Diện mạo mới của Gò Quao khi đạt huyện nông thôn mới
Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, mới đây Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 344/QĐ-TTg công nhận huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.
Cổng chào huyện nông thôn mới Gò Quao (Kiên Giang).
Nhìn lại 10 năm trước, lãnh đạo huyện Gò Quao cho biết, khi bắt tay thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Gò Quao gặp không ít khó khăn, trở ngại. Cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội ở điểm xuất phát thấp, thiếu sự đồng đều giữa các địa phương, đặc biệt là hệ thống đường giao thông nông thôn, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường, lưới điện, nước sinh hoạt của nhân dân đạt chuẩn rất thấp.
Số tiêu chí của huyện chỉ đạt bình quân 6,1/19 tiêu chí, thậm chí một số xã mới đạt 3/19 tiêu chí. Đời sống người dân khó khăn, vất vả, nghèo khó với thu nhập bình quân đầu người năm 2010 khoảng 17 triệu đồng/người và tỷ lệ hộ nghèo hơn 13%.
Ngoài ra, nguồn lực cán bộ thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng chủ yếu là kiêm nhiệm, vừa học vừa làm. Nhận thức của người dân về xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, chưa hiểu rõ, đầy đủ về về quyền lợi, trách nhiệm của mình trong xây dựng nông thôn mới.
Nhưng đến cuối năm 2020, Gò Quao có 10/10 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới. Diện mạo nông thôn của huyện khởi sắc, với nhiều thay đổi rõ nét, kinh tế – xã hội phát triển vượt bậc, đời sống nhân dân cải thiện, nâng lên đáng kể so với trước đây.
Đó là kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội huyện được đầu tư, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, thu nhập năm 2020 là 55,24 triệu đồng/người, tăng 3,25 lần so năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,65% hiện nay. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, bảo vệ môi trường được phát huy hiệu quả, nhân dân đã nâng cao ý thức trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Video đang HOT
Thu hoạch lúa Đông Xuân 2020 – 2021 ở xã Định Hòa, huyện nông thôn mới Gò Quao (Kiên Giang).
Ông Dương Duy Duyệt, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Quao chia sẻ, sau 10 năm xây dựng, Gò Quao đạt huyện nông thôn mới. Hiện nay, đời sống của người dân Gò Quao nâng lên rõ rệt, hạ tầng kinh tế, giao thông nông thôn, điện, nước sạch sinh hoạt, y tế, giáo dục, môi trường phát triển đáng kể. Đạt kết quả này, huyện huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân trong huyện cùng vào cuộc xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, huyện tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của Trung ương, tỉnh, cộng đồng xã hội và sự đồng thuận của nhân dân chung sức, chung lòng cùng với huyện thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Chung tay, góp sức xây dựng huyện đạt nông thôn mới, bà Trương Kim Ánh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Gò Quao cho biết, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện tuyên truyền sâu rộng đến hội viên phụ nữ việc xây dựng nông thôn mới, xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”, góp phần thực hiện 19 tiêu chí nông thôn mới. Chị em rất đồng tình, phấn khởi thực hiện “sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ”.
Hội xây dựng 116 câu lạc bộ “5 không, 3 sạch” trên 100 ấp và câu lạc bộ bảo vệ môi trường. Hội tham gia tích cực trong dạy nghề cho chị em như: đan lục bình, đan dây nhựa, nhân giống lúa và nhân rộng, phát triển nhiều mô hình kinh tế khác, hỗ trợ chị em phát triển kinh tế hiệu quả.
Dấu ấn quan trọng trong 10 năm xây dựng huyện nông thôn mới Gò Quao là huyện tập trung tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng các vùng chuyên canh cây chủ lực. Trước khi thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, tập quán sản xuất, canh tác của nông dân ở một số nơi trong huyện còn lạc hậu, nhỏ lẻ, manh mún, chưa có tính tập trung cao. Sản lượng lương thực năm 2010 chỉ đạt 283.688 tấn, khóm (dứa) 36.421 tấn, năng suất lúa và các loại cây trồng khác không ổn định, các mô hình sản xuất trình diễn, cánh đồng lớn gắn với bao tiêu sản phẩm chưa đem lại hiệu quả cao…
Khi thực hiện xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, năm 2020, sản lượng lúa đạt 344.181 tấn, khóm 51.391 tấn, các mô hình sản xuất trình diễn, cánh đồng lớn gắn với bao tiêu sản phẩm đem lại hiệu quả cao góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống nhân dân.
