Điều bi thảm thấy trước
Hàng trăm tiểu thương đang khóc ròng do hàng hóa, vốn liếng, thậm chí là cả gia sản đã bị “bà hỏa” thiêu rụi trong vụ cháy Trung tâm thương mại (TTTM) ở Hải Dương. Nguyên nhân, trách nhiệm của vụ cháy còn đang được cơ quan chức năng điều tra, song đã thấy những hệ lụy, bất ổn vô cùng lớn từ vụ cháy TTTM gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.
Khoản tiền hỗ trợ hơn chục tỷ đồng của TP và tỉnh Hải Dương cho mỗi gia đình tiểu thương 10 triệu đồng, hỗ trợ mỗi sinh viên con em tiểu thương 3 triệu đồng, miễn học phí 2 năm cho con em tiểu thương… cũng như việc ưu tiên hoãn hay miễn giảm thuế xem ra chẳng thấm tháp gì so với thiệt hại quá lớn và những hệ lụy xảy ra. Giá trị hàng hóa của các tiểu thương kinh doanh, buôn bán trong TTTM này rất lớn – người ít vài trăm triệu đồng, người nhiều lên tới cả tỷ đồng – song lại không có bảo hiểm. Nỗi đau xót của hàng nghìn con người phút chốc trắng tay, tương lai nợ nần giờ đây phải đối mặt với tình cảnh bi đát không biết sống ra sao… quả là quá sức chịu đựng.
Vụ cháy này là một thảm họa, thảm thiết hơn đây là hậu quả bi thảm có thể thấy trước. Điều thấy trước này còn hiển hiện rất rõ nếu nhìn ra những TTTM khác trên cả nước lúc này. Hầu hết ở các chợ lớn, bé ở nước ta san sát hàng hóa, quầy này liền quầy kia, hàng nghìn, hàng triệu chủng loại hàng hóa, nhiều chủ hàng lập bàn thờ riêng, có nhang và nến… Trong khi việc sử dụng điện lại quá tùy tiện, không có luôn cả thiết bị bảo vệ tự động như cầu chì, áp tô mát… Sự mất an toàn về cháy nổ ở các chợ, các TTTM cứ mặc nhiên tồn tại cho tới khi xảy ra thảm họa.
Cháy chợ Đồng Xuân, cháy TTTM ITC- TP.HCM, cháy chợ Quảng Ngãi… nay TTTM Hải Dương không còn sót tí của cải nào khiến người dân thường chẳng biết trông vào đâu để có thể phục hồi lại đời sống, phục hồi sinh kế. Cho dù từ cuối tháng 11-2006, Chính phủ đã có Nghị định 130/2006/NĐ-CP quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong đó có chợ, TTTM.
Dù đã có văn bản pháp luật quy định, chuyện bảo hiểm cháy, nổ đối với chợ, TTTM vẫn không được mấy ai quan tâm. Trong vụ cháy chợ Quảng Ngãi hồi đầu năm 2012, hầu hết tiểu thương đều chủ quan không mua bảo hiểm vì “chắc gì chợ đã cháy mà mua cho tốn”. Còn ở Hải Dương các chủ sạp hàng lại cho hay không thấy ai phổ biến gì, chỉ biết nộp phí này phí kia…
Và cũng có trường hợp ở nhiều nơi khi số ít tiểu thương muốn mua bảo hiểm thì các công ty bảo hiểm cũng không sẵn sàng, bởi họ có lý khi cho rằng nguy cơ cháy chợ là rất cao, là đơn vị kinh doanh, dại gì họ ôm lấy rủi ro. Vậy là văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành nhưng không có biện pháp bảo đảm thực thi hiệu lực.
