Điện thoại mới mua cũng chứa mã độc
Đây là những điện thoại chưa hề được cài đặt các phần mềm hay ứng dụng gì. Đặc biệt, rất nhiều sản phẩm trong số này có xuất xứ Trung Quốc.
Gần đây, nhiều độc giả gửi thư về VnExpress.netphản ánh tình trạng điện thoại mới mua bỗng dưng bị trừ tiền mặc dù họ không hề kích hoạt hay làm bất kỳ thao tác gì liên quan tới các tổng đài.
Độc giả Nguyễn Mạnh Hà cho biết: “Tôi và bạn đang dùng điện thoại Nokia tý hon T800. Tôi dùng mạng Viettel , còn bạn tôi dùng Beeline. Sau khi dùng được khoảng một tháng, không biết vì lý do gì mà cả hai đều bị trừ tiền vì nhắn tin tới tổng đài 8508 và 8608. Trong khi đó, tôi và bạn không nhắn tin, gọi, kích hoạt bất cứ gì vào hai tổng đài này. Tôi nghi ngờ điện thoại có chứa mã độc, làm mất tiền của người sử dụng”.
Tình trạng tương tự cũng được một số thành viên chia sẻ trên các diễn đàn. Thành viên có nick Hodien cho biết: “Tôi mới mua một máy Sharp Trung Quốc 2 sim 2 sóng để dùng thêm. Chiều tối, cậu con trai về xin chơi game trên điện thoại đó thì cứ một lát lại có tin nhắn nội dung là ‘Thanks for paying vnd 15.000 to purchase Snacke’”.
Hệ thống giám sát virus của Bkav đã phát hiện, trong năm 2012 tại Việt Nam có tới 34.094 mẫu virus lây lan trên di động, gấp hơn 9 lần so với năm 2011 (3.700 mẫu).
Với tình trạng trên, các chuyên gia an ninh bảo mật đều khẳng định nguyên nhân do các điện thoại trên đã bị nhiễm mã độc có tính năng tự động gửi tin nhắn đến tổng đài hoặc kết nối tới một số điện thoại đã được cài đặt sẵn khiến người dùng mất tiền oan.Ông Vũ Ngọc Sơn, chuyên gia an ninh mạng của công ty Bkav, khẳng định: “Điện thoại di động, smartphone trước khi đến tay người sử dụng phải trải qua nhiều nhà phân phối, đại lý, cửa hàng… Tại các khâu này, việc cài đặt thêm phần mềm, tiện ích nếu không theo quy trình đảm bảo an ninh sẽ dẫn tới máy tính, điện thoại bị nhiễm mã độc”.
Việc các điện thoại mới bị nhiễm mã độc không loại trừ bất kỳ một sản phẩm nào. Cách đây không lâu, trang Cnet Asia đưa tin hãng bảo mật Panda đã phát hiện lô điện thoại HTC Magic 3000 chiếc do Vodafone dự định phân phối tại Tây Ban Nha bị nhiễm mã độc. Nguyên nhân sau đó được xác định xuất phát từ thẻ nhớ. Rất may tình hình đã được khắc phục kịp thời.
Video đang HOT
Ông Võ Đỗ Thắng, thành viên Ban chấp hành Hiệp hội An Toàn Thông tin Việt Nam, cảnh báo khi điện thoại bị cài mã độc, các phần mềm này không chỉ gửi tin nhắn tự động đến các tổng đài dịch vụ giá trị gia tăng có trừ cước (như tình trạng người dùng phản ánh ở trên) mà còn có những hoạt động “âm thầm”, như gửi thông tin có trong máy (ví dụ contact list, tin nhắn SMS, vị trí của máy điện thoại, nội dung cuộc gọi…) về máy tính của hacker. Từ đây hacker có thể biết được toàn bộ thông tin trong điện thoại của bạn. Loại mã độc nguy hiểm nhất có thể chiếm quyền điều khiển máy và bị hacker ra lệnh từ xa để làm tất cả các hành động mà họ muốn, như quay số điện thoại, nhắn tin, copy dữ liệu, ghi âm cuộc gọi và gửi đi, theo dõi hành vi và thói quen của nạn nhân… Hành vi này, sẽ ảnh hưởng đến bí mật thông tin cá nhân của người sử dụng, và xa hơn là ảnh hưởng đến an ninh quốc gia khi các máy di động của các vị lãnh đạo bị cài mã độc và các hacker nước ngoài kiểm soát chúng.
