Điện Quang “tụt” 45% lợi nhuận, gia đình cựu thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa vẫn nhận 53 tỷ tiền cổ tức
Mặc dù lợi nhuận sau thuế của Điện Quang (cổ phiếu DQC) giảm 45% so với năm 2016 nhưng em trai bà Hồ Thị Kim Thoa, cựu thứ trưởng bộ Công thương vẫn ngồi ghế chủ tịch HĐQT và sắp tới gia đình bà Thoa sẽ nhận khoảng 53 tỷ đồng tiền cổ tức từ Điện Quang nhờ sở hữu hơn 34% cổ phần tại công ty này.
Nhóm cổ đông liên quan đến cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa vẫn sở hữu 34,4% cổ phần tại Điện Quang (Ảnh minh họa)
Năm 2017 chứng kiến nhiều sự kiện không vui đối với cá nhân bà Hồ Thị Kim Thoa khi bị Thủ tướng Chính phủ miễn nhiệm chức Thứ trưởng Bộ Công Thương sau kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về những vi phạm, khuyết điểm về trình tự, thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp trong thời gian giữ chức vụ lãnh đạo về Đảng và doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang. Đồng thời, thực hiện mua, chuyển nhượng cổ phần không đúng quy định và điều lệ của Công ty. Thêm vào đó, bà Hồ Thị Kim Thoa cũng kê khai tài sản, thu nhập không đúng, không đầy đủ theo quy định, vi phạm những điều Đảng viên không được làm.
Song song với đó, năm 2017 cũng chứng kiến sự đi xuống về mặt hiệu quả kinh doanh của Công ty Công ty CP Bóng đèn Điện Quang, nơi hai chị em bà Hồ Thị Kim Thoa và ông Hồ Quỳnh Hưng đã và đang làm lãnh đạo.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chiếm phần lớn cổ phần tại Bóng đèn Điện Quang vẫn là nhóm cổ đông liên quan đến cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa với sở hữu 11.782.431 cổ phiếu, tương đương 34,4%. Điều này đã giúp các thành viên trong gia đình cựu thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa, mỗi người thu về hàng trăm nghìn USD cổ tức từ Điện Quang.
“Tụt” phân nửa lợi nhuận, em trai cựu Thứ trưởng Thoa vẫn tại vị
Theo báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2017 của Công ty CP Bóng đèn Điện Quang (DQC), doanh thu thuần của Điện Quang là hơn 1.056 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so với năm 2016.
Trong khi đó, doanh thu hoạt động tài chính đạt gâbf 56 tỷ đồng, giảm 61% so với năm trước. Trong đó, lãi chênh lệch tỷ giá chỉ đạt 8,6 tỷ đồng, giảm 78%.
Thêm vào đó, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của Điện Quang cùng tăng nhẹ so với năm 2016. Điều này đã khiến lợi nhuận sau thuế TNDN hợp nhất của Điện Quang chỉ đạt hơn 111 tỷ đồng, giảm 45,9% so với cùng kỳ năm 2016.
Theo giải trình của phía Điện Quang, lợi nhuận sau thuế của công ty trong năm 2017 giảm mạnh do doanh thu tài chính từ khoản công nợ khách hàng Consumimport (Cuba) đã thu hồi hết trong năm 2016 nên năm 2017 không còn phát sinh. Đồng thời, do sức cạnh tranh của thị trường nên chi phí bán hàng tăng cao.
Video đang HOT
Kết quả kinh doanh năm 2017 của Điện Quang (Ảnh: I.T)
Tính đến hết 31.12.2017, tổng giá trị tài sản của Điện Quang đạt hơn 1.611 tỷ đồng, không thay đổi đáng kể so với đầu năm.
Tuy nhiên, một điểm đáng lưu ý trên báo cáo tài chính của Điện Quang là dù tài sản ngắn hạn là hơn 1.330 tỷ đồng, tăng hơn 6% so với năm 2016 song khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền giảm 13% so với cùng kỳ năm 2016, xuống 281,09 tỷ đồng. Trong khi đó, các khoản phải thu ngắn hạn lại đạthơn 400,5 tỷ đồng, tăng 29,4% so với đầu năm, tập trung chủ yếu ở các khoản phải thu ngắn hạn khách hàng.
Vốn chủ sở hữu chiếm hơn 70,5% tổng nguồn vốn. Vay nợ thuê tài chính ngắn hạn hơn 131 tỷ đồng, tăng 170% so với đầu năm.
Một khoản mục đáng lưu ý khác là khoản dự phòng phải thu khó đòi của công ty vẫn giữ nguyên, trong đó, đối với công ty TNHH Metro Cash là 289,29 tỷ đồng,Tổng công ty giấy Việt Nam là 1.164,4 tỷ đồng….