Trong khi ráo riết buộc các phương tiện giao thông mua bảo hiểm bắt buộc thì các cơ quan chức năng liên quan cũng nên làm hết trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với tòa nhà, chợ, siêu thị hay TTTM. Có vậy mới hạn chế, giảm thiếu được những điều bi thảm thấy trước. Không chỉ là những khoản đền bù nếu xảy ra cháy nổ mà còn là những biện pháp hữu hiệu phòng cháy nổ mà cơ quan quản lý chợ, các công ty bảo hiểm thực hiện để phòng ngừa, ngăn chặn hiểm họa có thể xảy ra.
THIÊN THANH
Video đang HOT
Theo ANTD
Bảo hiểm xe máy siêu rẻ, mua rồi "ôm đầu máu"!
Ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam khẳng định, nếu bán bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc mà khuyến mãi thì điều đó bị cấm, và luật đều đã có các điều khoản để chế tài, phạt tiền.
Xung quanh tờ giấy chứng nhận bảo hiểm xé máy cũng có khối chuyện khôi hài. Mấy tháng gần đây người dân trên địa bàn nhiều thành phố lớn bỗng dưng thấy "chuyện lạ". Hàng loạt điểm bán bảo hiểm xe máy được đặt di động trên vỉa hè, ngã tư - nơi nhiều người qua lại, nổi bật là một chiếc banner nhỏ có ghi nội dung giảm giá hay khuyến mãi "siêu rẻ"...
Tràn lan bát nháo bảo hiểm xe máy giá rẻ, khuyến mãi
Gần đây, dọc các tuyến đường của TP. Hồ Chí Minh có rất nhiều điểm bán bảo hiểm xe máy (BHXM) ngay trên vỉa hè, ở nhiều ngã tư, hay các góc phố giờ cao điểm và gây ấn tương với nhiều người đi đường bởi tấm banner "mua 1 năm, tặng 1 năm" hoặc "giảm 40-50%", với các mức giá "siêu rẻ" như chỉ từ 35-39 ngàn đồng/năm hoặc 65-69 ngàn đồng/2 năm nếu khách hàng mua bảo hiểm cho cả người ngồi trên xe, giá từ 45-50 ngàn đồng mỗi năm và 85 ngàn đồng/2 năm... Điều khó hiểu là trên giấy chứng nhận BHXM bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe máy, người bán vẫn ghi giá 66 ngàn đồng/năm.
Những hình ảnh tương tự cũng tồn tại ở nhiều tỉnh thành khác trong cả nước. Điều này khiến cho người dân nghĩ đến chuyện các công ty bảo hiểm đang muốn đẩy mạnh doanh số nên tăng cường quảng bá hay khuyến mãi bảo hiểm xe cơ giới. Tuy nhiên, đằng sau câu chuyện này không đơn giản như thế!
Chiều 25-3, tại vỉa hè gần ngã ba đường Nguyễn Thái Sơn - Phạm Ngũ Lão, quận Gò Vấp, TPHCM, H. Minh - một nam sinh viên của một trường cao đẳng đeo cặp cùng một chiếc xe máy và một tấm banner quảng bá "Bảo hiểm xe máy tưng bừng khuyến mãi một năm giá chỉ 35 ngàn, hai năm giá chỉ 65 ngàn" ngồi bán bảo hiểm xe máy cho nhà bảo hiểm chuyên nghiệp Pjico (theo như tấm banner) và người mua bảo hiểm cũng khá đông.
Anh Tấn, nhà quận 12, đã mua bảo hiểm hai năm tại điểm bán này. "Tôi mua vì giấy chứng nhận bảo hiểm cũ đã hết hạn, và cũng vì lo không may khi bị cảnh sát giao thông tuýt còi nếu không có giấy bảo hiểm mất công lại phiền phức thêm. Mua là vậy, chứ cũng không biết sẽ được bảo hiểm gì nữa, và cũng không biết giá rẻ vậy có là bảo hiểm thật không", anh Tấn thật thà cho biết. Nghe vậy, H. Minh đã nhanh chóng lý giải cho anh Tấn hiểu khách hàng sẽ được hưởng những quyền lợi gì từ hai tờ giấy chứng nhận đã mua. "Thấy họ tuyển cộng tác viên bán bảo hiểm nên em xin đi bán để kiếm thêm tiền chi tiêu. Thực ra giá tiền bán bảo hiểm như vậy cũng không rẻ hơn nhiều lắm, trong khi quyền lợi của khách hàng vẫn được đảm bảo đầy đủ. Tụi em đứng bán ở ngoài này thì người ta thấy tiện nên cũng vào mua và đại lý cũng phải giảm giá chút ít mới bán được nhiều...", H. Minh chia sẻ.
