Điện gió và điện mặt trời: Điểm đến mới của tín dụng ngân hàng
Đầu tư phát triển điện mặt trời đang mang đến lựa chọn mới cho các nhà đầu tư vừa và nhỏ trong năm 2020 thay cho các hạng mục đầu tư bất động sản, gửi tiết kiệm dần có xu hướng đóng băng vì ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đón đầu sự chuyển hướng đầu tư này, các ngân hàng như MB, VPBank… đã thu xếp vốn cho nhiều dự án điện mặt trời và điện gió lớn, đồng thời triển khai các gói vay ưu đãi cho khách hàng cá nhân và khách hàng DN vừa và nhỏ có nhu cầu lắp đặt và kinh doanh điện mặt trời.
VPBank triển khai các gói vay ưu đãi cho khách hàng cá nhân, DN vừa và nhỏ có nhu cầu lắp đặt và kinh doanh điện mặt trời. Ảnh: Thanh Hải
Từ thu xếp vốn “khủng” cho các dự án lớn
Về chính sách, từ năm 2017, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy và thu hút các nhà đầu tư tham gia phát triển năng lượng tái tạo. Gần đây nhất, tháng 2/2020, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nêu rõ chiến lược phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Một trong những chỉ đạo cụ thể là tập trung xây dựng cơ chế, chính sách đột phá khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo nhằm thay thế tối đa các nguồn năng lượng hóa thạch. Ưu tiên sử dụng năng lượng gió và mặt trời cho phát điện và “hình thành và phát triển một số trung tâm năng lượng tái tạo tại các vùng và các địa phương có lợi thế”.
Đánh giá được lợi thế của ngành này, các ngân hàng đã nghiên cứu và xác định năng lượng tái tạo là ngành sẽ được ưu tiên cấp tín dụng trong năm 2020 và các năm tới.
Video đang HOT
Tại Ngân hàng Quân đội (MB), từ năm 2015, ngân hàng đã phối hợp với các tổ chức tư vấn trong và ngoài nước thực hiện nhiều cuộc hội thảo với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu để tìm hiểu về ngành, đồng thời cũng cử nhiều đoàn công tác ra nước ngoài để tìm hiểu sâu về lĩnh vực điện năng lượng tái tạo. Từ năm 2017, MB đã thực hiện tiếp cận thẩm định rất nhiều dự án thuộc lĩnh vực này và hiện là ngân hàng tiên phong cấp tín dụng cho điện gió, điện mặt trời. Ước tính sơ bộ, MB tài trợ tín dụng cho các dự án cung cấp khoảng 15% tổng quy mô công suất phát điện mặt trời; khoảng 12% công suất phát điện gió trên cả nước.
Bên cạnh các dự án trong nước, MB đã thực hiện thu xếp vốn nước ngoài cho 2 dự án điện mặt trời, 5 dự án điện gió theo hình thức bảo lãnh thanh toán cho khoản vay ECA của dự án. Với tiềm lực tài chính vững mạnh, MB có định hướng sẽ tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, thu xếp vốn cho 1.000 MW điện gió và 1.000 MW mặt trời trong cuối năm 2020 và 2021.
Đến hỗ trợ cho vay khách hàng cá nhân
Ngoài việc cấp tín dụng “khủng” cho các dự án điện gió và điện mặt trời, nhiều ngân hàng lại chọn đi vào phân khúc “ngách” của ngành này là nhóm khách hàng cá nhân có nhu cầu lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời tại chính nơi ở và các khách hàng DN vừa và nhỏ có mục đích bán điện thương mại.
Theo nghiên cứu của VPBank, trong khi việc đầu tư khai thác điện từ nước và gió đòi hỏi chi phí bỏ ra lớn, phù hợp với các DN có bề dày kinh nghiệm và sở hữu nguồn lực tài chính khổng lồ thì khai thác điện năng lượng mặt trời lại dễ dàng triển khai từ quy mô hộ gia đình cho đến quy mô DN vừa và nhỏ. Điều này vừa giúp tiết kiệm chi phí hóa đơn điện mỗi tháng, vừa sinh lời dài hạn thông qua việc bán điện thương mại cho Nhà nước, vì vậy đầu tư hệ thống điện mặt trời sẽ sớm thu hút nhiều nhà đầu tư trong thời gian tới.
Nắm bắt các xu thế vay vốn đầu tư nổi bật, VPBank kết hợp cùng đối tác Viettel Construction triển khai gói vay ưu đãi dành cho khách hàng cá nhân có nhu cầu lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời tại chính nơi ở. Cụ thể, VPBank sẽ cung cấp hạn mức cho vay đầu tư lên tới 300 triệu đồng trong tối đa 60 tháng. Với gói hỗ trợ này, khách hàng được tài trợ vay tới 100% giá trị sản phẩm, dịch vụ mà không yêu cầu phải có bất kỳ tài sản thế chấp nào.
