Điện toán đám mây ‘đe dọa’ các công ty kiểu cũ
Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDC công bố nghiên cứu mới cho thấy nhiều hãng lớn trong ngành công nghệ sẽ khó giữ được vị thế hiện tại, thậm chí có thể biến mất trên thị trường nếu không thích nghi được với xu hướng đám mây.
“Những công ty tiếng tăm đang đối mặt với sự chuyển dịch lớn. Hewlett-Packard là một ví dụ. Microsoft, Intel, SAP, RIM, Oracle, Cisco, Dell cũng đều đang phải thay đổi nếu muốn tồn tại và ít nhất 1/3 sẽ lụi tàn vào khoảng năm 2020 trước sự tiến lên của Amazon, Google, Salesforce.com hay VMware, buộc những công ty công nghệ vốn cung cấp các phần mềm kiểu cũ phải trở thành nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây”, Frank Gens, chuyên gia phân tích của IDC nhận định.
Những công ty thành công về điện toán đám mây sẽ dẫn đầu ngành công nghệ.
Điện toán đám mây đang dần được công nhận và trở thành điều tất yếu trên thế giới nhờ những hiệu quả mà nó mang lại. Chẳng hạn, sau khi triển khai giải pháp đám mây VMware vSphere, ngân hàng OCBC NISP (Indonesia) có thể giảm thời gian cập nhật máy chủ từ 4 tiếng xuống chỉ còn 5 phút, loại bỏ sự cố đình trệ trong quá trình cập nhật, khắc phục lỗi hay có thể giảm chi phí triển khai máy chủ mới tới 60% còn số rack trung tâm dữ liệu cũng rút từ 12 xuống còn 2.
Tuy nhiên, Ed Lenta, đại diện của VMware, cho hay việc chuyển đổi sang đám mây giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí nhưng họ cần vượt qua được thách thức về khoản đầu tư ban đầu cũng như đảm bảo băng thông đường truyền. Đây cũng là hai rào cản lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam khi tiếp cận công nghệ đám mây.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, IDC cũng dự đoán máy tính bảng Kindle Fire chiếm 20% thị phần tablet trong năm 2012. Các thiết bị như tablet và smartphone với nhu cầu lưu trữ thông tin trên “đám mây” sẽ làm gia tăng sự bùng nổ dữ liệu số lên 48% so với năm 2011, tức đạt 2,7 tỷ terabyte. Năm 2015, con số này sẽ vọt lên 8 tỷ terabyte (8 zetabyte), thôi thúc sự ra đời của những nền tảng dựa trên điện toán di động, dịch vụ đám mây, mạng xã hội và các công nghệ có khả năng phân tích lượng dữ liệu khổng lồ.
Theo VNExpress
2016: Tan vỡ "bong bóng" mạng xã hội, suy tàn phần mềm PC
Các phần mềm trên PC trở nên lép vế, tội phạm mạng phát triển mạnh trong những năm tới, do sự bùng nổ các ứng dụng di động và điện toán đám mây...
Tội phạm mạng phát triển mạnh là một trong các khuynh hướng của CNTT đến năm 2016.
Công ty phân tích thị trường Gartner vừa công bố một bản báo cáo mới, dự báo các khuynh hướng phát triển trong lĩnh vực CNTT cho các năm từ 2012 - 2016 có ảnh hưởng đáng kể nhất đến nền kinh tế thế giới, doanh nghiệp và người dùng.
Phần giới thiệu của báo cáo hầu như dành cho vấn đề "dữ liệu lớn" (big data) - khuynh hướng gia tăng dung lượng dữ liệu số mà các doanh nghiệp có thể phân tích để ra các quyết định cũng như hình thành các chiến lược phát triển chính xác hơn.