Người bán cứ bán - người mua cứ mua
Trên quốc lộ 1A ngay dưới chân cầu vượt Tân Thới Hiệp, quận 12 cũng có từ hai đến ba đại lý di động bán BHXM, điều lạ là tại đây những đại lý này không ghi rõ nhà cung cấp bảo hiểm trên tấm banner quảng cáo của mình, chỉ khi khách vào hỏi mua mới biết là hãng bảo hiểm nào bán. "Không chỉ tôi mà rất nhiều người dân phải mua BHXM cũng không hiểu quyền lợi và những thủ tục để được hưởng bảo hiểm khi xảy ra tai nạn", một khách hàng mua bảo hiểm tại đây bộc bạch.
Dọc theo đường Lý Thường Kiệt, quận Tân Bình cũng có khá nhiều điểm bán di động trên vỉa hè. Mai - sinh viên của một trường đại học đang bán BHXM "rong" cho biết, cô được trả công theo chiết khấu trên tổng phí bán trong tháng. "Giá công ty đã có sẵn rồi nên tụi em cứ thế mà bán thôi" - cô chia sẻ và cũng không biết vì sao giá bán lại rẻ như vậy.
Không riêng gì trên các đoạn đường này mà trên nhiều tuyến đường khác trên địa bàn thành phố cũng đều có rải rác người ngồi bán BHXM. Theo quan sát của chúng tôi thì đa phần các đai lý di đông kiểu này thường lấy nguôn từ các công ty bảo hiểm quen thuộc như Tổng Công ty CP bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV -BIC, Công ty cổ phần bảo hiểm PJICO,... và giá cả bán của các hãng cũng chênh lệch nhau không đáng kể.
Theo luật định (như Nghị định 103/2008/NĐ-CP của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, các thông tư 126/2008/TT-BTC, 103/20 0 9/TT-BTC 151/2012ATT-BTC của Bộ Tài chính ban hành để cụ thể hóa Nghị định 103), doanh nghiệp bảo hiểm phải bán đúng giá và không được khuyến mãi sản phẩm BHXM bắt buộc dưới mọi hình thức. Theo đó, Bộ Tài chính quy định giá bán bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe máy là 66.000 đồng/năm trong đó, 60.000 đồng là phí bảo hiểm, 6.000 đồng là tiền thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp bảo hiểm phải nộp ngân sách. Bộ Tài chính cũng quy định doanh nghiệp bảo hiểm được trích lại tối đa 20% hoa hồng cho các đại lý. Như vậy, giá bán bảo hiểm xe máy không thể dưới 54.000 đồng/năm.
Tuy nhiên, hàng loạt sản phẩm này của nhiều công ty bảo hiểm... vẫn được rao bán giảm giá công khai trên các diễn đàn trực tuyến. Thêm vào đó, thời hạn ghi trên giấy chứng nhận bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là 1 năm. Nếu đơn vị bảo hiểm thực hiện bán bảo hiểm cho khách hàng nhiều hơn 1 năm (2, 3 năm) là không đúng theo quy định, kể cả trường hợp tách ra thành nhiều giấy chứng nhận bảo hiểm mà mỗi giấy là 1 năm. Như vậy, viêc bán bảo hiểm xe máy khuyến mãi ưu đãi "mua 1 năm, tặng 1 năm" là hoàn toàn sai quy định. Việc các doanh nghiệp chấp nhận chịu lỗ để bán bảo hiểm quá rẻ so với quy định chung chỉ có thể được lý giải rằng họ đã có cách để "bù lại" - chẳng hạn như không thực hiện nghiêm chỉnh trách nhiệm bảo hiểm, lợi dụng việc người mua BHXM chỉ mua để tránh bị Cảnh sát giao thông phạt mà không quan tâm việc đòi tiền bảo hiểm khi gặp sự cố.
