Điện hạt nhân tầm quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lượng
Trong xu thế cả thế giới đối phó với nguy cơ cạn kiệt nguồn năng lượng truyền thống, hiện nay điện hạt nhân là sự lựa chọn thích hợp, góp phần tích cực thay thế các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Đặc biệt, yếu tố quan trọng khác đối với những nước đang phát triển như Việt Nam sử dụng công nghệ nhà máy điện hạt nhân từ các nước tiên tiến sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các ngành công nghiệp nội địa phát triển.
Đại diện Ban quản lý Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận giới thiệu mặt bằng thực hiện dự án. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
Phóng viên đã có cuộc trao đổi với Phó Giáo sư tiến sỹ Pavel A.Belousov – Đại học Nghiên cứu hạt nhân quốc gia Nga – MEPhI về những thông tin liên quan khi Việt Nam đang trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên.
Ông đánh giá thế nào về tầm quan trọng của điện hạt nhân trong đảm bảo an ninh năng lượng?
Ông Pavel A.Belousov: Có thể nói năng lượng nguyên tử là một phần “lẽ sống” khi cơ cấu nguồn điện trên thế giới vẫn có một phần đóng góp thích đáng của điện hạt nhân.
Sau sự cố rò rỉ phóng xạ ở Nhà máy điện hạt nhân Fukushima xảy ra vào năm 2011, một số quốc gia chưa có điện hạt nhân tỏ ra lo ngại khi phát triển điện hạt nhân hoặc tạm dừng kế hoạch phát triển điện hạt nhân nhưng những quốc gia theo đuổi các dự án điện hạt nhân vẫn tích cực triển khai các dự án bởi tính ưu việt của điện hạt nhân như: không phát thải CO2, giải pháp kinh tế tối ưu, nguồn năng lượng sạch… Thậm chí, lò phản ứng hạt nhân đã được cải tiến để khử mặn nước biển thay vì nước sạch như trước đây và những thế hệ lò mới còn sản xuất hydro nhằm cung cấp nhiên liệu cho phương tiện giao thông năng lượng sạch.
Xin được nói về lịch sử phát triển công nghệ hạt nhân của Nga, công nghệ VVER – lò phản ứng nước áp lực VVER đầu tiên, công suất 210 MW khởi động năm 1964 tại Nhà máy điện hạt nhân Novovoronezh (Liên Xô cũ). Đặc biệt, hai lò phản ứng VVER-440 tại Armenia vẫn hoạt động bình thường ngay cả trong trận động đất Spitak năm 1988; do đó có thể nói mức độ an toàn của công nghệ lò phản ứng VVER cao.
VVER là một trong những cấu hình thành công nhất nhằm tạo ra một lò phản ứng điện hạt nhân an toàn và hiệu quả. Lò phản ứng VVER do Nga thiết kế tiếp tục cung cấp điện năng trên khắp thế giới. Hiện tại 57 lò phản ứng VVER thế hệ mới nhất đang vận hành tại 19 nhà máy điện hạt nhân trên 11 quốc gia gồm các nước châu Á như Ấn Độ và Trung Quốc.
Video đang HOT
Như tôi được biết, Việt Nam vẫn thiếu điện và đó là lý do các bạn tính đến điện hạt nhân. Điện và giao thông đi đến đâu, văn minh sẽ tới đó, mọi quốc gia đều nhận thức rõ ràng câu chuyện của an ninh năng lượng.
Việt Nam đang trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên và đã chọn Nga là đối tác cho dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, xin ông đánh giá về mức độ tin cậy của công nghệ phía Nga cung cấp cho Việt Nam
Ông Pavel A.Belousov: Tôi cho rằng Việt Nam chọn công nghệ lò phản ứng VVER cho nhà máy điện hạt nhân đầu tiên là hết sức phù hợp. Qua quá trình tìm hiểu, tôi nhận thức rõ suy nghĩ của người dân Việt Nam nói chung cũng như người dân vùng dự án vẫn băn khoăn, trăn trở với mức độ an toàn của điện hạt nhân. Nhưng từ thực tế phát triển điện hạt nhân của Nga, tôi khẳng định rằng, trong phát triển điện hạt nhân điều “lo lắng” nhất chính là yếu tố con người – đội ngũ vận hành mới là mấu chốt của vấn đề. Các chuyên gia, công nhân vận hành đều trách nhiệm, thuần thục và được định hướng đầy đủ thì chẳng có lý do gì phải ngần ngại khi phát triển điện hạt nhân.
Điện hạt nhân xứng đáng được ưu tiên trong nỗ lực tăng trưởng bền vững, đảm bảo an ninh năng lượng mà các chính phủ mọi quốc gia đang theo đuổi. Bởi vậy, tôi mong rằng, mỗi người dân Việt Nam mỗi ngày hãy dành thêm một chút thời gian để tìm hiểu về loại năng lượng vừa cũ lại vừa mới này. Trải qua thời gian làm việc ở hàng chục nhà máy điện hạt nhân khắp thế giới tôi thấy rằng, thực tế người dân ở địa phương đặt nhà máy lại ít lo lắng nhất, do đó cần nâng cao nhận thức về năng lượng hạt nhân nói chung và mức độ tin cậy của thế hệ lò phản ứng mới nhất của Rosatom.
Rosatom là Tập đoàn Năng lượng nguyên tử quốc gia Nga, với quy mô gồm 400 công ty công nghiệp hạt nhân và các tổ chức nghiên cứu và phát triển. Với 70 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hạt nhân, Rosatom hoạt động trên quy mô toàn cầu mang đến các dịch vụ hạt nhân toàn diện từ làm giàu uranium đến xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Rosatom đứng số 1 thế giới trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân, triển khai thực hiện dự án xây dựng 9 lò phản ứng tại Nga và 30 lò phản ứng ở nước ngoài. Rosatom vận hành 26,3GW công suất điện hạt nhân tại 34 lò phản ứng ở Nga. Rosatom cũng giữ 36% thị trường làm giàu uranium toàn cầu và 17% thị trường nhiên liệu hạt nhân toàn cầu.
Ông có nói rằng trong phát triển điện hạt nhân điều “lo lắng” nhất chính là yếu tố con người – đội ngũ vận hành mới là mấu chốt, vậy ông có thể thông tin về gần 300 cán bộ và sinh viên Việt Nam đang được đào tạo tại Đại học Nghiên cứu Hạt nhân Quốc gia Nga (MEPhI)?
Ông Pavel A.Belousov: Đại học Nghiên cứu Hạt nhân Quốc gia Nga (MEPhI) là trường đại học hạt nhân hàng đầu ở Nga thành lập vào năm 1942. MEPhI quy tụ 11 trường cao học và 13 trường đại học với hơn 32.000 sinh viên và hơn 1.500 giáo sư và phó giáo sư. MEPhI cung cấp hơn 100 chương trình giáo dục trong hơn 25 lĩnh vực cho đào tạo cử nhân và chuyên gia. Hơn 75% các giáo sư đại học có bằng tiến sỹ. Khoảng 30% sinh viên tốt nghiệp MEPhI làm việc cho Rosatom. Hiện nay MEPhI đào tạo sinh viên đại học và cao học từ Việt Nam, Indonesia, Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh và nhiều nước khác.
Như mọi thế hệ sinh viên đã từng học tập tại Liên Xô cũ và Nga bây giờ, các bạn rất thông minh và nhạy bén với thay đổi của công nghệ. Họ biết cách học và biết cách tự định hướng cho mình ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Những học viên xuất sắc của Việt Nam theo học tại đây, sẽ có niềm tin vững chắc và hoàn toàn đủ sức thay thế đội ngũ chuyên gia Nga và dần làm chủ công nghệ vận hành, bảo trì, bảo dưỡng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong tương lai.
Trân trọng cảm ơn ông!./.
Theo VietnamPlus
Năng lượng hút vốn nhà đầu tư ngoại
Dường như các nhà đầu tư nước ngoài đang nhìn ra những tiềm năng lớn trong ngành thiết yếu này tại Việt Nam. Lĩnh vực năng lượng đứng vị trí thứ hai về thu hút vốn FDI kể từ đầu năm với giá trị 2,78 tỉ USD, chiếm 13,7%.
Bất ngờ khi nhìn vào danh sách các lĩnh vực thu hút nguồn vốn nhà đầu tư nước ngoài (FDI) nhiều nhất trong năm nay. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, tổng sổ vốn FDI đăng kí và cấp mới trong 11 tháng đầu năm đã lên đến hơn 20 tỉ USD, tăng mạnh 16% so với cùng kì năm trước nhưng điều đáng chú ý là không giống như mọi năm, lĩnh vực năng lượng đã chiếm vị trí thứ hai của bất động sản với giá trị 2,78 tỉ USD, chiếm 13,7%. Ngành năng lượng chỉ đứng sau ngành công nghiệp chế biến, chế tạo về thu hút vốn FDI.
Dường như các nhà đầu tư nước ngoài đang nhìn ra những tiềm năng lớn trong ngành thiết yếu này tại Việt Nam. Đáng kể nhất trong số các dự án điện năng là siêu nhà máy nhiệt điện Duyên hải 2 ở Trà Vinh do tập đoàn Janakuasa Sdn. Bhd (Malaysia) đầu tư với giá trị lên đến 2,1 tỉ USD.
Nhưng không dừng lại ở đó, trong các năm sau, các nhà đầu tư tiềm năng trong lĩnh vực năng lượng dường như vẫn rất lớn khi ngày càng nhiều các tập đoàn nước ngoài đến khảo sát môi trường đầu tư Việt Nam và nhận ra cơ hội.
Điển hình là tập đoàn Posco Engergy mới đây đã kí biên bản ghi nhớ với tỉnh Quảng Ninh để triển khai dự án nhiệt điện có tổng công suất 1.200 MW. Sau khi xây dựng gần xong nhà máy đầu tiên tại Việt Nam, tập đoàn AES của Mỹ cũng đang thăm dò dự án mới tại Quảng Ninh. Tập đoàn Samsung kí biên bản ghi nhớ với Bộ Công thương để phát triển dự án BOT Nhiệt điện Vũng Áng 3 trong khi tổ hợp nhà đầu tư Kepco-Vinakobalt có tiềm năng trở thành các nhà đầu tư chính thức cho dự án BOT nhiệt điện Long An II có giá trị lên đến 3,1 tỉ USD.
Bên cạnh các doanh nghiệp ngoại, các doanh nghiệp nội cũng có kế hoạch phát triển các dự án cho riêng mình. Bên cạnh tập đoàn điện lực Việt Nam (PVN), nhiệt điện Nhơn Trạch 2 đang lên kế hoạch triển khai thêm nhà máy thứ ba để nâng công suất lên gấp đôi so với hiện nay. Tập đoàn Tân Tạo mới đây đã kí MOU với Bộ Công thương để triển khai dự án nhiệt điện tại Kiên Lương (Kiên Giang) trị giá 6,7 tỉ USD sau nhiều năm trì hoãn vì chưa thu xếp được nguồn vốn. Mặc dù vây, với tiềm lực hạn chế của các nhà đầu nội thì vai trò các doanh nghiệp ngoại là quan trọng để thúc đẩy ngành điện năng phát triển.
Theo ông Oliver Massamnn - Tổng giám đốc của công ty tư vấn Duanne Morris Vietnam - xu hướng đầu tư mạnh của các doanh nghiệp nước ngoài là do các động thái cởi mở hơn của Chính phủ theo các cam kết quốc tế về tiếp cận thị trường cũng như cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.
Một trong những điều quan trọng nhất thu hút mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài là từ 2016, Việt Nam sẽ bắt đầu triển khai đề án thị trường bán buôn cạnh tranh, và từ 2022 trở đi sẽ là thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. "Khi đó ngoài người mua duy nhất hiện nay là EVN, các doanh nghiệp sản xuất điện có thể bán sản phẩm trực tiếp đến các doanh nghiệp, các hộ dân", Tiến sĩ Hoàng Xuân Quốc- tổng giám đốc Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 2 chia sẻ với người viết.
Dù mới niêm yết hồi đầu năm nay nhưng Cổ phiếu của Nhiệt điện Nhơn Trạch 2 niêm yết đã nhanh chóng lọt vào danh mục của các quỹ đầu tư Dragon Capital, VFM, lọt vào chỉ số VN30 index của HOSE cũng như chỉ số VNM ETF.
Ngành điện thật sự rất hấp dẫn, nhất là bình quân tiêu thụ điện trên đầu người của Việt Nam vẫn còn kém xa so với các quốc gia lân cận, đồng thời tốc độ tăng trưởng kinh tế đang dần cải thiện khiến nhu cầu tiêu thụ điện năng tăng lên mạnh mẽ.
Theo quy hoạch điện VII của chính phủ, nếu GDP Việt Nam tăng ở ở mức 7 - 8% trong giai đoạn 2011 - 2030 thì nhu cầu tiêu thụ điện sẽ tăng ít nhất là 12,1%. Chỉ tính riêng từ đây đến 2020, Việt Nam cần có thêm 30.000 MW điện mới, tương đương với khoảng 8 tỉ USD vốn đầu tư hằng năm. Dĩ nhiên đây là một thách thức lớn vì tính đến 2014, quy mô sản xuất điện của Việt Nam chỉ mới khoảng 34.000 MW.
Sự cạnh tranh là yếu tố then chốt để mang lại hiệu quả. Theo ông Oliver Massamnn, việc tự do hóa của thị trường bán buôn điện có thể sẽ giúp giảm giá bán điện vì sự cạnh tranh. Nếu Việt Nam thực hiện tốt các chính sách mang tính dài hạn như thực hiện hợp đồng mua bán điện (PPA) hoặc chính sách bảo lãnh vay vốn của chính phủ (GGU) sẽ càng thu hút nhiều hơn các doanh nghiệp tham gia vào ngành.
Theo công ty chứng khoán Bản Việt, giá bán lẻ điện tại Việt Nam đã tăng gấp đôi trong 10 năm qua để lên mức 7,3 cent/kWh vào 2015 nhưng vẫn thấp so với các quốc gia khác như Campuchia, Thái Lan và Singapore. Do đó những năm sau, giá điện vẫn tiếp tục tăng theo lộ trình để khuyến khích các nhà đầu tư tham gia khi lợi nhuận được đảm bảo. Dự kiến đến 2020 một kWh điện sẽ có giá khoảng 8-9 cent/kWh.
Tuy nhiên, nếu tính trên thu nhập bình quân đầu người thì giá điện ở Việt Nam đang được xem là khá đắt đỏ, đây là một trong những lý do nhà nước vẫn giữ cơ chế trợ giá chéo nhằm hỗ trợ cho phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng đối với các doanh nghiệp FDI, giá điện ở nước ta vẫn còn rất thấp và họ sẵn sàng trả thêm 15% cho chi phí điện năng, miễn là chất lượng nguồn điện được đảm bảo và ổn định hơn, theo khảo sát của công ty chứng khoán FPTS.
Theo_NDH
Thêm một phương án giá điện 2 bậc Trong bối cảnh cả 3 phương án biểu giá điện mà EVN đưa ra lấy ý kiến đều bị cho là chưa phù hợp, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam vừa có văn bản đề nghị xây dựng thêm một phương án biểu giá điện 2 bậc mới, trong đó từ 100 kWh trở lên mới tính giá lũy tiến. Một bậc dành...