Cũng trong năm 2017, khoản vay ngắn hạn của Điện Quang với ngân hàng ANZ cũng tăng gần gấp đôi, từ 45,45 tỷ đồng lên 91,6 tỷ đồng. Đặc biệt, năm 2017 ghi nhận 2 khoản nợ vay của Điện Quang với Vietcombank, trong đó khoản vay ngắn hạn là hơn 39 tỷ đồng được lý giải nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh. Còn với khoản vay dài hạn lên tới 2.684,97 tỷ đồng, Điện Quang không có lý giải về mục đích vay.
Kế hoạch kinh doanh năm 2018 của Điện Quang (Ảnh: I.T)
Tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2018 của Công ty CP Bóng đèn Điện Quang, ông Hồ Quỳnh Hưng cho biết, năm 2017, lợi dụng tình hình khó khăn của Điện Quang, nhiều đối thủ tìm cách phá thị trường. Song Công ty hy vọng cổ đông tiếp tục có niềm tin vào sự phát triển của công ty trong thời gian tới.
Theo ông Hưng, năm 2018 và thời gian tới, Điện Quang sẽ tập trung vào các sản phẩm công nghệ cao và công nghệ thông minh. Sắp tới, Công ty sẽ đưa ra thị trường sản phẩm smart home (điều khiển thiết bị gia đình từ xa) hay phần mềm home care (dùng để kết nối khách hàng với các thợ điện)…
Với tinh thần đó, Công ty sẽ liên tục cải tiến tạo ra những sản phẩm có chất lượng, thẩm mỹ và tiện dụng, phù hợp với nhu cầu sử dụng và túi tiền của đại bộ phận người tiêu dùng.
Dù kết quả kinh doanh đi xuống, song theo nghị quyết HĐQT Công ty CP Bóng đèn Điện Quang, ông Hồ Quỳnh Hưng tiếp tục được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty nhiệm kỳ 2018 – 2022 với tỷ lệ 99,89% đồng ý.
Gia đình cựu Thứ trưởng Thoa nhận triệu USD cổ tức
Theo báo cáo quản trị của Điện Quang, năm 2017, các thành viên trong gia đình cựu Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa vẫn nắm giữ hơn 34% cổ phần tại CTCK Bóng đèn Điện Quang (DQC). Trong đó, bà Hồ Thị Kim Thoa nắm giữ gần 1,7 triệu cổ phần DQC (4,91%).
Em trai bà Thoa – ông Hồ Quỳnh Hưng, chủ tịch HĐQT Điện Quang – hiện nắm giữ 8,06%. Mẹ ông Hưng và bà Thoa – bà Trần Thị Xuân Mỹ, sở hữu 3,56%.
Hai con gái của bà Hồ Thị Kim Thoa vẫn nắm giữ các vị trí quan trọng tại Bóng đèn Điện Quang và một lượng lớn cổ phiếu tại doanh nghiệp này. Bà Nguyễn Thái Nga hiện là thành viên HĐQT kiêm phó TGĐ và nắm giữ 13,2% cổ phần DQC. Bà Nguyễn Thái Quỳnh Lê sở hữu gần 6,5% cổ phần và là giám đốc dự án của DQC.
Các thành viên gia đình Thứ trưởng Kim Thoa vẫn nhận hàng chục tỷ đồng cổ tức mỗi năm từ Điện Quang (Ảnh minh họa)
Với tổng tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2017 của Bóng đèn Điện Quang cho cổ đông công ty là 30% bằng tiền mặt (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu DQC được nhận 3.000 đồng), nhóm cổ đông liên quan đến cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa tới đây sẽ được nhận tới 17,7 tỷ đồng tiền mặt và tổng mức cổ tức tiền mặt nhận được cho năm 2017 là 35,3 tỷ đồng.
Trước đó, trong năm 2016, các thành viên gia đình Thứ trưởng Kim Thoa vẫn nhận hàng chục tỷ đồng cổ tức từ cổ phiếu DQC.
Theo Danviet
Cơ quan nào sẽ ra quyết định kỷ luật Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa?
Theo PGS - TS Nguyễn Trọng Phúc, trong thông báo số 15 của Ủy ban Kiểm tra T.Ư Đảng chưa thấy đề nghị hình thức kỷ luật với Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa nhưng khi vụ việc này được báo cáo lên Ban Bí thư, sẽ có bổ sung đề nghị hình thức kỷ luật.
Liên quan đến vi phạm, khuyết điểm của bà Hồ Thị Kim Thoa, kết luận của Ủy ban Kiểm tra T.Ư Đảng nói rõ đó là vi phạm nghiêm trọng, đến mức phải xem xét thi hành kỷ luật.
Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa. Ảnh: I.T
Theo PGS - TS Nguyễn Trọng Phúc - nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia HCM), bà Kim Thoa là Ủy viên ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, đây là chức vụ do Ban Bí thư trực tiếp quản lý.
"Trong kết luận của Ủy ban Kiểm tra T.Ư nêu rõ những vi phạm, khuyết điểm của bà Hồ Thị Kim Thoa. Kết luận này sẽ được báo cáo lên Ban Bí thư và cơ quan này sẽ họp và ra quyết định thi hành kỷ luật với bà Thoa. Đây là quy trình xử lý cán bộ vi phạm theo quy định của Đảng. Còn về mặt chính quyền, việc quyết định thi hành kỷ luật đối với người giữ chức vụ thứ trưởng là thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ" - PGS Nguyễn Trọng Phúc cho biết.
Các hình thức kỷ luật bên Đảng gồm: Khiển trách; cảnh cáo, cách chức và khai trừ. Các hình thức kỷ luật theo quy định của Nhà nước đối với cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Giáng chức; Cách chức; Buộc thôi việc.
Vẫn theo PGS - TS Nguyễn Trọng Phúc, thông thường trong kết luận của Ủy ban Kiểm tra T.Ư về vi phạm của tổ chức, cá nhân nào đó, nếu thẩm quyền ra quyết định thi hành kỷ luật thuộc cơ quan cao hơn thì Ủy ban Kiểm tra T.Ư sẽ đề nghị hình thức thi hành kỷ luật. Tuy nhiên đối với trường hợp vi phạm của bà Hồ Thị Kim Thoa, trong kết luận chưa thấy Ủy ban Kiểm tra T.Ư đề nghị hình thức thi hành kỷ luật.
"Khi vụ việc này được trình lên Ban Bí thư sẽ có thể sẽ có bổ sung đề nghị hình thức thi hành kỷ luật. Trên cơ sở đó Ban Bí thư sẽ xem xét và đưa ra hình thức thi hành kỷ luật tương xứng với vi phạm, khuyết điểm của cá nhân bà Hồ Thị Kim Thoa" - PGS Phúc nói.
Vào đầu năm 2017, bà Hồ Thị Kim Thoa đã bị Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Bà Thoa được cho là có trách nhiệm trong việc đồng ý với đề xuất tiếp nhận, bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh trái quy định; thực hiện không đúng nguyên tắc, quy định khi ký quyết định bổ nhiệm và điều động một số cán bộ.
Bà Hồ Thị Kim Thoa sinh năm 1960 tại Nghệ An, có trình độ Thạc sỹ kinh tế. Trước khi trở thành Thứ trưởng Công Thương bà từng giữ chức Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang từ năm 2005 - 2010.
Kết luận của Ủy ban Kiểm tra T.Ư về trường hợp bà Hồ Thị Kim Thoa: Trong thời gian giữ các chức vụ Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty Bóng đèn Điện Quang, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang (tháng 1.2004 - 5.2010), bà Hồ Thị Kim Thoa đã có các vi phạm, khuyết điểm: Vi phạm trình tự, thủ tục trong việc thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp, chậm báo cáo, chưa tổ chức bàn giao giữa doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần theo quy định của pháp luật; không báo cáo Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) xử lý và xử lý không đúng số tiền lãi vay được ngân hàng cho miễn 6,7 tỷ đồng. Thực hiện không đúng, không đầy đủ các thủ tục theo quy định, quyết định của Nhà nước về quản lý đất đai trong quá trình Công ty Điện Quang ký hợp đồng và phụ lục hợp đồng về hợp tác đầu tư tại khu đất số 12 Tôn Đản, Thành phố Hồ Chí Minh với Công ty Constrexim - Bộ Xây dựng, khi chưa được chủ sở hữu và cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn, chấp thuận. Không báo cáo các cơ quan có thẩm quyền xử lý và xử lý không đúng khoản thu 30 tỷ đồng từ việc chuyển nhượng quyền khai thác, sử dụng khu đất 12 Tôn Đản. Mua cổ phần vượt mức quy định; chuyển nhượng cổ phần không đúng quy định của Điều lệ của Công ty. Việc chuyển nhượng phần vốn góp của Nhà nước vào Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Điện Quang không báo cáo, xin ý kiến chủ sở hữu là vi phạm quy định về quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Trong thời gian dài, nhiều lần kê khai tài sản, thu nhập không đúng, không đầy đủ theo quy định về kê khai tài sản, thu nhập, vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm.
Theo Danviet
Hành trình gia đình Thứ trưởng Thoa nâng tỷ lệ sở hữu ở Điện Quang? Báo cáo quản trị của CTCP Bóng đèn Điện Quang (DQC) cho thấy, từ năm 2007 đến cuối năm 2016, tỷ lệ sở hữu cổ phần của đại gia đình Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa đã tăng từ 13,5% lên 41,4% vốn tại DQC. Theo Bản cáo bạch niêm yết của CTCP Bóng đèn Điện Quang (DQC), tại thời điểm tháng 11.2007,...