Diện mạo tiêm kích tàng hình thế hệ 6 của Mỹ
Tiêm kích thế hệ 6 của Mỹ được tích hợp nhiều công nghệ mới để vượt qua các hệ thống phòng không mới của đối thủ và tấn công phủ đầu bằng vũ khí siêu thanh hoặc phát động tấn công điện tử.
Mẫu thiết kế tiêm kích tàng hình thế hệ 6. Ảnh: Northrop Grumman
Chiến đấu cơ trong 20 năm tới nhiều khả năng sẽ sở hữu công nghệ tàng hình thế hệ mới, hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến, bộ xử lý máy tính và các thuật toán tinh vi, được lắp đặt các vũ khí siêu thanh và được phủ “lớp da thông minh” với các cảm biến được tích hợp vào bề mặt của máy bay, theo Scout.com.
Một số tính năng này đã xuất hiện trong bản phác họa mẫu tiêm kích tàng hình thế hệ 6 của tập đoàn Northrop Grumman, một trong những nhà thầu quốc phòng chính sẽ tham gia đấu thầu hợp đồng chế tạo chiến đấu cơ mới trong tương lai.
Máy bay mới được thiết kế để kế thừa tiêm kích đa nhiệm thế hệ 5 F-35 và sẽ ra mắt vào giữa thập niên 2030. Chiếc tiêm kích thế hệ 6 này đang ở giai đoạn xây dựng ý tưởng sơ khai với việc không quân và hải quân Mỹ hợp tác thảo luận khái niệm sơ bộ về những loại công nghệ và tính năng của nó. Không quân Mỹ vẫn chưa xác định nền tảng cho chiến đấu cơ mới của mình trong khi hải quân đã xác định đây là chương trình máy bay F/A-XX.
Máy bay mới của hải quân Mỹ sẽ thay thế ít nhất một phần chiến đấu cơ F/A-18 Super Hornets sắp nghỉ hưu vào năm 2035, theo các quan chức hải quân Mỹ.
Theo các nhà hoạch định kế hoạch hải quân Mỹ, chiến đấu cơ F/A-XX nhiều khả năng sẽ được thiết kế cho cả hai nhiệm vụ không người lái và có người lái.
Video đang HOT
Theo các lãnh đạo hải quân Mỹ, các công nghệ phủ sơn tàng hình, quang phổ điện tử, tính cơ động, nhận thức tác chiến ưu việt, thông tin liên lạc và các gói kết nối dữ liệu đang có sự phát triển nhanh chóng.
Các nhà phân tích đã phỏng đoán rằng khi các nhà phát triển máy bay F/A-XX của hải quân Mỹ thiết kế tiêm kích thế hệ 6, nhiều khả năng họ sẽ tìm ra một loạt các công nghệ mới chẳng hạn như kết nối cảm biến tối ưu, khả năng bay siêu nhanh và cấu hình điện tử “lớp da thông minh”.
Kết nối tối ưu nghĩa là tích hợp lượng lớn thông tin liên lạc và công nghệ cảm biến như khả năng kết nối các vệ tinh và máy bay khác theo thời gian thực để cung cấp các thông tin quan trọng trên chiến trường.
Mô hình tiêm kích tàng hình thế hệ 6 hoạt động trên tàu sân bay. Ảnh: Northrop Grumman
Máy bay mới cũng sẽ phát triển khả năng khai hỏa các vũ khí có tốc độ bay siêu thanh. Tiêm kích thế hệ 6 của Mỹ cũng nhiều khả năng sẽ sử dụng vũ khí laser và có khả năng phát động tấn công điện tử, theo chuyên gia quân sự Kris Osborn của Scout.com.
Công nghệ hành trình siêu âm cũng sẽ giúp tiêm kích thế hệ mới bay với tốc độ siêu thanh mà không cần sử dụng buồng đốt phụ, các chuyên gia giải thích.
“Lớp da thông minh” trên bề mặt máy bay là sự bố trí các công nghệ hoặc các thiết bị cảm biến nhất định trên thân máy bay và tích hợp chúng vào cả bên trong máy bay, sử dụng các thuật toán máy tính thế hệ mới để sắp xếp và hiển thị thông tin cho phi công. Điều này sẽ giúp giảm lực cản, tăng tốc độ và tính cơ động trong khi tăng cường khả năng công nghệ cho các thiết bị cảm biến.
Có khả năng tiêm kích thế hệ 6 mới sẽ sử dụng công nghệ tàng hình tối tân của tương lai giúp nó vượt qua được các hệ thống phòng không mới tinh vi hơn. Các hệ thống phòng không của những đối thủ tiềm tàng đang ngày càng có năng lực xử lý nhanh hơn, kết nối mạng với nhau tốt hơn, kỹ thuật số hơn, có thể phát hiện các tần số phạm vi rộng hơn và đủ khả năng phát hiện máy bay tàng hình ở khoảng cách xa hơn.
Duy Sơn
Theo VNE
Nga cắt giảm chi phí, cứu dự án tiêm kích thế hệ 5
Với đề xuất cắt giảm 1/3 chi phí phát triển, Nga hy vọng sẽ tiếp tục hợp tác với Ấn Độ chế tạo mẫu tiêm kích tàng hình thế hệ 5 FGFA.
Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 T-50 của Nga. Ảnh: Sputnik
Nga và Ấn Độ mới đây nhất trí giảm chi phí dự án chung chế tạo tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 (FGFA) - được phát triển từ tiêm kích Sukhoi T-50 PAK-FA của Nga - từ 12 tỷ USD xuống còn khoảng 8 tỷ USD nhằm tránh phải hủy bỏ dự án này.
Business Standard đưa tin, theo thỏa thuận mới này, Ấn Độ và Nga mỗi bên sẽ chi 4 tỷ USD cho nỗ lực nghiên cứu và phát triển FGFA chung giữa hai quốc gia.
Với số tiền này, hai nước sẽ cùng chế tạo 11 mẫu tiêm kích FGFA, trong đó 8 chiếc dành cho không quân Nga và ba chiếc còn lại thuộc về Ấn Độ. Một nguyên mẫu của tiêm kích tàng hình mới này sẽ được đưa vào hoạt động ở Ấn Độ trong vòng ba năm tới.
Chương trình phát triển này cũng nâng cấp 50 tính năng của tiêm kích T-50, trong đó có động cơ mạnh mẽ hơn và cảm biến quét 360 độ theo yêu cầu của Ấn Độ. Khi được Bộ Quốc phòng thông qua, thỏa thuận này sẽ giúp Ấn Độ mua khoảng 250 máy bay FGFA bổ sung cho đội tiêm kích chiến thuật của mình.
Tuy nhiên, theo chuyên gia phân tích quốc phòng Dave Majumdar củaNational Interest, trong hai năm qua, không quân Ấn Độ đã phàn nàn rất nhiều về chương trình FGFA, từ việc không được tiếp cận đầy đủ với công nghệ của FGFA, không được tham gia vào giai đoạn thiết kế cho đến giá thành đắt đỏ của nó.
Không quân Ấn Độ cũng kêu ca về động cơ, radar và công nghệ tàng hình của Nga. Họ càng mất lòng tin vào chương trình phát triển tiêm kích thế hệ 5 với Nga sau khi Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố sẽ chỉ đặt mua khoảng 12 tiêm kích T-50 thay vì 60 chiếc như kế hoạch ban đầu.
Theo India Today, các quan chức không quân Ấn Độ cho rằng khi đối tác Nga lùi bước trong chương trình này, họ sẽ là lực lượng duy nhất sử dụng loại tiêm kích vốn không đáp ứng hoàn toàn yêu cầu của mình. Việc Nga giảm đáng kể nhu cầu mua T-50 như một động thái "giọt nước tràn ly", khiến dự án phát triển FGFA đứng trên bờ vực sụp đổ. Thay vì đặt mua T-50, không quân Nga đang thực hiện chiến lược tăng cường mua sắm các loại tiêm kích cũ hơn như Su-30 và Su-35.
Chuyên gia Majumdar cho rằng Nga có thể đã cứu được dự án FGFA bằng đề xuất cắt giảm chi phí đầy hấp dẫn này. Nếu được đầu tư phát triển, tiêm kích thế hệ thứ 5 của Nga và Ấn Độ có thể là một đối thủ đáng gờm đối với phương Tây.
"Tiêm kích PAK-FA được thiết kế rất tối tân, ít nhất là ngang bằng hoặc thậm chí vượt trội hơn cả chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của Mỹ. Chắc chắn máy bay này sẽ có tính cơ động linh hoạt hơn nhờ sự kết hợp của động cơ hai luồng phụt vec-tơ lực đẩy công suất lớn, xoay đa chiều và thiết kế khí động học tuyệt vời hơn cả F-35 hiện nay", trung tướng Dave Deptula, cựu giám đốc tình báo không quân Mỹ, nói.
Duy Sơn
Theo VNE
Hệ thống tác chiến biến tiêm kích F-35 thành 'chiến binh sống' Hệ thống tác chiến điện tử này cho phép F-35 có thể "đánh hơi" các mối đe dọa trên chiến trường theo thời gian thực và kịp thời đưa ra biện pháp ứng phó. Tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 của không quân Mỹ. Ảnh: USAF Tiêm kích đa nhiệm F-35 là chương trình vũ khí đắt đỏ nhất từ...