Điện mặt trời mái nhà: Gỡ chưa hết rối, EVN tiếp tục “cầu cứu” Bộ Công thương
EVN tiếp tục có văn bản số 5398/EVN-KD đề nghị Bộ Công Thương hướng dẫn, giải quyết vướng mắc đối với các hệ thống điện mặt trời mái nhà, dù trước đó đã có văn bản đề nghị hướng dẫn xử lý vướng mắc về việc phân biệt giữa hệ thống điện mặt trời mái nhà và điện mặt trời mặt đất nối lưới
Sau văn bản số 4971/EVN-KD ngày 23/7/2020 đề nghị Bộ Công Thương và Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo hướng dẫn xử lý vướng mắc về việc phân biệt giữa hệ thống điện mặt trời mái nhà và điện mặt trời mặt đất nối lưới, đến ngày 10/8/2020, EVN tiếp tục có văn bản số 5398/EVN-KD đề nghị Bộ Công Thương hướng dẫn, giải quyết vướng mắc đối với các hệ thống điện mặt trời mái nhà. Các vướng mắc cụ thể như sau:
Phân biệt dự án điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN), điện mặt trời (ĐMT) nối lưới
- Vướng mắc lớn hiện nay là định nghĩa về công trình xây dựng và cơ sở để xác định là loại hình ĐMTMN: trường hợp các công trình xây dựng dân dụng, nhà xưởng có sẵn (trụ sở, nhà máy, trường học, trung tâm thương mại, khu công nghiệp…) thì đảm bảo quy định ở Quyết định 13/2020/QĐ-TTg, tuy nhiên, hiện nay nhiều dự án ĐMT có công suất dưới 01 MW thực hiện theo mô hình trang trại nông nghiệp thì cơ sở để xác định có phải là ĐMTMN chưa rõ ràng và chưa có hướng dẫn cụ thể từ các cơ quan chức năng.
- Việc xác định “tấm pin quang điện lắp đặt trên mái nhà” theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg cũng gặp khó khăn do hình thức “mái nhà” rất đa dạng về hình thức tấm mái (mái tôn, mái nhựa, tấm lấy sáng, bạt nilon, lưới hoặc bản thân tấm pin thay thế mái nhà…), cách thức lợp mái (trên/dưới xà gồ…) trong khi các quy định để xác định thế nào là mái nhà chưa cụ thể.
Nhiều dự án lắp đặt trên khung giá đỡ nằm trên đất vườn, đất nông nghiệp theo mô hình kinh tế trang trại, có mục đích chính là để sản xuất điện mặt trời nhằm hưởng giá bán điện dành cho ĐMTMN. Một số công trình dùng chính tấm pin làm mái che và lắp đặt cách nhau một khoảng hở để lấy ánh sáng cho phù hợp với vật nuôi, cây trồng bên dưới, sau đó có lắp bổ sung các tấm lợp bên dưới xà gồ để được công nhận là ĐMTMN.
Do các hướng dẫn để xác định là dự án ĐMTMN chưa rõ ràng như trên, các Tổng công ty Điện lực/Công ty Điện lực (TCTĐL/CTĐL) rất khó khăn trong việc xác định để áp dụng đúng giá mua bán điện theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg.
1. Thực tế có một số hệ thống ĐMTMN được đầu tư theo cụm có tổng công suất trên 01 MW (mỗi dự án
2. Trường hợp một chủ đầu tư có nhu cầu mua lại cụm hệ thống ĐMTMN nằm liền kề nhau trên cùng mảnh đất, có tổng công suất trên 01 MW. Vậy sau khi chuyển nhượng, chủ đầu tư có phải bổ sung Giấy phép hoạt động điện lực không?
3. Đối với trường hợp chủ đầu tư tận dụng mái nhà của văn phòng làm việc, nhà điều hành, nhà bếp, nhà nghỉ, nhà để xe của nhân viên, nhà xưởng, nhà kho chứa vật liệu,… trong khuôn viên dự án ĐMT, nhà máy thủy điện, nhiệt điện để đầu tư năng lượng mặt trời mái nhà và đề nghị lắp công tơ riêng, ký hợp đồng mua điện cho các phần lắp thêm như hệ thống ĐMTMN. Trường hợp này có được thực hiện mua bán điện riêng không?
4. Kinh doanh bán điện mặt trời có phải thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện không và cần phải làm thủ tục bổ sung đăng ký ngành nghề kinh doanh theo quy định Luật Đầu tư hiện hành không?
