Điện Kremlin phản ứng Bloomberg đưa tin sai về Nga
Ngày 5/2, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay thông tin sai sự thật của hãng tin Mỹ Bloomberg cho rằng Nga tấn công Ukraine cho thấy nguy cơ từ các lập trường gây hấn của phương Tây và những tin tức như vậy có thể dẫn đến “những hậu quả không thể khắc phục được”.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, cùng ngày, Bloomberg đã đăng một dòng tiêu đề cho hay một cuộc tấn công quân sự của Nga vào Ukraine đã bắt đầu, sau đó hãng này đã thừa nhận sai và xóa tin này.
Ông Peskov nói: “Đây là minh chứng hoàn hảo cho thấy tình hình nguy hiểm như thế nào, khi bị kích động bởi những tuyên bố gây hấn không ngớt từ Washington, London và các chính quyền khác ở châu Âu. Đây là một minh chứng về những hậu quả mà bầu không khí căng thẳng tột độ đã tăng lên sau những hành động gây hấn của các đối tác của chúng tôi ở châu Âu có thể gây ra. Và đây có lẽ cũng là một minh chứng rõ ràng cho thấy những thông điệp như vậy có thể dẫn đến những hậu quả không thể khắc phục được”.
Hôm 4/2, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cũng cáo buộc Washington đang tiến hành chiến dịch chiến tranh thông tin với cáo buộc vô căn cứ về Nga liên quan tình hình Ukraine.
Video đang HOT
Đại sứ Antonov nhấn mạnh: “Lời nói dối này là một phần của cuộc chiến thông tin chống lại Nga… Nhiều tháng qua, Washington đã kích động cả thế giới bằng những tuyên bố rằng Ukraine sắp trở thành nạn nhân trong cuộc xâm lược của Nga. Tuy nhiên, điều đó là sai vì đã không có cuộc tấn công nào”. Đại sứ Nga khẳng định Moskva sẽ không tấn công bất kỳ quốc gia nào, đồng thời tuyên bố Nga cần có quan hệ tốt với người dân Ukraine.
Ukraine thừa nhận chiếm lại Crimea bằng vũ lực là 'bất khả thi'
Quân đội Ukraine không có khả năng chiếm lại bán đảo Crimea từ tay Nga - Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Ukraine thừa nhận.
Quân đội Ukraine diễn tập quân sự tại thị trấn Pripyat, Chernobyl ngày 4/2/2022. Ảnh: Reuters
Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine, ông Aleksey Danilov thừa nhận việc sử dụng quân đội để chiếm lại Crimea từ tay Nga không phải là một đề xuất thực tế, nhưng có thể là một lựa chọn trong tương lai.
Phát biểu với kênh truyền hình 1 1 ngày 4/2, ông Aleksey Danilov giải thích rằng Ukraine sẽ không đơn giản chấp nhận Crimea hiện là một phần của Nga và tuyên bố rằng chính phủ sẽ "làm mọi thứ" trong khả năng của mình để giành lại quyền kiểm soát bán đảo.
"Chúng ta có chiến lược giành lại Crimea bằng quân sự hay không? Ngay bây giờ, chúng tôi có một chiến lược để lấy lại Crimea. Nó sẽ là con đường quân sự, hay con đường nào khác, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng ngày hôm nay, tôi có thể nói rằng điều đó là không thể" ông Danilov nói. "Điều gì sẽ xảy ra vào ngày mai hoặc trong một năm, chúng ta sẽ thấy. Đó không phải là vấn đề đơn giản như vậy".
Crimea đã thuộc quyền kiểm soát của Moskva vào năm 2014, khi bán đảo này được Nga sáp nhập sau một cuộc trưng cầu dân ý. Cuộc bỏ phiếu diễn ra một tháng sau các sự kiện Maidan, với các cuộc biểu tình bạo lực trên đường phố lật đổ chính phủ được bầu cử dân chủ của Kiev. Ukraine coi cuộc trưng cầu dân ý là bất hợp pháp và coi Crimea là do Moskva chiếm đóng trái phép.
Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Ukraine, Aleksey Danilov cũng nói về các khu vực của đất nước hiện nằm dưới sự kiểm soát của phe ly khai ở miền đông Ukraine. Theo ông Danilov, việc đánh chiếm những khu vực này cũng không thể bằng các biện pháp quân sự, vì nó sẽ kéo theo một số lượng lớn thương vong.
Phát biểu vào năm ngoái, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng Nga sẽ phối hợp "để giúp Ukraine giải quyết vấn đề Donbass", nhưng "Crimea thì nằm ngoài cuộc thảo luận."
Vào tháng 1 năm nay, người đứng đầu Hải quân Đức, Phó Đô đốc Kay-Achim Schnbach, đã buộc phải từ chức sau khi tuyên bố rằng Crimea "sẽ không bao giờ quay trở lại" với Ukraine, rằng Tổng thống Vladimir Putin và Nga "có lẽ đáng được tôn trọng". Ông Schnbach rời nhiệm sở sau khi Ngoại trưởng Ukraine triệu tập Đại sứ Đức chỉ trích về phát ngôn "không thể chấp nhận được" này.
Căng thẳng Nga - Ukraine đang dâng cao trong bối cảnh Moskva đã tập trung hàng chục nghìn binh sĩ tới các địa điểm gần biên giới với Ukraine và đứng trước cáo buộc của phương Tây về khả năng "xâm lược" nước láng giềng. Điện Kremlin và giới chức Nga đã nhiều lần bác bỏ các cáo buộc như vậy.
Quân đội Nga tập trận chung với Belarus tại Brest. Ảnh: EPA
Về phần mình, Ukraine đang tổ chức các cuộc tập trận quân sự ở "thị trấn ma" Pripyat, Chernobyl nhằm chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh đô thị.
Trong thời bình, ít người coi thị trấn hoang vắng khét tiếng Pripyat là mục tiêu tấn công quân sự. Những tòa nhà kỳ lạ, những con đường phủ đầy tuyết, những cánh đồng bỏ hoang và những khu rừng bạch dương bạc phếch vẫn bị ô nhiễm sau vụ nổ lò phản ứng hạt nhân, thải ra phóng xạ gấp 400 lần so với quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima.
Nhưng đây không phải là khoảng thời gian bình thường. Ukraine đang kẹt trong căng thẳng với Nga xung quanh vấn đề Donbass. Hàng nghìn binh sĩ Nga đã đổ tới Belarus để tập trận, và từ đó, Chernobyl là con đường gần nhất tới thủ đô Kiev.
Cuộc tập trận của lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine, một cuộc diễn tập chuẩn bị cho chiến tranh đô thị, được đích thân Bộ trưởng quốc phòng và nội vụ chủ trì, đã diễn ra ấn tượng và suôn sẻ. Sự kiện này bao gồm diễn tập trinh sát đường không, bắn tỉa và một trận chiến trên đường phố, lên đến đỉnh điểm với cuộc tấn công bằng xe bọc thép vào một tòa nhà do một đơn vị nhỏ quân địch chiếm đóng.
Trước khi tổ chức cuộc diễn tập ở Pripyat, giới chức địa phương đã phải tiến hành rà quét các tuyến đường để xem có có các điểm nóng nhiễm phóng xạ nào không.
Mỹ nghi ngờ Nga tính dàn dựng video để "động binh" với Ukraine Mỹ nghi ngờ Nga có thể dựng một video giả về cuộc tấn công của Ukraine để lấy lý do hành động quân sự với nước láng giềng. Một vụ nổ diễn ra trong cuộc tập trận chung giữa Nga và Belarus tại Brest, Belarus (Ảnh minh họa: Reuters). AP đưa tin, Mỹ ngày 3/2 cáo buộc Điện Kremlin dự tính thực hiện...