Điện thoại ‘xếp hình’ của Google sẽ bán ra năm sau
Smartphone dạng mô-đun Project Ara sẽ chạy Android phiên bản đặc biệt và sản phẩm thương mại dự kiến được ra mắt trong năm 2017.
Tại hội nghị I/O 2016, Google cho biết công ty sẽ tiếp tục theo đuổi Project Ara – dự án smartphone ‘xếp hình’ có thể nâng cấp phần cứng bằng các mảnh ghép.
Sau thời gian trì hoãn, bộ phát triển của thiết bị (Developer Edition) dành cho các lập trình viên sẽ được giới thiệu trong năm nay, còn phiên bản thương mại sẽ lùi đến cuối năm 2017.
So với những hứa hẹn trước đây, khả năng nâng cấp của Ara được giới hạn lại. Khung chính của thiết bị vẫn giống một chiếc smartphone thông thường gồm chip xử lý trung tâm, đồ họa, anten, cảm biến, pin và màn hình. Những mô-đun có thể thay thế như máy ảnh, loa hay các phụ kiện gắn thêm, chẳng hạn máy quét vân tay, màn hình phụ…
Smartphone Ara chạy Android phiên bản đặc biệt, tương thích với 6 mô-đun phần cứng riêng biệt. Nó cho phép “xếp hình” các phụ kiện này mà không cần cập nhật driver hay khởi động lại điện thoại.
Tại buổi giới thiệu, Google đã trình diễn khả năng gỡ mô-đun máy ảnh bằng cách ra lệnh giọng nói: “Okay Google, eject the camera module”. Một chốt nhỏ trên thiết bị sẽ được kích hoạt và “mảnh ghép” chứa cụm camera sẽ bật lên.
Video đang HOT
Trên nguyên mẫu của Google, pin có thể tháo lắp khá dễ dàng nhưng thiết bị vẫn có nguồn điện bên trong, đủ để người dùng lắp viên pin khác mà máy không cần khởi động lại máy.
Thiết bị thử nghiệm của Google vẫn khá dày, tuy nhiên hãng cho biết phiên bản thương mại sẽ mỏng, nhẹ và thời trang hơn.
Công ty công nghệ Mỹ chưa đưa ra mức giá của sản phẩm cũng như chi phí của từng mô-đun nâng cấp.
Đình Nam
Theo VNE
Với LG G5, điện thoại có khả năng lắp ghép đang dần hiện thực
Bên cạnh những tính năng phần cứng mạnh mẽ, smartphone G5 mới của LG đi kèm với một tính năng sáng tạo: khả năng cắm và loại bỏ mô-đun phần cứng bổ sung thêm chức năng cho điện thoại.
LG G5 là chiếc smartphone đầu tiên ra mắt thị trường với các mô-đun thành phần - Anh: AFP
Theo PCWorld, LG G5 đại diện cho bước đi nhỏ đầu tiên để hướng đến một smartphone mô-đun thực sự, trong đó người dùng có thể thêm và loại bỏ các thành phần cho phù hợp với nhu cầu của họ.
Ở thời điểm ra mắt, LG trang bị cho G5 hai mô-đun, đó là một mô-đun bổ sung nút camera vật lý cho zoom, chụp ảnh hay quay video; và mô-đun thứ hai là chip xử lý âm thanh chất lượng cao để phát nhạc.
Để thay đổi mô-đun, người dùng chỉ cần nhấn vào một nút ở phía dưới của điện thoại và kéo phần dưới cùng ra khỏi điện thoại. Nó trượt ra với pin, có thể được tách ra và lắp vào một mô-đun khác trước khi lồng vào.
Hệ thống được LG sử dụng chỉ là một sự khởi đầu, được xem là tiền đề để "Project Ara" mà Google đang phát triển trở thành hiện thực. Sản phẩm của Google mới chỉ dừng lại ở nguyên mẫu với một màn hình cơ bản, các chủ sở hữu có thể lắp chip xử lý, bộ nhớ, pin, mô-đun máy ảnh và bất cứ điều gì khác mà họ muốn.
