Diễu binh kỷ niệm ngày chiến thắng của Trung Quốc có nhằm đe dọa thế giới?
Trong những ngày qua, Trung Quốc đã tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày chiến thắng Phát-xít Nhật. Đỉnh cao của những hoạt động này là lễ diễu binh vào hôm nay (ngày 3-9-2015).
Cuộc diễu hành có vẻ bất thường vì một quy luật tồn tại lâu nay tại Trung Quốc là diễu binh chỉ được tổ chức 10 năm một lần và vào đúng ngày Quốc khánh Trung Quốc. Cuộc diễu binh này cũng gợi lại những ký ức trong chiến tranh cách đây 70 năm; hoạt động này cũng nhắc đến những đau khổ, đói khát và sự tàn bạo mà người dân Trung Quốc đã trải qua cũng như tinh thần quật khởi của họ. Trong khi đó, sự kiện này cũng chứng tỏ những mối quan ngại của lãnh đạo Trung Quốc thực tế tại nước nhà và ở bên ngoài.
Điều đáng tiếc là, một số nhà chính trị và truyền thông ở phương Tây lại phản ứng không mấy tích cực với lễ diễu binh. Đặc biệt, một số lãnh đạo phe đồng minh trong chiến tranh thế giới thứ hai đã từ chối lời mời của Trung Quốc. Họ cũng không hào hứng với việc cử đại diện quân đội tham gia diễu binh.
Phản ứng của phương Tây dựa chủ yếu trên những mối quan ngại sâu sắc rằng, sự phát triển Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến mô hình kinh tế và chính trị của thế giới ngày nay. Những mối quan ngại đó xuất hiện ngày càng rõ khi Nga sáp nhập Crimea vào lãnh thổ của mình và cuộc xung đột tại Ukraine ngày càng leo thang. Trong mắt người phương Tây, Trung Quốc và Nga đang phụ thuộc lẫn nhau, dù hai nước không hình thành bất cứ liên minh nào. Mặt khác, các tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc và Nhật Bản, giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Hoa Đông và Biển Đông đã gây ra những hiểu lầm trong cộng đồng quốc tế.
Sự thờ ơ của phương Tây trước lễ diễu binh do Trung Quốc tổ chức là một sai lầm về chính sách lẽ ra có thể tránh được. Thậm chí điều này có thể được xem là một sai lầm nặng nề. Rất hiếm người phương Tây thực sự hiểu tầm quan trọng của cuộc chiến cách đây 70 năm đối với việc mở mang tầm nhìn cho người dân Trung Quốc. Cuộc chiến ấy đã thay đổi suy nghĩ của họ về thế giới bên ngoài như thế nào.
Video đang HOT
Từ Chiến tranh Nha phiến (năm 1840) đến Chiến tranh Thái Bình Dương (năm 1941), thái độ của người Trung Quốc đối với các nước phương Tây có thể tóm tắt trong một từ: “ác cảm”. Đó là vì nhiều lý do. Ngoài việc họ bị áp bức thì những khác biệt văn hóa lớn giữa Trung Quốc và các nước phương Tây, địa lý tương đối biệt lập của Trung Quốc, sự tồn tại của một xã hội gia trưởng càng gây ra những mâu thuẫn gay gắt giữa Trung Quốc với các nước.
Chính cuộc chiến xâm lược do Phát-xít Nhật phát động đã khiến hàng triệu người dân Trung Quốc bỏ mạng, những hành động giết hại, sự hung hăng gần như đã loại bỏ quốc gia Trung Quốc và người Trung Quốc đã từng tự nhắc nhở bản thân về mối quan hệ giữa họ với phần còn lại của thế giới. Xem xét sự giúp đỡ của Mỹ, Anh, Liên Xô, người dân Trung Quốc nhận ra rằng, Trung Quốc và phần lớn các nước trên thế giới có nhiều điểm chung.
Chính thắng lợi của cuộc chiến tranh đã dẫn dắt mối các mối quan hệ chứa đựng sự tin tưởng và tình hữu nghị giữa Trung Quốc với Mỹ, các nước châu Âu cũng như sự tham gia thành lập Liên Hợp Quốc của Trung Quốc. Sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bất chấp những khúc quanh co của lịch sử như chiến tranh Triều Tiên, chính việc dựa trên nhận thức chung của mô hình chính trị thế giới sau chiến tranh và trật tự kinh tế cuối cùng đã dẫn đến sự khôi phục vị trí đại diện của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc. Trung Quốc đã hội nhập vào thế giới ngày nay một cách toàn diện kể từ khi Đặng Tiểu Bình tiến hành cải cách và mở cửa.
