Điện tử, CNTT là ngành chủ lực của Chiến lược phát triển công nghiệp VN
Điện tử, CNTT vừa được chính phủ đưa vào “tầm ngắm”, hứa hẹn trở thành ngành chủ lực nằm trong Chiến lược phát triển công nghiệp VN.
Theo Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam và Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp VN đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hai ngành điện tử, CNTT sẽ được xây dựng trở thành những ngành công nghiệp chủ lực, tạo cơ sở hỗ trợ cho các ngành khác phát triển.
Cụ thể, đến năm 2020, các doanh nghiệp điện tử, công nghệ nội sẽ phải có năng lực để nghiên cứu thiết kế, sản xuất, lắp ráp các thiết bị điện tử chuyên dụng, sản xuất robot công nghiệp….Ngoài ra, Chiến lược cũng lựa chọn ưu tiên phát triển các ngành Viễn thông, Công nghiệp chế biến, chế tạo và ngành Năng lượng mới & năng lượng tái tạo.
Nội dung chủ chốt của Chiến lược là huy động hiệu quả các nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế trong lẫn ngoài nước để phát triển, tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hiện đại. Ưu tiên phát triển và chuyển giao công nghệ đối với những ngành, lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh như chế biến nông, lâm thủy sản, điện tử, viễn thông, năng lượng tái tạo, cơ khí chế tạo và hóa dược. Chiến lược cũng sẽ chú trọng đến việc đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp có kĩ năng, kỉ luật, năng lực sáng tạo, đồng thời điều chỉnh, phân bố không gian công nghiệp một cách hợp lí để có các vùng, địa phương có thể phối hợp, liên kết chặt chẽ với nhau và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Video đang HOT
Mục tiêu tổng quát là đến năm 2035, công nghiệp VN sẽ sở hữu đa số chuyên ngành với công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, cạnh tranh bình đẳng trong hội nhập quốc tế, đội ngũ lao động chuyên nghiệp, kỉ luật, năng suất cao, chủ động trong các khâu nghiên cứu, thiết kế, chế tạo.
Cụ thể hơn, giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2020 phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng 12,5% – 13%/năm. Đến năm 2035, tỉ trọng công nghiệp và xây dựng sẽ chiếm 40 – 41% cơ cấu kinh tế cả nước. Giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025 chiếm khoảng 45% tổng GDP và tăng trên 50% sau năm 2025.
Căn cứ trên Chiến lược phát triển công nghiệp VN, Thủ tướng cũng đồng thời phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp VN đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, từ nay đến năm 2020, ngành cơ khí – luyện kim sẽ hình thành một số Tập đoàn cơ khí chế tạo chủ đạo để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa. Ngành công nghiệp hóa chất sẽ được phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao, hiện đại, tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, giá cạnh tranh, giảm thiểu việc thải các hóa chất độc hại ra môi trường. Ngành điện tử, CNTT sẽ trở thành ngành công nghiệp chủ lực để tạo cơ sở hỗ trợ các ngành khác phát triển.
Liên quan đến quy hoạch phân bố không gian công nghiệp, lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao sẽ được tập trung phát triển tại vùng đồng bằng Sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ. Riêng khu vực Đông Nam Bộ còn chịu trách nhiệm phát triển thêm ngành công nghiệp điện tử và công nghiệp phụ trợ.
Theo VietnamNet
7.000 sinh viên CNTT - TT sẽ được Nhà nước trả lương thực tập
Dự kiến, Nhà nước sẽ hỗ trợ tiền lương, tiền công cho khoảng 7.000 sinh viên học 2 năm cuối ngành CNTT, điện tử, viễn thông đến thực tập tại các doanh nghiệp CNTT-TT ở Việt Nam. Mức hỗ trợ tối đa 1 triệu đồng/người/tháng.
Theo ICTNews, Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phát triển công nghiệp CNTT đến năm 2020 vừa được công bố chiều 19/3/2014 tại cuộc họp Ban Điều hành triển khai Chương trình Phát triển công nghiệp phần mềm và nội dung số dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng.
Dự thảo đưa ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ phát triển được đội ngũ khoảng 300.000 lao động trong lĩnh vực công nghiệp CNTT có trình độ cao, kỹ năng chuyên môn, chuyên nghiệp, đáp ứng tốt các yêu cầu sản xuất công nghiệp, dịch vụ của thị trường lao động trong nước và quốc tế; có khoảng 50.000 lao động đạt trình độ tương đồng các nước tiên tiến trong ASEAN và khoảng 10.000 lao động đạt chuẩn hoặc tương đương chuẩn của các nước phát triển.
Để đảm bảo tính khả thi cho mục tiêu này, dự thảo Chương trình Phát triển công nghiệp CNTT đến năm 2020 đã đề xuất triển khai dự án Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT. Theo đó, hỗ trợ đào tạo bổ sung kiến thức, kỹ năng làm việc thực tế và đưa khoảng 7.000 sinh viên 2 năm cuối ngành CNTT, điện tử viễn thông đến nghiên cứu và thực tập tại các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực CNTT-TT ở Việt Nam; huy động ít nhất 5 doanh nghiệp CNTT lớn và 10 cơ sở đào tạo trong lĩnh vực CNTT-TT tham gia dự án.
Đối tượng đào tạo là sinh viên đang học 2 năm cuối các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành CNTT, điện tử, viễn thông có đạo đức, học lực tốt, có trình độ tiếng Anh đạt yêu cầu cùng một số tiêu chuẩn khác tùy theo từng đối tượng, nhiệm vụ cụ thể.
Dự kiến, kinh phí từ ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ 10% chi phí tổ chức khóa đào tạo sinh viên về kỹ năng làm việc, ngoại ngữ và kỹ năng chuyên sâu theo yêu cầu của doanh nghiệp nhận sinh viên nhưng không quá 2 triệu đồng/sinh viên/khóa; hỗ trợ 50% kinh phí mà doanh nghiệp tham gia dự án phải chi trả đối với các khoản chi sau: lương trả cán bộ được phân công hướng dẫn sinh viên, chi phí khấu hao tài sản, chi phí văn phòng phẩm, nhưng không quá 1 triệu đồng/sinh viên/tháng.
Đặc biệt, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ tiền lương, tiền công cho sinh viên thực tập nhưng không quá 1 triệu đồng/học viên/tháng.
Nhà nước trả lương cho sinh viên giỏi đi thực tập tại doanh nghiệp CNTT là một giải pháp để phát triển nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Cũng hướng tới việc phát triển đội ngũ nhân lực CNTT chất lượng cao, dự kiến sẽ cho phép bổ sung và ưu tiên phân bổ chỉ tiêu cho sinh viên, học viên khá - giỏi ngành CNTT, điện tử, viễn thông được đi đào tạo dài hạn, đi thực tập lấy kinh nghiệm tại các doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo ở nước ngoài theo các chương trình, đề án đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước, những chương trình học bổng đào tạo nước ngoài theo các hiệp định nhà nước giữa Việt Nam và Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế.
Ngoài ra, sẽ hỗ trợ các cá nhân người Việt Nam đang làm về CNTT trong các tổ chức, doanh nghiệp tham gia sát hạch, thi lấy chứng chỉ kỹ năng về CNTT... với tổng số lượt học viên dự kiến được đào tạo là xấp xỉ 25.000 lượt. Riêng với hoạt động thi, sát hạch, lấy chứng chỉ quốc tế, mức hỗ trợ kinh phí không quá 6 triệu đồng hoặc 300 USD (tính theo tỷ giá ở thời điểm lập dự án). Đối với chứng chỉ trong nước, ưu tiên hỗ trợ các chứng chỉ chứng nhận khả năng sử dụng sản phẩm CNTT do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, mức hỗ trợ kinh phí không quá 1 triệu đồng/chứng chỉ.
Theo ICTNews
Sự kiện CNTT lớn nhất châu Á được tổ chức tại Việt Nam ASOCIO ICT Summit, diễn đàn cấp cao về CNTT lớn nhất ở châu Á và châu Đại Dương, sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 28-31/10 tới. ASOCIO ICT Summit là sự kiện CNTT lớn nhất châu Á. Đây là lần thứ hai sau 11 năm Việt Nam mới giành được quyền đăng cai sự kiện này. Năm 2003, ASOCIO ICT Summit...