5. Quy định khác nhau của các địa phương về quản lý thuế, hóa đơn với các đối tượng không phải doanh nghiệp (hộ dân, công sở, trường học…); về quản lý xây dựng, đất đai… cũng gây lúng túng cho các CTĐL khi thực hiện các hướng dẫn về ĐMTMN, ví dụ:
- Phòng Quản lý đô thị thuộc UBND Quận Tân Phú – TP. Hồ Chí Minh không cho phát triển ĐMTMN trên các công trình nhà ở riêng lẻ trong khi chờ Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh hướng dẫn, quy định về xây dựng và an toàn của hệ thống ĐMTMN.
Video đang HOT
- Sở Xây dựng tỉnh Hậu Giang yêu cầu các hệ thống ĐMTMN trên các nhà xưởng khu công nghiệp phải có thẩm tra phê duyệt thiết kế.
- Ban Quản lý (BQL) các khu công nghiệp tỉnh Đắk Nông, Khánh Hòa yêu cầu báo cáo xin ý kiến BQL trước khi thỏa thuận đấu nối hoặc ký hợp đồng mua bán điện của các dự án ĐMTMN trong khu công nghiệp;
- UBND tỉnh Đắk Nông yêu cầu Công ty Điện lực chỉ thoả thuận với các hệ thống ĐMTMN khi đã có điểm đấu nối hiện hữu tại thời điểm thỏa thuận. Tại cụm có 2 công trình trở lên thì khi thỏa thuận đấu nối cho công trình thứ 2 trở đi phải có cột điện hiện hữu của công trình trước đó.
7. Vướng mắc về kỹ thuật:
- Thông tư 39/2015/TT-BCT và Thông tư 30/2019/TT-BCT chỉ quy định yêu cầu kỹ thuật đối với nhà máy điện mặt trời đấu nối lưới điện trung áp trở lên và hệ thống điện mặt trời đấu nối lưới điện hạ áp, chưa có quy định yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống ĐMTMN đấu nối lưới điện trung áp. Nếu các hệ thống ĐMTMN đấu nối lưới điện trung áp phải áp dụng yêu cầu kỹ thuật đối với nhà máy điện mặt trời đấu nối vào lưới điện trung áp trở lên theo các Thông tư nêu trên thì sẽ không khả thi và rất khó khăn cho chủ đầu tư.
- Tiêu chuẩn kỹ thuật về ĐMTMN: Hiện nay chưa có quy định của cơ quan quản lý nhà nước về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các vật tư thiết bị của hệ thống ĐMT để đảm bảo hiệu suất, chất lượng điện năng cũng như quy chuẩn về an toàn cho công trình xây dựng, phòng chống cháy nổ cho hệ thống ĐMTMN.
- Chưa có quy định cụ thể về lắp đặt thiết bị đóng cắt, thiết bị bảo vệ, nối đất, chống sét cho công trình, điều khoản giám sát, ngừng/giảm công suất phát của dự án ĐMTMN theo lệnh của chỉ huy điều độ trong trường hợp sự cố hoặc quá tải lưới điện.
Kiến nghị với Bộ Công Thương
Để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam, nhất là đối với điện mặt trời mái nhà, EVN kiến nghị và đề xuất Bộ Công Thương một số nội dung sau:
1. Xem xét, hướng dẫn các tiêu chí xác định cụ thể để phân biệt giữa hệ thống điện mặt trời mái nhà và hệ thống điện mặt trời nối lưới, tạo điều kiện thuận lợi trong việc xác định giá mua bán điện đối với các hệ thống điện mặt trời theo đúng Quyết định 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
2. Các hệ thống điện mặt trời công suất đến 01 MW, đấu nối vào cấp điện áp dưới 35 kV, có các tấm pin mặt trời lắp trên hệ thống khung giá đỡ (có mái hoặc không có mái), lắp đặt một phần trên mái nhà, một phần trên đất; các hệ thống điện mặt trời lắp trên mái nhà xưởng trong KCN vừa mua điện của EVN để sử dụng vừa bán điện lên lưới của EVN qua máy biến áp 110 kV được ghi nhận là ĐMTMN để khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển ĐMTMN và EVN sẽ thực hiện ký hợp đồng, thanh toán tiền mua điện cho các chủ đầu tư theo Quyết định 13/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
3. Đối với mô hình trang trại nông nghiệp kết hợp điện mặt trời với công suất 01 MW thì được công nhận là ĐMTMN.
4. Đối với các trường hợp trang trại nông nghiệp có lắp đặt điện mặt trời với tổng công suất> 01 MW, đề nghị Bộ Công Thương hướng dẫn thủ tục, trình tự thực hiện lắp đặt, thoả thuận đấu nối, nghiệm thu an toàn, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường …
5. Cho phép Tổng Công ty Điện lực/Công ty Điện lực chỉ thỏa thuận đấu nối và ký hợp đồng mua bán điện đối với các hệ thống ĐMTMN mà không gây quá tải trạm biến áp 110 kV khu vực.