Do vậy, thật khó để hiểu lý do vì sao các nước phương Tây không tận dụng ngày lễ kỷ niệm mà Trung Quốc rất quan tâm và xem đây như là cơ hội để xem xét lại những tình cảm tốt đẹp đó. Chính trong cuộc chiến vai kề vai với lực lượng đồng minh và chiến thắng sau đó đã dạy người dân Trung Quốc rằng, không có bước tiến quan trọng nào của loài người chỉ do một quốc gia thực hiện. Nền hòa bình và thịnh vượng thực sự không thể đạt được nếu không có nhận thức rằng, cộng đồng quốc tế đều chia sẻ chung vận mệnh. Sự thông đồng giữa các quốc gia dân tộc hẹp hòi hay đối đầu chỉ có thể dẫn đến những thảm họa mới.
Ông Tập Cận Bình và lãnh đạo Trung Quốc đã chọn một con đường hướng về “cộng đồng toàn cầu chia sẻ vận mệnh”. Phương Tây quan ngại rằng, cuộc diễu binh không những không cần thiết mà còn vô lý.
Tác giả: Ông Qin Xiaoying
Học giả Nghiên cứu, Quỹ Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Trung Quốc
Theo China US Focus
20.000 nhân viên an ninh Nga bảo vệ lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng
Khoảng 20.000 nhân viên an ninh Nga được điều động để đảm bảo cho lễ kỷ niệm 70 Chiến tranh Vệ quốc ở Moscow hôm nay, với sự tham dự của hàng chục lãnh đạo thế giới, diễn ra suôn sẻ.
Quân nhân Nga diễn tập cho lễ duyệt binh hôm nay trên Quảng trường Đỏ. Ảnh:Reuters
Theo Moscow Times, lực lượng an ninh trên bao gồm 12.000 cảnh sát chính quy, hàng nghìn binh sĩ thuộc quân đội nội vụ, các tình nguyện viên và các nhân viên an ninh tư nhân.
"Tôi chưa bao giờ chứng kiến một sự kiện có quy mô lớn như thế trong nhiều thập kỷ làm chỉ huy cảnh sát", ông Vyacheslav Kozlov, phó cảnh sát trưởng Moscow, cho biết.
Theo cảnh sát, dự kiến có khoảng 25 triệu khán giả sẽ theo dõi và tham dự hàng trăm sự kiện diễn ra trong ngày trên khắp Moscow. Ngoài ra, hoạt động diễu hành cũng sẽ được tổ chức ở 150 thành phố của Nga cùng nhiều quốc gia Xô viết cũ như Belarus, Kyrgyzstan và Armenia.
Lễ duyệt binh được mong đợi trên Quảng trường Đỏ sẽ bắt đầu vào lúc 10h sáng giờ địa phương (8h giờ GMT). Khoảng 30 lãnh đạo của các quốc gia và tổ chức quốc tế sẽ có mặt trong sự kiện này như Đức, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Czech, Nam Phi.
Italy và Pháp cử các ngoại trưởng tham gia. Cháu trai của cố thủ tướng Winston Churchill sẽ đại diện đoàn đại biểu của Anh.
Nga dự kiến phô diễn nhiều hệ thống vũ khí mới như xe tăng chiến đấu, xe bọc thép, pháo tự hành, tên lửa chống tăng. Khoảng 16.000 quân nhân từ 11 quốc gia tham gia lễ diễu hành trên Quảng trường Đỏ.
Đây sẽ là lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng lớn nhất mà Nga từng tổ chức.
Anh Ngọc
Theo VNE
"Soi" lễ diễu binh khủng bậc nhất của Nga trong Ngày Chiến thắng Chỉ tính riêng cho việc ngăn mưa trong ngày lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng chủ nghĩa Phát xít, chính phủ Nga đã chi 400 triệu rúp (khoảng 8 triệu USD). Theo đó, để Moscow có tiết trời thuận lợi nhất, ngay từ sáng mùng 9/5, nhiều máy bay được huy động phun các hóa chất đặc biệt vào các đám mây...