Bảo hiểm bắt buộc mà khuyến mại là bị cấm!
Đã có nhiều ý kiến cho rằng, lẽ nào cứ thả nổi để việc bán bảo hiểm không có sự quản lý, bán tràn lan, bát nháo như hiện nay. Phía bán bảo hiểm chỉ cần thu tiền, còn người mua mất tiền mua bảo hiểm nhưng lại không rõ về quyền lợi của mình, nhất là khó được bảo hiểm nếu gặp sự cố. Đó là chưa kể chuyện mua giấy chứng nhận bảo hiểm chủ yếu nhằm "hợp pháp hóa" khi chủ xe có sai phạm luật giao thông bị Cảnh sát giao thông tuýt còi.
Điều đáng nói, việc bán BHXM tràn lan như vậy cũng dễ khiến dẫn đến tình trạng mua phải giấy chứng nhận bảo hiểm giả như vụ việc cuối năm 2012. Theo đó, ba tên Nguyễn Hòa (SN 1985, quê Gia Lai) là nhân viên khai thác bảo hiểm tại Chi nhánh Công ty CP Bảo hiểm PJICO Sài Gòn, Nguyễn Hoàng Nam (SN 1982, ngụ quận Gò Vấp) là nhân viên của Chi nhánh Công ty CP Bảo hiểm PJICO Gia Định thuộc Công ty CP Bảo hiểm Petrolimex và Lê Phi (SN 1982, quê Bình Thuận) là nhân viên thiết kế bao bì, cả ba là bạn của nhau, thấy việc quản lý mua bán bảo hiểm có nhiều sơ hở nên đã cấu kết với nhau làm giả 2.500 cuốn giấy chứng nhận bảo hiểm xe máy của Chi nhánh Công ty CP Bảo hiểm PJICO Sài Gòn và Gia Định thuộc Công ty CP Bảo hiểm Petrolimex. Sau đó, những tên này đã dùng 257 cuốn bảo hiểm giả giao cho 6 đại lý tại TP Hồ Chí Minh bán cho 2.442 khách hàng để thu lợi bất chính hàng trăm triệu đồng. Vụ việc này đã gióng lên tiếng chuông cảnh báo về tình trạng quản lý lỏng lẻo của các doanh nghiệp bảo hiểm.
Song, hầu hết công ty có bảo hiểm bán kiểu này khi được hỏi đều khẳng định không có chủ trương khuyến mãi này và sẽ xử lý nghiêm nếu phát hiện đại lý nào làm điều đó. Trao đổi với chúng tôi xung quanh vấn đề này, một vị đại diện của Tổng Công ty CP bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV - BIC cho biết, việc "bán rong" BHXM không phải là chủ trương của các công ty bảo hiểm cũng như BIC. Trong tất cả chính sách và văn bản ban hành, bản thân BIC cũng không có chính sách khuyến mãi giảm giá dưới mọi hình thức đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới cũng như không có chủ trương "bán rong" BHXM như đã đề cập.
"Về phía BIC luôn thực hiện theo đúng Nghị định 103, trên cơ sở ban hành các văn bản hướng dẫn, khuyến nghị các đơn vị thành viên cũng như đại lý bán bán bảo hiểm thực hiện cho đúng. Trong mọi trường hợp, Giấy chứng nhận bảo hiểm đã được cấp cho khách hàng và chứng minh khách hàng đã nộp đủ phí, giá trị bảo hiểm đảm bảo cho khách hàng là nguyên vẹn. Trường họp khách hàng nghi ngờ có sự làm giả Chứng nhận bảo hiểm thì khách hàng nên báo ngay cho công ty bảo hiểm theo số điện thoại nóng ghi trên Giấy Chứng nhận bảo hiểm để được tư vấn cụ thể", vị này khuyến cáo.
