“Diệt sâu bọ” với ba món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ
Trong văn hóa của người Việt thì Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm) còn gọi là Tết diệt sâu bọ. Vào ngày này, mọi người thường làm một số loại bánh hay món chè để cầu may mắn, mong một năm mùa màng bội thu.
Sài Gòn Tiếp Thị xin gửi đến bạn đọc công thức 3 món ăn phổ biến trong ngày này là chè kê, bánh bá trạng và bánh tro do những người nội trợ yêu bếp, thích nấu nướng chia sẻ.
Được biết, chè hạt kê thường nấu với đậu xanh tán nhuyễn, ngọt nhẹ và ăn kèm bánh đa nướng, dừa sợi cho vị béo thơm đặc trưng. Còn bánh bá trạng là sự kết hợp hài hòa nhiều nguyên liệu và hương vị, thoang thoảng mùi ngũ vị hương, dầu hào, trứng muối rất hấp dẫn. Trong khi đó, bánh tro thường làm thêm nhân đậu xanh hoặc không nhân, ngon hơn khi ăn kèm mật mía.
Chè kê
Chè kê vàng ươm, có độ sệt vừa phải. Ảnh: Cô Hai Lẻ Bảy
Nguyên liệu
200g hạt kê
300g đậu xanh bỏ vỏ
200g đường phèn
Dừa sợi
Bánh đa nướng
Cách làm
Video đang HOT
Bước 1: Ngâm đậu xanh 4 giờ cho mềm. Đem nấu với nước (nước ngập đậu khoảng 1 đốt ngón tay), đun trên lửa vừa đến khi chín mềm thì tắt bếp. Dùng muỗng tán đều cho đậu nhuyễn.
Bước 2: Hạt kê nhặt bỏ hạt lép, ngâm 10 phút. Đun sôi hạt kê với nước, kê mềm thì cho đường phèn vào.
Bước 3: Cho tiếp đậu xanh vào đun đến khi đường tan, nếm lại cho vừa miệng. Có thể thêm nước hoặc bột sắn dây để điều chỉnh độ sệt của chè. Múc chè ra chén và dùng kèm bánh đa, dừa sợi.
Bánh bá trạng
Món bánh truyền thống của người Hoa cũng được người Việt ưa chuộng. Ảnh: Đoàn Thu Thủy
Nguyên liệu
1kg gạo nếp
100g đậu phộng
200g hạt sen
4 tai nấm đông cô
250g thịt ba rọi
50g tôm khô
100g lạp xưởng
10-12 quả trứng muối
Lá tre hoặc lá dong, lá chuối
Dây lạtHành tím băm
Gia vị: dầu ăn, bột ngũ vị hương, muối, nước mắm, nước tương, dầu hào, đường, tiêu
Cách làm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: Đậu phộng ngâm 4 giờ, nếp ngâm qua đêm cho mềm. Vo sạch và để ráo nước. Cho đậu và nếp với nhau, thêm vào 2M nước tương, trộn đều. Thịt heo rửa sạch, cắt miếng lớn. Ướp với 1M nước tương, 1M dầu hào, 1/2m hạt nêm, 1/4m ngũ vị hương, 1/2m tiêu, 1m hành tím. Hạt sen tách bỏ tim, đun sôi với 1m muối đến khi mềm thì vớt ra. Tôm khô, nấm ngâm nở. Cắt đôi nấm đông cô.
Bước 2: Nấu nhân: Lạp xưởng hấp chín, cắt khoanh vừa ăn. Phi thơm hành tím với 1M dầu ăn, cho tôm khô, 1/2m đường, 1/2m tiêu vào. Xào 2 phút thì để riêng ra tô. Tiếp tục cho thịt heo vào áp chảo đến khi chín vàng hai mặt thì lấy ra. Cho thêm 1M dầu ăn vào chảo, trút hết nấm đông cô và 1/2M dầu hào vào xào. Nấm chín thì để riêng ra tô.
Bước 3: Gói bánh: Trụng lá qua nước sôi cho mềm, lau khô. Xếp chồng hai lớp lá và cuốn thành hình phễu. Cho vào theo thứ tự: nếp, hạt sen, thịt heo, 1 quả trứng muối, tôm khô, lạp xưởng, nấm và thêm một lớp nếp. Gấp phần lá dư lên để gói kín bánh, dùng lạt buộc chặt. Lưu ý: Nguyên liệu và thứ tự cho nhân vào bánh có thể thay đổi tùy theo khẩu vị.
