bón cho cây, bạn cần đào vào lỗ nhỏ xung quanh gốc (không làm lộ bộ rễ của cây), vùi một ít phân cừu vào đó và phủ đất lên rồi tưới nước. Trong quá trình tươi nước hằng ngày, phân cừu sẽ dần tự hủy, giải phóng các chất dinh dưỡng giúp cây mau lớn và ra nhiều hoa.
6 cây cảnh phong thuỷ để bàn giúp người mệnh Mộc thu hút tài lộc, thăng tiến công danh Trang trí cây xanh trong phòng làm việc không chỉ giúp làm đẹp không gian, giảm căng thẳng mà còn có thể mang lại may mắn và tài lộc. Vậy, những loại cây để bàn làm việc hợp với người mệnh Mộc sẽ là gì? Cây kim ngân Cây kim ngân là một loại cây cảnh thân gỗ nhỏ nhắn, nhưng lại mang...