Người sử dụng “cần phải cảnh giác ngay cả với các máy mới mua về”, ông Sơn nhấn mạnh. Người dùng nên lưu ý cài đặt phần mềm diệt virus để quét toàn bộ máy trước khi đưa vào sử dụng. “Phần mềm an ninh cho điện thoại di động có thể giúp người sử dụng quét và liệt kê ra danh sách các phần mềm có mã độc, các phần mềm có khả năng gửi tin nhắn SMS, những ứng dụng có thể nghe lén, kết nối Internet… giúp người sử dụng có lựa chọn phù hợp để không bị mất tiền oan”, ông Sơn giải thích.
Ông Thắng khuyến cáo: “Người dùng không nên download và cài đặt các chương trình lạ không rõ nguồn gốc, không truy cập vào các điểm phát Wi-Fi lạ, không đưa điện thoại của mình cho các đơn vi sửa chữa không có uy tín (vì các kỹ thuật viên chỉ cần 5-10 phút có thể cài đặt phần mềm nghe lén vào điện thoại). Người dùng cũng nên tắt các kết nối như Bluetooth, Wi-Fi khi không có nhu cầu sử dụng”.
Mua điện thoại còn nguyên hộp (full box) là một trong những giải pháp giảm nguy cơ nhiễm virus.
Một kinh nghiệm khác từ ông Ngô Trần Vũ, đại diện đơn vị phân phối Kaspersky, người dùng nên mua các điện thoại nguyên hộp vì các thương hiệu lớn thường có nhiều công đoạn bảo mật an toàn, niêm phong trước khi kích hoạt nên người dùng có thể yên tâm sử dụng. Ngoài ra, ngay khi mua về, nên cài đặt thêm phần mềm diệt virus có bản quyền cho điện thoại và quét luôn khi bắt đầu sử dụng.
Theo VNE
Năm bết bát của các tiểu gia di động
EVN Telecom về với Viettel sau thời gian dài kinh doanh thua lỗ; S-Fone bên bờ phá sản; Beeline cũng chật vật khi đối tác ngoại rút vốn; trong khi Vietnamobile hoạt động khá mờ nhạt suốt cả năm.
Cuối năm 2011, Viettel được Chính phủ giao nhiệm vụ tiếp nhận mạng di động EVN Telecom, bỏ qua lời đề nghị mua lại một phần doanh nghiệp này của hai đơn vị khác là Vietnamobile và VTC. Có nhiều khác biệt về chính sách cũng như cách vận hành giữa hai doanh nghiệp, nhưng việc sáp nhập được tiến hành khá nhanh chóng. Từ 28/12/2011, Viettel đã thực hiện hỗ trợ khách hàng của EVN Telecom chuyển mạng.
Sau gần một năm, đến ngày 1/12/2012, Viettel thông báo ngừng hỗ trợ chuyển đổi thuê bao giữa hai mạng. Từ thời điểm này, các sim EVN Telecom chưa đổi sang Viettel sẽ bị ngừng hoạt động, số thuê bao đi kèm sẽ bị thu hồi về kho và tái sử dụng. Đây có thể xem là thời điểm chấm dứt hoàn toàn cho cái tên EVN Telecom trên thị trường viễn thông Việt Nam.
Sự ra đi của EVN Telecom khiến S-Fone càng thêm đơn độc trên nền mạng CDMA tại Việt Nam.
S-Fone là điển hình khó khăn của viễn thông di động Việt Nam trong năm 2012. Ảnh: Anh Quân
S-Fone đặt chân vào Việt Nam từ tháng 7/2003, phá vỡ thế độc quyền viễn thông di động lúc bấy giờ, đồng thời là nhà cung cấp dịch vụ 3G đầu tiên. S-Fone cũng là người đi tiên phong phát triển nền mạng CDMA tại Việt Nam. Sau 9 năm hoạt động, năm 2012 là quãng thời gian đen tối nhất của hãng.
Kinh doanh không như mong đợi khiến đối tác SK Telecom của Hàn Quốc rút vốn, SPT (là đối tác phía Việt Nam) một mình cáng đáng mạng S-Fone. Thiếu vốn đầu tư, thuê bao ít ỏi, chất lượng mạng không tốt khiến S-Fone ngày càng đi xuống. Tháng 7/2012, hàng loạt nhân viên của mạng này bị mất việc với lý do công ty chuyển mô hình lao động.