Ý tưởng với Project Ara là rất đơn giản: Nếu bạn không hài lòng với máy ảnh, bạn có thể nâng cấp nó mà không cần thay thế toàn bộ điện thoại, hoặc nếu màn hình bị vỡ thì chỉ cần mua một sản phẩm mới, sau đó tái sử dụng tất cả các thành phần khác.
Phải chờ đến năm 2016 này thì Project Ara mới có mặt trên thị trường - Ảnh: AFP
Máy tính để bàn đã được nâng cấp như vậy trong nhiều năm, và ý tưởng này sẽ được áp dụng cho smartphone trong thời gian tới. Giám đốc nghiên cứu Carolina Milanesi của Kantar Worldpanel cho biết: "Chúng tôi đang dự đoán về một thế giới mà chắc chắn bạn sẽ có các thành phần khác nhau thông qua các phụ kiện kết nối, cung cấp cho bạn một mô-đun hướng đến một mục đích nào đó".
Rõ ràng, smartphone mô-đun rất hấp dẫn người tiêu dùng, vì nó được coi là cách tốt hơn và rẻ hơn để mọi người nâng cấp điện thoại, nhưng quan trọng nhất là nó thân thiện với môi trường hơn.
Có điều, đối với các kỹ sư thì đó quả là một thách thức. Họ phải làm sao để tất cả những thành phần phải tương thích với nhau, đảm bảo các thành phần luôn gắn chặt và có thể tháo ra, phải đối phó với bụi là điều không thể tránh khỏi, làm sao cho toàn bộ điện thoại vẫn mỏng khi mà tất cả các mô-đun thành phần đều phải thêm vỏ nhựa.
"Với điện thoại mô-đun, người tiêu dùng sẽ xem nó nhiều hơn một loại hàng hóa, có thể thay thế các bộ phận nhất định hoặc khả năng tùy chỉnh có thể là một cách thú vị để họ hướng đến", Milanesi nhận xét.
Đó là những gì mà Google đang làm việc với Project Ara, nhưng những thử nghiệm dành cho chiếc điện thoại đã bị trì hoãn với lý do được đưa ra là "để tính toán lại".
Cam Plus là một trong hai phụ kiện mô-đun đầu tiên LG phát hành cho G5 - Ảnh: AFP
Vào thời điểm đó, Google nói rằng họ sẽ bắt đầu hoàn thiện dự án vào năm 2016, do đó, cùng với sự xuất hiện của LG G5 thì sẽ nhiều điện thoại mô-đun có thể xuất hiện trong năm nay.
Đối với LG, các mô-đun có thể tạo ra sự khác biệt với các sản phẩm khác vốn đang tồn tại trên một thị trường rất cạnh tranh. Như lời người đứng đầu bộ phận nghiên cứu di động tại IHS Technology, Ian Fogg, nhận xét: "Hiện tại không có một nhà sản xuất smartphone nào khác làm điều tương tự. Tuy nhiên, để tối đa hóa cơ hội này, LG sẽ đủ thông minh để nắm lấy sự hỗ trợ của bên thứ ba cho các mô-đun phần cứng. LG nên bắt chước chương trình cấp phép phần cứng của Apple (cách tiếp cận Apple "Made for iPhone") để tạo ra nguồn thu bổ sung cũng như hưởng lợi từ cách tiếp thị của bên thứ ba".
Kiến Văn
Theo Thanhnien
Mong đợi điều gì tại Google I/O 2016 Google I/O 2016 sẽ diễn ra ở San Francisco (Mỹ) từ ngày 18-20.5, với bài phát biểu chính dự kiến kéo dài khoảng 2,5 giờ trong ngày đầu tiên. Theo Pocket-lint, dưới đây là những điểm mong chờ nhất tại sự kiện này. Google I/O 2016 dự kiến diễn ra từ ngày 18 đến 20 tháng sau - Ảnh: AFP Android N Phiên...