Tuy nhiên, vị đại diện này cũng cho biết thêm rằng, về mặt nào đó việc bán BHXM "rong" như vậy có thể nói là hình thức bán hàng sáng tạo, góp phần tạo điều kiện cho khách hàng tìm hiểu thông tin và mua bảo hiểm được dễ dàng hơn, góp phần để người dân tăng cường thực thi pháp luật. Đồng thời, thông qua các hình thức giới thiệu sản phẩm, bán hàng như thế này, cũng sẽ góp phần tuyên truyền ý thức của người dân đối với việc mua bảo hiểm bắt buộc (?!)
Để tìm hiểu thêm, chúng tôi đã gọi vào số điện thoại đường dây nóng ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm của Công ty PJICO, và được người này khẳng định, cách tốt nhất là khách hàng nên vào các đại lý có địa chỉ cụ thể hoặc vào các cây xăng của Petrolimex để mua BHXM, còn các điểm bán ở vỉa hè, lề đường thực sự không thể quản lý hết được và cũng không đảm bảo hoàn toàn được cho khách hàng. Thời gian vừa qua, thực tế một số đại lý đã mời các cộng tác viên là học sinh, sinh viên đi bán bảo hiểm nên lực lượng bán quá đông đảo, rất khó quản lý được, vì thế công ty này đã cho dừng chương trình này lại.
Ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cũng cho rằng "Khi mua bảo hiểm, nếu khách hàng có thắc mắc điều gì thì cứ gọi điện cho số đường dây nóng có in sẵn trên giấy chứng nhận bảo hiểm đó để hỏi cho rõ ràng. Tuy nhiên, tôi khẳng định, nếu bán bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc mà khuyến mãi thì điều đó bị cấm, và luật đều đã có các điều khoản để chế tài, phạt tiền".
Có lẽ "chuyện lạ" -BHXM được bán rong với giá rẻ hay khuyến mãi đối với người dân cũng chẳng lạ mấy, có chăng điều họ thắc mắc là tại sao các hãng lại bỗng dưng có "chiến dịch" bán rầm rộ như vậy và việc các đại lý bán di động, tràn lan có đảm bảo quyền lợi của khách hàng hay không mà thôi! Và dù các công ty khẳng định đã cho dừng chương trình "bán rong" BHXM, tuy nhiên, theo tìm hiểu và quan sát của chúng tôi, trên một số tuyến đường của thành phố vẫn còn những đại lý di động kiểu này.
Bán bảo hiểm online siêu rẻ
BHXM không chỉ được bày bán tràn lan ở vỉa hè, mà ở một số trang, diễn đàn trực tuyến như Muach..., cungm..., nhomm..., enba... cũng quảng cáo dồn dập việc giảm giá các sản phẩm BHXM. Và chỉ cần tìm trên trang google về việc khuyến mãi BHXM là sẽ thấy vô số mẩu quảng cáo về việc giảm giá, khuyến mãi này.
Theo ANTD
Vụ cháy TTTM Hải Dương: Chưa tìm được vị trí làm chợ tạm Chiều 21.9, trao đổi với Thanh Niên Online, ông Vũ Tiến Phụng, Phó chủ tịch UBND TP.Hải Dương (tỉnh Hải Dương) cho biết đến nay tỉnh vẫn chưa quyết định vị trí xây dựng chợ tạm cho bà con. Quảng trường Thống Nhất trước TTTM bị cháy đang là nơi buôn bán tạm thời của nhiều tiểu thương - Ảnh: Thúy Hằng "Trước...