Những ngày cuối năm, nhân viên S-Fone chi nhánh miền Bắc đã đến trụ sở công ty tại số 11 Trần Hưng Đạo (Hà Nội) để tìm gặp lãnh đạo nhằm giải quyết các vấn đề về nợ lương và trợ cấp thời gian dài. Tuy nhiên, việc cũng chẳng được giải quyết triệt để và đại diện S-Fone miền Bắc phải thừa nhận công ty mất khả năng chi trả, văn phòng bị niêm phong do thiếu tiền nhà, điện nước. Trạm phát sóng duy nhất còn sót lại ở Hà Nội cũng đã bị ngắt điện.
Beeline cũng là một ví dụ cho thất bại của các mạng di động nhỏ trong năm. Đây là thương hiệu chung của Tập đoàn VimpelCom (của Nga) và Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Truyền dẫn và dịch vụ hạ tầng Gtel. Mặc dù có giá cước tốt, Beeline vẫn khó phát triển thuê bao, yếu thế trong cạnh tranh. Sau 3 năm hoạt động, doanh nghiệp Nga bán lại toàn bộ cổ phần và vốn đầu tư trị giá 500 triệu USD cho đối tác Việt với giá chỉ 45 triệu USD.
Không giống như S-Fone "đuối sức" sau khi SK Telecom bỏ đi, Beeline vắng VimpelCom vẫn tìm cách đi tiếp. Tháng 9/2012, Gtel Mobile chính thức bỏ thương hiệu Beeline với biểu tượng chú gà và hai màu vàng, đen, thay vào đó là tên nhà mạng Gmobile mới, thừa kế những gì mà thương hiệu cũ có được.
Tự thay đổi chính mình, và vẫn trung thành với hướng đi tung ra các gói cước khuyến mại "khủng", nhưng theo Gmobile vẫn đang gặp khó vì thị phần đang nằm trong tay 3 "ông lớn" Viettel, Vinaphone và Mobifone. Hiện Gmobile vẫn phải đối mặt với nhiều sức ép từ vốn đầu tư và thị trường.
Thị trường viễn thông năm qua cho thấy cục diện không có sự thay đổi nào đáng kể so với trước, các doanh nghiệp lớn vẫn phát triển ổn định với doanh số lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, những đơn vị nhỏ phải vất vả "vượt sóng", cũng là một phần tác động của tình hình kinh tế chung.
Số liệu được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố trong Sách trắng 2012 (tính trên doanh thu của doanh nghiệp).
Lãnh đạo Cục Viễn thông nhận định áp lực cạnh tranh ngày một lớn buộc một số doanh nghiệp phải rời bỏ thị trường. Nhưng Cục vẫn bảo lưu quan điểm cần duy trì ít nhất 3 doanh nghiệp tương đương trên thị trường, những doanh nghiệp cạnh tranh được sẽ tồn tại. Theo Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020 được Chính phủ phê duyệt, mục tiêu đề ra là phát triển bền vững thị trường viễn thông, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Hiện có 6 mạng di động tại Việt Nam, trong đó có 3 mạng nhỏ là Vietnamobile, Gmobile và S-Fone, nhưng xem như chỉ còn 2 mạng nhỏ đang phải cạnh tranh với 3 mạng lớn Viettel, Vinaphone và Mobifone. Thuê bao S-Fone đã mất liên lạc nhiều tháng nay, và nếu không có "điều kỳ diệu" xảy ra, rất có thể S-Fone phải rút lui khỏi thị trường trong năm 2013, đánh dấu sự ra đi của nhà mạng CDMA đầu tiên và cuối cùng của Việt Nam hiện nay.
Theo Tổng cục Thống kê, tính đến hết tháng 12/2012, cả nước có khoảng 121,7 triệu thuê bao di động. Báo cáo mới nhất của Viettel cho biết nhà mạng có gần 58,9 triệu thuê bao. Hai mạng Vinaphone và Mobifone ước tính có gần 70 triệu thuê bao. Hai mạng Gmobile và Vietnamobile có hơn 10 triệu thuê bao.
Tốc độ tăng trưởng của 3 mạng lớn 6 tháng đầu năm 2012 chỉ đạt 1%, trong khi đó mạng nhỏ Gmobile tăng trưởng 1,42% (theo báo cáo của Cục Viễn thông).
Theo VNE
2013: Phần mềm quảng cáo trên di động sẽ làm điên đầu người dùng Phần mềm quảng cáo trên thiết bị di động (madware) sẽ trở nên phiền toái hơn, ảnh hưởng tới trải nghiệm của người dùng và có thể làm lộ những thông tin nhạy cảm như chi tiết về địa điểm, thông tin liên lạc và thông tin nhận dạng thiết bị cho tội phạm mạng. Đây là dự đoán xu hướng an ninh...