6. Bổ sung quy định yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống ĐMTMN đấu nối lưới điện trung áp trong các Thông tư 39/2015/TT-BCT và Thông tư 30/2019/TT-BCT cho phù hợp với thực tế, đảm bảo khả thi cho các chủ đầu tư.
7. Chỉ đạo các Sở Công Thương thống nhất quy định, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các nhà đầu tư tham gia lắp đặt ĐMTMN.
Các nhà đầu tư điện mặt trời mái nhà rất mong muốn các vướng mắc đã nêu cũng như một số đề xuất kiến nghị của EVN sớm được Bộ Công Thương giải quyết và hướng dẫn cụ thể, ngoài ra cũng phát huy tác dụng tăng cường nguồn điện trong giai đoạn sắp đến, phù hợp với chủ trương khuyến khích của Chính phủ phát triển năng lượng tái tạo.
.
Phát triển điện gió: Nhà đầu tư còn nhiều băn khoăn
Để gỡ khó cho doanh nghiệp, mới đây, Bộ Công Thương đã có văn bản đề nghị Chính phủ cho các dự án điện gió được hưởng cơ chế giá mua điện cố định tới hết tháng 12/2023.
Tiềm năng phát triển điện gió của Việt Nam có thể lên tới hàng trăm nghìn MW, nhưng đến nay, mới chỉ có khoảng 377 MW công suất điện gió đi vào vận hành.
Mặc dù cho rằng mức giá hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo (Feed-in Tariff - FIT) cho điện gió là hấp dẫn, song nhiều nhà đầu tư và chuyên gia vẫn băn khoăn về các chính sách liên quan đến loại hình năng lượng này.
Quyết định 39/2018/QĐ-TTg (Quyết định 39) sửa đổi, bổ sung Quyết định 37/2011/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió đã tạo động lực thúc đẩy thị trường điện gió tại Việt Nam. Nhiều dự án điện gió đã được đề xuất bổ sung quy hoạch và đang được thi công xây dựng.
Báo cáo của Bộ Công Thương cho hay tính đến tháng 3/2020, có 78 dự án đã được bổ sung vào Quy hoạch Phát triển điện lực với công suất khoảng 4.880 MW; 11 dự án điện gió đã phát triển với tổng công suất 377 MW; 31 dự án đã ký hợp đồng mua bán điện với tổng công suất 1.662 MW, kế hoạch đi vào vận hành trong năm 2020 và 2021.
Ngoài ra, còn gần 250 dự án điện gió, có tổng quy mô công suất tới 45.000 MW đang đề nghị bổ sung quy hoạch. Đây là con số thể hiện sự quan tâm rất lớn của các chủ đầu tư về loại hình năng lượng này.
Đánh giá về các dự án đã hoạt động và dự án được bổ sung vào quy hoạch, ông Bùi Văn Thịnh, Chủ tịch Hiệp hội Điện gió tỉnh Bình Thuận cho rằng con số này đang có sự chênh lệch lớn. Lý do phải kể đến là việc thi công điện gió phức tạp hơn rất nhiều so với điện Mặt Trời, đặc biệt là với điện gió ngoài khơi.
Đơn cử như bàn giao diện tích mặt biển cho chủ đầu tư đang vướng nhiều thủ tục như cho thuê đất thế nào, an ninh quốc phòng, cho thuê toàn bộ diện tích hay chỉ thuê móng trụ... Đây là những vấn đề chưa có tiền lệ.
Ngoài ra, trong Quyết định 39 còn thiếu nhiều chính sách phát triển điện gió ngoài khơi xa bờ, thêm vào đó, thời hạn để hưởng giá FIT theo quyết định này là cuối năm 2021 chỉ còn 18 tháng, không đủ để nhà đầu tư triển khai đầu tư các dự án điện gió mới.
Trong khi vì lý do dịch bệnh COVID-19, nhiều nước, nhiều doanh nghiệp đã tạm dừng sản xuất, không thể cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị thi công. Các nhà thầu cũng không thể đảm bảo tiến độ thi công trước thời hạn trên.
"Chúng tôi rất cần sau thời điểm đó, giá FIT mới như thế nào, bởi không có mức giá thì doanh nghiệp không có cơ sở để lập dự án đầu tư cho mục tiêu phát điện sau năm 2021. Rất mong Chính phủ trước mắt có thể gia hạn thời gian hưởng giá FIT này để hỗ trợ cho doanh nghiệp," ông Thịnh nói.
