Điện giật ngưng tim được cứu sống thần kỳ
Trong lúc vớt rác ở một hồ nhỏ trong khuôn viên nơi làm việc, anh T. bị điện giật ngã xuống nước ngưng tim, ngưng thở. Rất may anh đã được cứu sống.
Anh T. sau khi được cấp cứu hiện sức khỏe đang hồi phục tốt – Ảnh: HOÀNG ANH
Sáng 28-5, tin từ Bệnh viện Trung ương Huế cho biết bệnh viện vừa cứu sống một bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở do tai nạn lao động.
Trước đó, anh Trần T. (31 tuổi, phường Phú Hậu, TP Huế) đang vớt rác trong một hồ nhỏ nằm trong khuôn viên một quán ăn. Khi đang làm việc thì bất ngờ anh T. bị điện giật, ngã xuống hồ.
Mọi người xung quanh đã ngắt cầu dao điện quanh hồ và cứu anh T. lên bờ. Lúc này, anh T. đã ngưng tim, ngưng thở, da tím tái, đồng tử 2 bên giãn, không phản xạ với ánh sáng.
Video đang HOT
Sau khi nhận được tin báo, các bác sĩ đã đến hiện trường và tiến hành ép tim ngoài lồng ngực, bóp bóng oxy, đặt nội khí quản, xốc điện… cho bệnh nhân. Sau 25 phút cấp cứu, bệnh nhân có mạch, huyết áp trở lại, đồng tử co nhỏ, da niêm mạc hồng, được thở máy.
Sau một ngày theo dõi, bệnh nhân được rút nội khí quản và tiếp tục điều trị tại khoa hồi sức tích cực.
Theo đại diện Bệnh viện Trung ương Huế, đây là một trường hợp hi hữu được cứu sống khi bệnh nhân vừa bị ngưng tim do điện giật, vừa bị ngạt nước. Nhờ các bác sĩ áp dụng những kỹ thuật cao trong việc cấp cứu hồi sức tim phổi nên mới giữ được mạng sống.
Theo Bệnh viện Trung ương Huế, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước cho biết tỉ lệ bệnh nhân sống sau ngưng tim ngoài viện rất khiêm tốn. Tại Mỹ, trong nghiên cứu năm 2007 và 2010 tỉ lệ sống sót ra viện là 5%. Theo số liệu của khoa cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai năm 2008 là 0%.
Chàng trai bị điện giật ngưng tim, ngưng thở được cứu sống ngoạn mục
Sau khi bị điện giật, chàng trai ngưng tim, ngưng thở hoàn toàn, rơi vào hôn mê, nhưng đã được cứu sống nhờ phương pháp 'ngủ đông'.
Bệnh nhân bị điện giật được cứu sống ngoạn mục - ẢNH: BVCC
Ngày 6.5, Bệnh viện đa khoa Xuyên Á TP.HCM cho biết bệnh viện vừa cứu sống bệnh nhân N.V.P (26 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn, TP.HCM) bị điện giật gây ngưng tim, ngưng thở hoàn toàn, bị hôn mê bằng phương pháp "ngủ đông".
Theo đó, chàng trai đang thay bóng đèn điện tại nhà thì bất ngờ bị điện giật té xuống nền nhà ngưng tim, ngưng thở. Người nhà lập tức sơ cứu ép tim tại nhà và khẩn trương đưa bệnh nhân đi cấp cứu.
Bệnh nhân P. nhập viện trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở hoàn toàn. Ngay lập tức, quy trình báo động đỏ nội viện được kích hoạt, đội ngũ cấp cứu gồm các bác sĩ và điều dưỡng tiến hành hồi sinh tim, phổi tích cực cho bệnh nhân.
Sau khoảng 20 phút hồi sức liên tục, bệnh nhân có các dấu hiệu sống: có mạch đập lại, có huyết áp và tay chân có phản xạ.
Tuy nhiên, bệnh nhận vẫn hôn mê do thương tổn não sau ngừng tuần hoàn quá lâu. Thông thường, trong những tình huống như thế này, bệnh nhân rất dễ bị di chứng như sa sút trí tuệ, hôn mê nằm tại chỗ, sống thực vật.
Bệnh nhân được nhanh chóng chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực (ICU). Tại đây, trước tình trạng khẩn cấp, các bác sĩ đã đi đến quyết định áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt để bảo vệ não cho bệnh nhân. Bệnh nhân được giúp hạ thân nhiệt xuống còn 33 độ C, cho bệnh nhân đi vào trạng thái "ngủ đông" trong vòng 24 giờ liên tục.
Sau 5 ngày điều trị tích cực tại Khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhân có các dấu hiệu hồi phục sức khỏe ngoạn mục: tỉnh táo hoàn toàn, tiếp xúc tốt, da niêm hồng, tay chân cử động tốt, ăn uống bình thường.
Sau 10 ngày nhập viện bệnh nhân toàn toàn hồi phục và xuất viện.
Bác sĩ chuyên khoa 1 (BS.CK1) Khương Kế Hạnh, Trưởng khoa ICU, cho biết phương pháp hiện đại hạ thân nhiệt là kỹ thuật đưa nhiệt độ trung tâm cơ thể nhanh chóng đến mức mục tiêu (32 độ C -36 độ C) trong khoảng thời gian nhất định nhằm giảm nhu cầu chuyển hóa của cơ thể (giống trạng thái "ngủ đông"), giúp bảo vệ và giảm thiểu tế bào thần kinh bị tổn thương khi ngưng tuần hoàn hô hấp, giảm phù não, tăng khả năng sống sót cho bệnh nhân trong hồi sức cấp cứu tim mạch.
Theo bác sĩ Hạnh, việc hạ thân nhiệt chủ động là chiến lược bảo vệ thần kinh cho thấy hiệu quả cao trong thực tế lâm sàng. Đây là một kỹ thuật cao có nhiều triển vọng bổ trợ hiệu quả cho các phương pháp cấp cứu khác, cứu sống được nhiều bệnh nhân nặng.
Hiện nay, phương pháp "ngủ đông" này đã được đưa vào quy trình cấp cứu hồi sinh bệnh nhân ngưng tuần hoàn và được áp dụng tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới.
Kỳ tích: Cứu sống bệnh nhân ngừng tuần hoàn 30 phút Sau hơn 30 phút được các y, bác sĩ Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cấp cứu tích cực, bệnh nhân Trần Ngọc Huấn (62 tuổi) đã có nhịp tim trở lại. Trước đó, khoảng 8h40 ngày 14/3, bệnh nhân Trần Ngọc Huấn (62 tuổi, trú tại tổ 25, phường Phan Đình Phùng, TP.Thái Nguyên) được đưa tới Bệnh viện Trung ương Thái...