Điệp viên Triều Tiên: Công việc bí ẩn và nguy hiểm
Trải qua quy trình đào tạo khắc nghiệt trong nhiều năm, những điệp viên Triều Tiên luôn được hậu đãi, ít nhất là cho tới khi họ không hoàn thành nhiệm vụ.
Những bài tập khắc nghiệt của đặc nhiệm Triều Tiên Đặc nhiệm là lực lượng ưu tú nhất trong quân đội Triều Tiên, được huấn luyện bài bản và trang bị vũ khí hiện đại để đảm trách các nhiệm vụ quan trọng ở trong và ngoài lãnh thổ.
Cơ quan tình báo Triều Tiên có quy một quy trình tuyển chọn và đào tạo gắt gao đối với các điệp viên. Họ cũng có nhiều cơ hội nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ngược lại, nếu thất bại, hình phạt hoặc cái chết chính là thứ họ phải đối mặt.
Đào tạo khắc nghiệt
Đa phần điệp viên của Triều Tiên được tuyển chọn từ ngay khi họ đang học phổ thông. Mỗi năm, nhà nước tổ chức tìm kiếm trên toàn quốc. Tiêu chuẩn được đề ra là ngoại hình, hoàn cảnh gia đình, học vấn và quan trọng nhất chính là lòng trung thành tuyệt đối với nhà lãnh đạo Triều Tiên.
Khi đã được chọn, học viên không có quyền khước từ và lập tức chia tay gia đình để nhập học. Đó cũng có thể là lần cuối cùng họ được nhìn thấy gia đình. Trong quá trình học tập, họ cắt đứt mọi liên lạc với gia đình và chỉ gửi thiệp nhưng không ghi địa chỉ nơi gửi.
Theo nhiều thông tin, các học viên được đưa tới Học viện quân sự chính trị Kumsong ở Bình Nhưỡng. Chương trình học của họ gồm hai giai đoạn chính và có thể kéo dài trong ít nhất 10 năm.
Video đang HOT
Học viên trải qua quá trình đạo tạo trong nhiều năm với hàng loạt kỹ năng. Ảnh minh họa: KCNA.
Trong gian đoạn đầu tiên, học viên được đào tạo nhiều kỹ năng như thể lực, trèo tường, bắn súng, võ thuật, chế tạo bom, mật mã, sử dụng các loại vũ khí… Tuy nhiên, quan trọng nhất là rèn luyện về mặt tâm lý và tư tưởng.
Kim Dong Shik, một cựu gián điệp Triều Tiên kể lại rằng những người như ông được rèn luyện để tuyệt đối trung thành với đất nước và sẵn sàng hy sinh bất cứ khi nào.
“Chúng tôi phải sẵn sàng hy sinh. Nếu bị bắt sống, chúng tôi sẽ tìm cách tự sát”, Kim từng chia sẻ với CNN.
Trong quá trình đào tạo căng thẳng, hàng chục học viên bị đào thải. Những người còn lại trải qua kỳ sát hạch gắt gao trước khi tốt nghiệp.
Sau khi tốt nghiệp, họ bước vào giai đoạn tiếp theo của chương trình. Cơ quan tình báo Triều Tiên chú trọng vào việc huấn luyện cho những người này cách hòa mình vào người dân địa phương.
Những người Triều Tiên bị bắt cóc và quay trở lại đất nước trở thành các huấn luyện viên hướng dẫn họ cách phát âm sao cho đúng giọng và hiểu được văn hóa chính trị, xã hội ở đất nước Hàn Quốc.
Họ cũng phải ghi nhớ các bài hát và vũ điệu phổ biến, cùng với tên tuổi và sự nghiệp của những ngôi sao truyền hình và các nhân vật thể thao nổi tiếng.
Ngày nay, nhờ mạng lưới điệp viên ở khắp nơi trên thế giới, Triều Tiên cũng mở rộng quy trình tuyển chọn. Những người gốc Hàn có xu hướng thân Triều Tiên có thể được cấp thị thức miễn phí đến Triều Tiên.
Tại đây, họ được nghênh đón và thậm chí có quyền làm ăn kinh doanh. Sau đó, họ bị “mua chuộc” và được đào tạo để trở thành điệp viên chuyên nghiệp.
Hiểm họa luôn rình rập
Bình Nhưỡng đối đãi với các điệp viên vô cùng tốt, ngang với các tướng lĩnh quân đội. Họ có thể được cấp nhà và hưởng mức lương lý tưởng. Điều này cho thấy Triều Tiên rất coi trọng công tác tình báo.
Các điệp viên được giao nhiệm vụ tại nhiều quốc gia, trong đó Hàn Quốc là một trong những mục tiêu quan trọng nhất. Về mặt kỹ thuật, hai miền trên bán đảo Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh, vì vậy các điệp viên luôn hoạt động tích cực.
Ông Kim Dong Sik từng được giao nhiệm vụ đưa điệp viên lão luyện Ri Son-Sil đang điều hành một mạng lưới tình báo rộng lớn ở Hàn Quốc trở về Triều Tiên. Ngoài ra, ông cũng phải tìm hiểu và chiêu nạp những người Hàn Quốc bày tỏ thái độ chống chính phủ và theo xu hướng ủng hộ Bình Nhưỡng.
Nhiệm vụ thành công và ông được tặng huân chương “Anh hùng Cộng hòa” đầy danh giá khi trở về Triều Tiên.
Những năm 1990, Kim liên lạc với trụ sở chính tại Bình Nhưỡng qua tín hiệu vô tuyến sóng ngắn. Khi cần thông báo về nhiệm vụ mới, một người từ Triều Tiên sẽ đọc các dãy số mật mã để Kim tự nhận ra công việc cần làm.
Tuy nhiên, nếu không hoàn thành nhiệm vụ, những điệp viên có thể đối mặt với hình phạt hết sức nặng nề. Họ có thể bị tước danh hiệu, thu hồi nhà cửa… Trong trường hợp bị phát hiện và có nguy cơ bị bắt, họ phải tự vẫn.
Năm 1995, ông Kim Dong Sik được đưa trở lại Hàn Quốc trong một đội gồm hai người. Nhiệm vụ của họ là tìm mọi cách, kể cả dùng vũ lực nếu cần thiết, để đưa một điệp viên trong vỏ bọc một nhà sư trở về Triều Tiên. Ông này bị nghi ngờ làm điệp viên hai mang cho cơ quan tình báo Hàn Quốc.
Nhiệm vụ thất bại và bại lộ, ông không kịp tự vẫn khi bị bắt. Điều này khiến cả gia đình ông ở Triều Tiên phải chịu hậu quả.
Hàn Quốc luôn mở những chiến dịch truy lùng gắt gao nhằm phát hiện điệp viên Triều Tiên và mở phiên tòa kết tội. Thông thường, họ bị giam giữ một vài năm trước khi trở thành những chuyên gia tình báo giúp Hàn Quốc giải mã và phân tích thông tin.
Theo Zing News