Đồng quan điểm trên, theo ông Lê Anh Tùng, đại diện Công ty Ecotech, các dự án của doanh nghiệp này thực hiện cũng gặp nhiều khó khăn về mốc thời gian hưởng ưu đãi trên. Các nhà sản xuất thiết bị dừng sản xuất, có thể chậm trễ trong giao hàng, do đó, việc gia hạn giá FIT là rất cần thiết đối với doanh nghiệp.
"Hiện nay, các dự án đã được triển khai không thể dừng đầu tư hay thi công được. Nhưng nếu tiếp tục đầu tư, xây dựng mà không kịp thời hạn thì thực sự rất khó khăn vì sẽ không có mức giá điện để thanh toán, mua bán," ông Tùng cho hay.
Việc kéo dài giá FIT điện gió là rất cần thiết vì những rào cản liên quan đến làm dự án này nhiều và phức tạp hơn so với điện Mặt Trời, trong đó rào cản lớn nhất là Luật Quy hoạch khi chưa có quy hoạch về không gian biển, cũng như các hướng dẫn liên quan đến an ninh quốc phòng với các dự án triển khai ngoài khơi... Đó là chưa tính đến câu chuyện kỹ thuật cao, chậm tiến độ giao hàng.
Để gỡ khó cho doanh nghiệp, mới đây, Bộ Công Thương đã có văn bản đề nghị Chính phủ cho các dự án điện gió được hưởng cơ chế giá mua điện cố định tới hết tháng 12/2023, sau đó mới tiến hành đấu thầu, đấu giá cạnh tranh để chọn nhà phát triển dự án.
Tuy nhiên, ngoài câu chuyện về cơ chế giá, những khó khăn trong thi công, các luật liên quan, thì vấn đề nhiều doanh nghiệp lo ngại là lưới điện liệu có thể theo kịp số lượng lớn công suất của các dự án đưa lên lưới.
Theo tờ trình số 1931/BCT-ĐL ngày 19/3/2020 của Bộ Công Thương về việc xem xét bổ sung quy hoạch các dự án điện gió, kịch bản cơ sở và kịch bản cao đến năm 2020 là điện gió Việt Nam đạt tổng công suất trên 1.000 MW; đến năm 2025 kịch bản cơ sở là 6.000 MW và kịch bản cao là 11.630 MW nhằm thay thế cho sản lượng điện từ nguồn nhiệt điện than và nhiệt điện dầu có chi phí sản xuất rất cao và góp phần giảm phát thải khí CO2.
Ông Bùi Văn Thịnh cho rằng hiện nay, tại khu vực tỉnh Bình Thuận, điện gió Phú Lạc vẫn bị cắt giảm công suất, thời điểm cao nhất cắt giảm 61%, bình quân thất thoát 20% sản lượng điện hằng quý, hằng tháng do lưới điện không đáp ứng được.
"Vậy câu chuyện đặt ra là làm thế nào để có sự đồng bộ về nguồn và lưới trong những năm tới khi lượng điện tái tạo đưa vào lớn, tập trung ở một số tỉnh," ông Thịnh đặt câu hỏi và đề nghị quy hoạch phải rõ ràng hơn, cụ thể. Nếu không làm kỹ quy hoạch thì sẽ gặp tình trạng đầu tư vào mà không giải tỏa được công suất. Hay ngược lại, với lưới điện hiện nay thì nguồn điện gió, điện Mặt Trời đưa vào bao nhiêu là phù hợp. Với phương án cao như Bộ Công Thương đưa ra thì lưới điện sẽ được triển khai như thế nào? Cần phải có những kiến nghị bằng con số rõ ràng hơn, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng không truyền tải được công suất, gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp, lãng phí nguồn lực đầu tư.
Theo tiến sỹ Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh, các kết quả tính toán cho thấy theo danh mục các dự án đăng ký bổ sung quy hoạch và đã bổ sung quy hoạch, từ sau năm 2020, tắc nghẽn của các dự án năng lượng tái tạo vẫn rất cao và với hiện trạng hiện nay là không thể giải quyết được. Đây là thách thức lớn giữa chủ đầu tư, ngành điện và Bộ Công Thương.
Tiến sỹ Hà Đăng Sơn bày tỏ hy vọng Tổng sơ đồ điện VIII được đưa ra thời gian tới sẽ có điều chỉnh và tiếp cận phù hợp hơn./.
Ai đứng sau dự án điện gió 7.700 tỷ ở Đắk Lắk? Cụm dự án nhà máy điện gió AMI AC Đắk Lắk có công suất 202,5 MW với tổng vốn đầu tư hơn 7.700 tỷ đồng vừa được UBND tỉnh Đắk Lắk đề nghị Thủ tướng bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia. Ngày 27/7, UBND tỉnh Đắk Lắk có công văn đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung...