Điện Kremlin lên tiếng về việc Tổng thống Ukraine thăm Mỹ, nhận gói viện trợ quân sự tỷ đô
Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên từ khi chiến sự bùng nổ, Tổng thống Ukraine đã nhận được hàng loạt vũ khí hiện đại do Mỹ viện trợ.
Theo người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov, việc Mỹ tăng cường chuyển giao vũ khí cho Ukraine sẽ làm xung đột leo thang căng thẳng.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tổ chức họp báo chung tại Nhà Trắng ở Washington. Ảnh: Reuters
Ngày 21/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine trị giá 1,85 tỷ USD sẽ bao gồm: 01 hệ thống phòng không tên lửa Patriot, tên lửa chống radar HARM, đạn dược cho hệ thống tên lửa phóng loạt HIMARS, 37 xe bọc thép Cougar và 50.000 tên lửa Grad.
Gói viện trợ này cũng sẽ bao gồm 45.000 quả đạn 152 mm, 20.000 quả đạn 122 mm, 100.000 quả đạn 125 mm cho xe tăng, 500 quả đạn pháo chính xác 155 mm, hệ thống liên lạc vệ tinh và các thiết bị khác.
Trong khi đó, theo Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, khoản viện trợ mới bao gồm khoản tiền 1 tỷ USD để cung cấp cho Ukraine “năng lực phòng không và tấn công chính xác mở rộng” và thêm 850 triệu USD hỗ trợ an ninh.
Không chỉ có vậy, Ukraine còn nhận được sự ủng hộ quan trọng từ Thượng viện Mỹ. Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ Chuck Schumer cho rằng hiện chưa phải lúc để chính quyền Tổng thống Joe Biden giảm mức độ hỗ trợ cho Ukraine, trong bối cảnh Nga đang tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt. Phát biểu tại Thượng viện Mỹ, ông Schumer nêu rõ: “Bây giờ không phải là lúc chúng ta ngừng can thiệp trong vấn đề hỗ trợ Ukraine”.
Video đang HOT
Hôm 21/12, các nhà đàm phán Quốc hội Mỹ đã đạt được thỏa thuận về dự thảo đề xuất chi tiêu tổng thể trị giá 1.700 tỷ USD để tài trợ cho chính phủ liên bang cho đến ngày 30/9/2023. Chính phủ Mỹ sẽ bác bỏ đề xuất trên nếu cả hai viện của Quốc hội không thông qua dự luật hoặc một nghị quyết tiếp theo. Trong ngày 21/12, các Thượng nghị sĩ Mỹ dự kiến sẽ xem xét kế hoạch tổng thể, bao gồm gói viện trợ khẩn cấp mới cho Ukraine trị giá 45 tỷ USD
Nhiều quan chức phương Tây, gồm Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, nói rằng họ ủng hộ Ukraine để làm suy yếu Nga và khẳng định họ không phải là một bên trong cuộc xung đột.
Trong khi các lô vũ khí ban đầu chỉ bao gồm các loại vũ khí nhỏ, tên lửa chống tăng và phòng không di động, các nước NATO sau đó đã gửi cho Ukraine xe tăng, máy bay chiến đấu, máy bay không người lái, tên lửa và pháo ống, cũng như hệ thống phòng không phức tạp hơn.
Nga đã nhiều lần cảnh báo Mỹ và các đồng Mỹ rằng việc liên tục bơm vũ khí cho Ukraine có thể xảy ra nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa Moskva và NATO, đồng thời cáo buộc phương Tây kéo dài xung đột ở Ukraine.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot. Ảnh: Reuters
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 21/12 bắt đầu chuyến thăm Mỹ theo lời mời của giới chức nước này. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông kể từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra hồi cuối tháng 2. Chuyến thăm được đánh giá có ý nghĩa quan trọng khẳng định mối quan hệ giữa Ukraine với Mỹ trong bối cảnh Kiev kêu gọi Washington và đồng minh tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế, nhân đạo.
Các nhà phân tích cho rằng mục đích chuyến công du lần này của ông Zelensky là nhằm thuyết phục các nghị sĩ Cộng hòa Mỹ, những người sẽ kiểm soát Hạ viện vào đầu năm sau và cũng là những người phản đối các khoản viện trợ khổng lồ cho Ukraine.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov phát biểu tại cuộc họp báo ở Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Phản ứng về chuyến thăm, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói chuyến thăm sẽ “không mang lại điều gì tốt đẹp” cho Kiev. Ông cũng nói rằng việc Mỹ tăng cường chuyển giao vũ khí cho Ukraine sẽ làm leo thang căng thẳng xung đột.
“Washington vẫn chuyển giao vũ khí và phạm vi của các loại vũ khí đang được mở rộng. Động thái này chắc chắn dẫn đến xung đột leo thang và không phải điềm lành cho Ukraine”, hãng thông tấn TASS dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với báo giới. Bình luận này là phản ứng chính thức đầu tiên của Nga trước thông tin Tổng thống Ukraine có chuyến công du nước ngoài đầu tiên tới Mỹ kể từ khi chiến sự nổ ra hồi tháng 2.
Phát biểu tại cuộc họp các chỉ huy quân sự hàng đầu của Nga hôm 21/12, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu cũng cho biết các lực lượng vũ trang Nga hiện nay đang đối mặt với các lực lượng đồng minh của phương Tây. Ông nói: “Mỹ và đồng minh cung cấp cho Kiev vũ khí, huấn luyện binh sĩ cho họ, cung cấp thông tin tình báo, cử cố vấn và lính đánh thuê, phát động chiến tranh thông tin và trừng phạt chống lại chúng ta”.
Điện Kremlin khẳng định không tìm cách 'thay đổi quyền lực' ở Ukraine
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố Nga không tìm cách thay đổi Chính phủ hiện tại ở Ukraine.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: TASS
Theo đài RT (Nga), khi được hỏi liệu Điện Kremlin có coi việc thay đổi chế độ ở Kiev là một trong những mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hay không, ông Peskov trả lời: "Không, Tổng thống đã nói về điều này".
Quan chức này nhấn mạnh rằng Nga quyết tâm đạt mọi mục tiêu đã đề ra trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, điều này có thể được thực hiện "bằng nhiều phương pháp và dưới nhiều hình thức khác nhau". Ông cũng khẳng định điều này chỉ là vấn đề về thời gian.
Trước đó, trả lời phỏng vấn báo AIF, Phó Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Konstantin Kosachev đưa ra giả thuyết rằng quan hệ giữa Moskva và Kiev chỉ có thể bình thường hóa sau khi thay đổi lãnh đạo ở Ukraine. Ông cho rằng Chính phủ hiện tại ở Kiev thiếu linh hoạt và bị ràng buộc bởi các hành động và hệ tư tưởng trước đây.
Nga đã triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi cuối tháng 2 với lý do Kiev không tuân thủ thỏa thuận hòa bình Minsk. Ngay sau đó, Điện Kremlin đã công nhận các nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk ở vùng Donbass là hai quốc gia độc lập. Đồng thời, Nga cũng yêu cầu Ukraine chính thức tuyên bố là một quốc gia trung lập, cam kết không tham gia bất kỳ liên minh quân sự nào do phương Tây dẫn đầu. Tổng thống Nga Vladimir Putin coi việc phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraine là mục tiêu chính của chiến dịch quân sự tại nước láng giềng.
Về phần mình, Ukraine khẳng định cuộc tấn công của Nga hoàn toàn vô cớ. Các nước phương Tây ủng hộ Kiev đã nhiều lần cáo buộc Điện Kremlin đang tìm cách lật đổ Chính phủ của Tổng thống Volodymyr Zelensky.
Liên quan đến vấn đề đàm phán hòa bình, Tổng thống Putincho biết Moskva sẵn sàng chờ cho đến khi Kiev đồng ý đàm phán. Tuy nhiên, khi đó các điều kiện kèm theo cũng sẽ thay đổi. Tổng thống Zelensky đã ký sắc lệnh bác khả năng đàm phán với người đồng cấp Putin. Trong bài phát biểu trực tuyến tại hội nghị thượng đỉnh G20 hồi tuần trước, ông Zelensky cũng đưa ra "Công thức hòa bình" gồm 10 điểm, trong đó đề cập đến các điều kiện như Nga phải rút hết quân khỏi lãnh thổ Ukraine. Moskva cho rằng đề xuất này của Ukraine là "phi thực tế" và cho thấy Kiev không có thiện chí hòa đàm chấm dứt xung đột.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga nói quân đội Nga phải mở rộng thêm 50%, lên 1,5 triệu quân Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu cho biết quân đội Nga phải được mở rộng từ 1 triệu binh sĩ hiện tại lên 1,5 triệu vì cuộc xung đột ở Ukraine sẽ tiếp tục kéo dài sang năm 2023. Quân nhân Nga tập trung tại Quảng trường Đỏ ở Moskva ngày 7/5/2021 trước lễ tổng duyệt diễu binh Ngày Chiến thắng. Ảnh: AFP/Getty...