Đặc biệt, huyện Gò Quao quy hoạch ổn định vùng sản xuất lúa chất lượng cao phục vụ chế biến xuất khẩu hơn 25.249 ha, diện tích khóm 4.100 ha; trong đó xã Vĩnh Phước A là vùng sản xuất chuyên canh 2.600 ha gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, từng bước hình các sản phẩm OCOP, gắn với nhãn hiệu tập thể, sản phẩm đạt chuẩn an toàn (GAP) từ trái khóm kết hợp du lịch sinh thái nông nghiệp nông thôn.
Huyện quy hoạch vùng nguyên liệu trồng hồ tiêu tập trung ở 2 xã Vĩnh Hòa Hưng Nam và Vĩnh Hòa Hưng Bắc, đến nay diện tích trồng hơn 200 ha gắn với nhãn hiệu tập thể, sản phẩm đạt chuẩn GAP, hữu cơ. Ngoài ra, huyện còn phát triển những vườn cây ăn trái, tổng diện tích hàng trăm ha như: sầu riêng, măng cụt, xoài, quýt, cam, bưởi… gắn với phát triển mô hình du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn. Huyện quy hoạch diện tích nuôi thủy sản gần 6.000 ha; trong đó, nuôi tôm 3.868 ha tại các xã ven sông Cái Lớn như: Thới Quản, Thủy Liễu, Vĩnh Tuy, Vĩnh Thắng.
Đường giao thông nông thôn trên địa bàn xã Vĩnh Phước A, huyện Gò Quao đã được trải nhựa.
Ông Danh Thơ, ấp Thạnh Hòa 3, xã Thủy Liễu, huyện Gò Quao cho biết, hưởng ứng phòng trào xây dựng nông thôn mới, gia đình ông thực hiện 15 phần việc như vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, đường sá… mà địa phương tuyên truyền, vận động, giữ gìn an ninh trật tự xóm ấp, giáo dục con cháu học hành, không tham gia các tệ nạn xã hội. Bộ mặt địa phương nổi bật lên rõ rệt. Trong sản xuất nông nghiệp, bà con đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào làm ruộng. Năng suất lúa đạt cao, trước đây khoảng 1 tấn/công (1.000 m2) trở xuống thì vụ Mùa năm nay đạt từ 1,1 – 1,2 tấn, có nơi 1,3 tấn. Bên cạnh đó, giá lúa mọi năm khoảng 5.000 đồng/kg, năm nay từ 6.000 – 7.000 đồng/kg, nông dân sau khi thu hoạch trừ chi phí lợi nhuận 1 ha từ 30 triệu đồng trở lên.
Trong 5 năm tới (2021 – 2025), huyện nông thôn mới Gò Quao tập trung phát triển nông nghiệp nhanh, an toàn, bền vững và hiệu quả. Cụ thể, huyện tiếp tục quy hoạch, rà soát, xây dựng bổ sung đề án, dự án tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn; tăng cường đầu tư hạ tầng phát triển sản xuất gắn với ứng phó với biến đổi khí hậu.
Huyện cơ cấu lại từng lĩnh vực, phát triển vùng sản xuất gắn với sản phẩm OCOP, phát triển du lịch sinh thái nông thôn; phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế hộ và gia trại, trang trại, nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả; liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm; xây dựng thương hiệu, quản lý chất lượng sản phẩm nông sản… Qua đó, huyện hỗ trợ nông dân sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình hiệu quả, vươn lên làm giàu chính đáng, tiếp tục chung sức, chung lòng cùng với huyện xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Ông Dương Duy Duyệt cho hay, huyện Gò Quao xác định việc xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu, nhưng không có điểm kết thúc, không thỏa mãn với những kết quả đạt được của 10 năm qua. Huyện xác định trong thời gian tới, tiếp tục nâng cao các tiêu chí; trong đó giai đoạn 2021 – 2025, phấn đấu có thêm 5 xã xây dựng nông thôn mới nâng cao và 1 xã kiểu mẫu để đến năm 2025, Gò Quao hoàn thành huyện nông thôn mới nâng cao.
Huyện Yên Thủy huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới
Những năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) được các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Yên Thủy (tỉnh Hòa Bình) tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, nhờ đó thu nhập và đời sống của người dân ngày càng cải thiện, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới.
Diện mạo nông thôn ở huyện Yên Thủy thay đổi từng ngày (Báo: Hòa Bình)
Với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp Nhân dân, đến nay, toàn huyện có 6/10 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 3 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Số tiêu chí trong chương trình xây dựng NTM của huyện Yên Thủy bình quân đạt 16,5 tiêu chí/xã, cao hơn 1,1 tiêu chí so với mức bình quân chung của tỉnh và không có xã đạt dưới 10 tiêu chí. Toàn huyện có 9 khu dân cư kiểu mẫu, 42 vườn mẫu được công nhận. Thu nhập bình quân đầu người đạt 41,2 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 8,38%. 8/10 xã được công nhận đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế đạt 96,5%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 53,58%. 80% hộ gia đình, 91/115 làng đạt đạt tiêu chuẩn văn hóa.
Để đạt được kết quả đó, việc huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế tập thể giữ vị trí then chốt trong tiến trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn. Chỉ tính riêng năm 2020, trên địa bàn huyện có tổng số 123 công trình được đầu tư xây dựng từ nguồn NSNN, bao gồm các nguồn vốn tỉnh, Trung ương, ngân sách huyện, vốn bổ sung có mục tiêu, vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững. Trong đó, đáng chú ý có 25 công trình giao thông với tổng chiều dài được xây dựng, nâng cấp khoảng 11,8km; 6 công trình giáo dục; 5 công trình thuỷ lợi; 1 công trình sân vận động và 1 công trình xử lý chất thải rắn.
Bên cạnh đó, UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức thực hiện chiến dịch toàn dân tham gia làm đường giao thông nông thôn năm 2020 với tổng chiều dài 260,4 km, huy động 8.265 công lao động tương ứng với số tiền 683,58 triệu đồng. Cũng trong năm 2020, thực hiện phương châm "Nhà nước và Nhân dân cùng làm" đã cứng hóa được 0,7km đường giao thông nông thôn, tổng mức đầu tư 586 triệu đồng. Trong đó, Nhà nước hỗ trợ 380 triệu đồng, Nhân dân đóng góp 206 triệu đồng. Ngoài ra, các ngành chức năng đã phối hợp với điện lực huyện tiến hành rà soát, xác định vị trí, hướng tuyến đầu tư xây dựng các công trình điện phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Năm 2020, trên địa bàn huyện có 10 công trình lưới điện được triển khai xây dựng với tổng mức đầu tư là 19,33 tỷ đồng. Trong đó, có 2 công trình lưới điện thuộc chương trình cấp điện nông thôn miền núi, với tổng mức đầu tư 4,89 tỷ đồng. Đến nay, 100% số hộ trong huyện đã được sử dụng điện lưới quốc gia và 10/10 xã được đánh giá đạt tiêu chí NTM về điện.
Đến nay 100% đường liên thôn xóm tại huyện Yên Thủy đã được bê tông hóa (Ảnh: Báo Hòa Bình)
Đi đôi với đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, trên địa bàn huyện đã hình thành nhiều mô hình Hợp tác xã kiểu mới gắn với chuỗi giá trị, áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, ký kết hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Năm 2020, toàn huyện có 7 hợp tác xã và 4 tổ hợp tác được thành lập mới. Theo đó, trên địa bàn huyện hiện có 39 tổ hợp tác, 33 hợp tác xã đang hoạt động, đã giải quyết việc làm cho khoảng 2.000 lao động, thu nhập bình quân đạt khoảng 3 triệu đồng/người/tháng.
Đánh giá về những kết quả của chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương, Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy Bùi Văn Hải cho biết: Những năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM được các cấp ủy Đảng, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, qua đó, nhận thức của cán bộ, đảng viên và người dân về xây dựng NTM được nâng lên. Vai trò chủ thể của người dân được phát huy. Thu nhập và đời sống của người dân ngày càng cải thiện. Diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới. Đó là cơ sở vững chắc để huyện tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM và đẩy mạnh phong trào xây dựng xã NTM nâng cao, các khu dân cư nông thôn kiểu mẫu, vườn mẫu.
Đắk Lắk: Chiến thắng dịch bệnh Covid-19, chung sức xây dựng nông thôn mới Mặc dù ảnh hưởng không nhỏ từ dịch Covid-19 nhưng tiếp nối thành công từ những năm trước, Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Đăk Lăk vẫn có những bước tiến rõ nét. Đại bộ phận nhân dân tin tưởng, đồng tình, ủng hộ, tích cực thi đua, lao động sản xuất, tiếp tục hưởng ứng tích cực phong trào...