Bên cạnh đó, VPBank cũng có giải pháp tài chính dành riêng cho các khách hàng DN có mục đích bán điện thương mại với hạn mức lên tới 12 tỷ đồng (hoặc 80% tổng giá trị đầu tư). Thời gian vay được gia hạn tới 10 năm, đa dạng hóa tài sản thế chấp.
Với lượng tiêu thụ điện tăng từ 8 – 10%/năm trong khi điện sản xuất không đủ để đáp ứng nhu cầu thực tế trong xã hội, việc tận dụng nguồn năng lượng xanh từ nước, gió và mặt trời để đẩy mạnh nguồn ứng điện là một xu thế tất yếu tại Việt Nam.
Hà Nội: Tập trung xử lý nợ xấu liên quan đến các tổ chức tín dụng
UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 3996/UBND-KT về tăng cường triển khai thực hiện nhiệm vụ và giải pháp tại Chỉ thị 22/CT-UBND ngày 30-11-2017 của UBND thành phố về việc thực hiện Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 19-7-2017 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19-7-2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hà Nội thường xuyên cập nhật, phổ biến, quán triệt các quy định, văn bản chỉ đạo của Trung ương và thành phố về xử lý nợ xấu đến các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn thành phố. Thường xuyên chỉ đạo các TCTD trên địa bàn tập trung rà soát, đánh giá toàn bộ các khoản nợ xấu trên địa bàn, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng, năng lực quản trị nội bộ đặc biệt là quản trị rủi ro; kịp thời có văn bản chấn chỉnh nhắc nhở đối với TCTD có nợ xấu trên 3% hoặc chất lượng tín dụng xu hướng suy giảm... Chủ động phối hợp với các sở, ngành trong việc chỉ đạo các TCTD thực hiện đúng quyền hạn và trách nhiệm trong công tác xử lý nợ xấu; kịp thời báo cáo UBND thành phố và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị trong quá trình xử lý nợ xấu.
Cục thi hành án dân sự thành phố tập trung đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thi hành án tại các chi cục các quận, huyện, thị xã để nâng cao hiệu quả đối với giải quyết các án tín dụng ngân hàng. Phối hợp chặt chẽ với NHNN chi nhánh TP Hà Nội, đom vị có liên quan để đẩy nhanh tiến độ xử lý các án tín dụng ngân hàng còn tồn đọng, nâng cao chất lượng công tác.
Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo các cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản trên địa bàn thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản cho bên mua, bên nhận chuyển nhượng tài sản bảo đảm liên quan đến khoản nợ xấu của TCTD. Tiếp tục kiến nghị với Bộ Tài nguyên và Môi trường những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện việc đăng ký tài sản biến động (TSBĐ) của khoản nợ xấu của TCTD theo quy định tại Nghị quyết số 42 để tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất chuyển từ bên thế chấp sang cho bên thứ ba theo đúng các quy định của pháp luật.
Cục Thuế thành phố đẩy mạnh công tác phổ biến, hướng dẫn thực hiện chính sách liên quan đến thuế theo quy định tại Nghị quyết 42; hướng dẫn người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân khi xử lý TSBĐ là bất động sản của khoản nợ xấu theo đúng quy định của pháp luật.
Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường công tác phối hợp với NHNN chi nhánh thành phố Hà Nội đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về chính sách mới có liên quan đến Nghị quyết số 42 và các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương và địa phương trong công tác xử lý nợ xấu để mọi người dân, doanh nghiệp trên địa bàn nắm bắt được các chính sách, chủ trương của Quốc hội, Chính phủ. Qua đó, tạo sự ủng hộ, đồng thuận trong toàn xã hội đối với công tác xử lý nợ xấu.
Sở Tài chính tham mưu UBND thành phố đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước thuộc thành phố, gắn việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước với đăng ký niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hóa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán, giảm bớt sự phục thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng nhằm đảm bảo hệ thống tài chính phát triển bền vững, lành mạnh.
UBND các quận, huyện, thị xã thường xuyên chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp, hỗ trợ TCTD trong quá trình thực hiện quyền thu giữ TSBĐ của khoản nợ xấu tại địa bàn; đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình thu giữ TSBĐ theo thẩm quyền. Phối hợp chặt chẽ với NHNN chi nhánh thành phố Hà Nội, chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn tăng cường quản lý, giám sát và xử lý những tồn tại, yếu kém của Quỹ tín dụng nhân dân, đặc biệt trong việc hỗ trợ các giải pháp, sáp nhập, hợp nhất, mua lại, giải thể hoặc phá sản đối với các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
Trái phiếu doanh nghiệp sẽ dồn nước rút trước khi giảm mạnh? Tần suất và quy mô phát hành có thể dồn nước rút trước thềm Nghị định 81 có hiệu lực, rồi sau đó dự báo giảm xuống do quy định giãn khoảng cách các đợt... Ảnh minh họa. Phát hành trái phiếu 6 tháng đầu năm tăng 33% so với cùng kỳ Theo số liệu tổng hợp từ HNX, các doanh nghiệp đã...