Dữ liệu lớn
Các nhà phân tích của Gartner cảnh báo rằng, dữ liệu lớn sẽ không phải là "vừa sức" với tất cả các doanh nghiệp. "Đa số tổ chức không có cả khả năng kĩ thuật để làm việc với dữ liệu lớn và không có cả kĩ năng để quản lí chúng. Cho nên, chỉ có một số doanh nghiệp có thể tận dụng loại dữ liệu này để cạnh tranh hiệu quả hơn trên thị trường", trong báo cáo viết. Theo dự báo của Gartner, đến cuối năm 2015, hơn 85% công ty trong nhóm Fortune 500 chưa thể học được cách sử dụng hiệu quả dữ liệu lớn để nâng cao sức cạnh tranh cho mình!
Các kho dữ liệu đám mây
Theo sau dữ liệu lớn, các nhà phân tích nói về điện toán đám mây. Theo dự báo của các chuyên gia, cùng với sự phát triển của khuynh hướng này, đến cuối năm 2016, hơn 50% công ty lớn nhất thế giới sẽ lưu thông tin quan trọng về khách hàng và người dùng trên các kho dữ liệu đám mây, các trung tâm dữ liệu tại các nhà cung ứng dịch vụ bên ngoài (nghĩa là không đặt trên máy chủ của mình). Khuynh hướng này chủ yếu là do khả năng tiết kiệm chi phí CNTT.
Các ứng dụng di động
Các chuyên gia Gartner cũng tiên đoán sự thay đổi triệt để về nền tảng ưu tiên trên thị trường phần mềm. Theo đó, đến cuối năm 2015, trong 5 sản phẩm phần mềm được tạo nên, chỉ có 1 sản phẩm hoạt động chủ yếu trên nền tảng máy tính cá nhân, số còn lại hoạt động chủ yếu trên thiết bị di động như smartphone và máy tính bảng. Để so sánh, trong năm 2011, số phần mềm cho máy tính cá nhân và thiết bị di động tương đương nhau. Có sự thay đổi thứ tự ưu tiên này là do sự bành trướng nhanh chóng của điện tử di động. Trong vòng 4 năm tới, Gartner khẳng định, 90% thiết bị mới đến tay người dùng trên khắp thế giới chính là smartphone hoặc máy tính bảng.
Tan vỡ "bong bóng" mạng xã hội
Trong giai đoạn từ 2013 - 2014, các nhà phân tích tiên đoán sự tan vỡ của "bong bóng đầu tư" trong lĩnh vực mạng xã hội và công nghệ mạng xã hội. Vấn đề này sẽ xảy ra do cạnh tranh quá khốc liệt trong môi trường này. Vì chạy đua giành giật người dùng cuối, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ đề xuất các dịch vụ giống nhau. Kết quả là, nhóm các hãng lớn nhất sẽ thắng. Các đấu thủ lớn trên thị trường như Microsoft, IBM, Oracle, Google và VMware cũng sẽ thắng nếu họ tham gia phát triển công nghệ mạng xã hội.
Tội phạm mạng phát triển mạnh
Trong giai đoạn từ 2011 đến 2016, tổn thất tài chính do hoạt động của tội phạm mạng sẽ tăng trưởng 10% mỗi năm, theo báo cáo. Thúc đẩy khuynh hướng này có hàng loạt yếu tố: Sự phổ cập các dịch vụ đám mây, smartphone và máy tính bảng cá nhân được nhân viên mang đến sử dụng trong doanh nghiệp, và như một hệ luỵ, sinh ra những phương pháp hack mới.
Trước đây, Garnter đã công bố danh mục 10 công nghệ có khả năng ảnh hưởng nhất đến doanh nghiệp và tổ chức trong 3 năm tới. Trong số đó cũng có các dịch vụ đám mây và di động, các phần mềm xã hội và phần mềm phân tích.
Theo PCWorld VN
Những thiết bị và công nghệ đột phá nhất hiện nay (Phần cuối) Trong tương lai, mạng Internet không dây tốc độ cao sẽ có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Ngôi nhà số sẽ được điều khiển bởi điện thoại Android. 9. Google định dùng Android để biến ngôi nhà số thành hiện thực Tại sự kiện Google I/O năm nay, hãng đã công bố dự án Android@Home, một hệ thống cho phép...