Bước 4: Nấu bánh: Cho bánh vào nồi, đổ nước ngập và luộc trong khoảng 3 giờ tùy kích cỡ bánh. Khi bánh chín thì để ngâm trong nồi 1 giờ rồi mới lấy ra. Chấm bánh với nước tương hoặc đường tùy thích.
Bánh tro
Tết Đoan Ngọ không thể thiếu bánh tro “diệt sâu bọ”. Ảnh: Đào Lan Phương
Nguyên liệu
350g gạo nếp
Nước tro tàuLá tre
Dây lạt
MuốiMật mía
Cách làm
Bước 1: Ngâm nếp trong nước muối loãng 5 giờ rồi vo sạch. Pha 1 lít nước và 500ml nước tro tàu, cho nếp vào ngâm 22-24 giờ, để ráo. Trụng lá và lạt qua nước sôi, lau khô.
Bước 2: Gói bánh: Xếp chồng hai lớp lá và cuốn thành hình phễu. Cho nếp vào, dàn đều rồi gói phần lá còn lại vào. Dùng lạt buộc chặt, xâu lại 10 cái một chùm. Đun sôi nước, cho bánh vào luộc khoảng 2 giờ thì lấy ra. Xả qua nước lạnh và để ráo. Chấm bánh với mật mía, thêm gừng thái sợi.
Chè trôi nước chùm ngây
Chè trôi nước là món truyền thống trong các dịp cúng kiếng, lễ Tết, giỗ chạp; đặc biệt là ngày Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch). Tại Cần Thơ, chè trôi nước chùm ngây mang hương vị mới cho món ngon này.
Ngày nay, nhu cầu "ăn để khỏe" ngày càng phổ biến, với sự lên ngôi của những món ăn cân bằng dinh dưỡng, sử dụng nguyên, hương liệu tự nhiên. Chè trôi nước chùm ngây cũng bắt nguồn ý tưởng từ đây: sử dụng nguyên liệu chùm ngây - một loại thực vật giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, nhất là góp phần ổn định đường huyết, giảm cholesterol, bảo vệ gan. Bà Lê Thị Bé Bảy, người nghĩ ra ý tưởng này, cho biết: "Chè trôi nước là món ngọt, nên có thêm chùm ngây sẽ làm cho món ăn cân bằng hơn về dinh dưỡng, vừa tạo vị mới, màu sắc cũng hấp dẫn hơn".
Lá và bột chùm ngây có tính nhẫn, do đó khi sử dụng phải có kỹ thuật tách nhẫn để không còn vị đắng, mùi cũng bớt hăng hơn. Nguyên liệu này sẽ pha cùng bột nếp, thêm chút muối để tạo thành da bánh. ể bánh dẻo, mềm và thơm, bà Lê Thị Bé Bảy sử dụng phương pháp thủ công xây nếp ủ bột trong một khoảng thời gian nhất định. Nhưn chè trôi nước ở Nam Bộ thường sử dụng đậu xanh trút vỏ nấu chín, cà nhuyễn và vo tròn; có khi thêm nước cốt dừa, hay sữa tươi để tăng vị béo, thơm cho viên chè. Khi da bánh đã ủ đến thời điểm nhất định, có độ dẻo vừa tay thì mang ra chia nhỏ từng viên, cán mịn và bọc nhưn. Viên chè sẽ được thả vào nước sôi, khi chín sẽ nổi lên. Lúc này, bánh sẽ được vớt để sang nồi nước đường đang nóng bên cạnh. Nước đường này có thêm gừng, mè, hay đậu phộng rang cà nhuyễn, tạo thêm vị thơm cho chè.
Chè trôi nước chùm ngây sẽ có màu xanh đậm của lá, thoang thoảng mùi thơm thảo mộc từ chùm ngây. Chùm ngây làm cho vị ngọt của chè dịu hơn, da bánh cũng trở nên mềm dẻo hơn, chè vì thế khi ăn không ngán. ể thưởng thức món chè này, khách có thể đặt trước qua bà Lê Thị Bé Bảy, điện thoại: 0912 302 575.
2 cách làm bánh ú bá trạng người Hoa thơm ngon mới lạ cho Tết Đoan Ngọ Bánh ú bá trạng là một món bánh truyền thống của người Hoa thường xuất hiện vào dịp Tết Đoan Ngọ. Bánh khá giống với bánh ú của người Việt, nhưng phần nhân được làm từ nhiều nguyên liệu và vị cũng đậm đà hơn. 1. Bánh ú bá trạng chóp Nguyên liệu làm Bánh ú bá trạng chóp Đậu xanh cà vỏ...