Điện Gia Lai (GEC): Công ty đa dạng năng lượng tái tạo duy nhất niêm yết trên HOSE
Ngày 19/9/2019, Công ty cổ phần Điện Gia Lai (GEC) chính thức niêm yết gần 204 triệu cổ phiếu với mã GEG trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM ( HOSE), đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển của Công ty.
ến 16/9/2019, HOSE có 447 mã cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết, với giá trị vốn hóa gần 144 tỷ USD, tương đương 60% GDP năm 2018.
GEC trở thành thành viên thứ 378 của HOSE, thành viên thứ 25 phân ngành dịch vụ tiện ích, trong đó 14 mã năng lượng thủy điện, nhiệt điện, khí; 10 mã là dịch vụ năng lượng và GEC là mã duy nhất hoạt động đa dạng danh mục thuộc năng lượng tái tạo.
Tổng giá trị chứng khoán niêm yết của cổ phiếu GEG đạt trên 2.038 tỷ đồng, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 27.490 đồng/cổ phiếu, biên độ giao động giá là /-20%.
Kết thúc phiên giao dịch đầu tiên, GEG đạt mức giá 28.000 đồng/cổ phiếu.
Niêm yết là cột mốc quan trọng, đưa GEC đến gần hơn với các nhà đầu tư lớn, tiềm năng, tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu, tăng tính minh bạch và củng cố thương hiệu GEC trên thị trường năng lượng cũng như thị trường tài chính.
GEC đang sở hữu 19 nhà máy điện với tổng công suất 286 MW, trong đó 14 nhà máy thủy điện chiếm 31% và 5 nhà máy điện mặt trời chiếm 69%.
Chiến lược đến năm 2022, GEC đẩy mạnh phát huy các loại hình đầu tư hiện hữu gồm điện mặt trời, thủy điện, đồng thời tiếp tục đa dạng các loại hình đầu tư, tập trung vào điện gió, điện áp mái.
Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) là cổ đông chiến lược tại GEC từ năm 2016, sở hữu 15,95% cổ phần và duy trì tỷ lệ này sau nhiều lần GEC tăng vốn điều lệ thông qua phát hành thêm cổ phần.
Tháng 8/2019 vừa qua, trong chuyến thăm Việt Nam để gặp gỡ các đối tác chiến lược, Tổng giám đốc IFC đã chọn Nhà máy điện mặt trời TTC Phong iền, công suất 49 MWp của GEC tại tỉnh Thừa Thiên – Huế làm điểm dừng chân đầu tiên như là một trong những nhà máy kiểu mẫu thuộc danh mục đầu tư của IFC.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo GEC, Tổng giám đốc IFC đánh giá cao quá trình xây dựng nhà máy hiệu quả, vận hành chuyên nghiệp, tuân thủ các mục tiêu phát triển bền vững, qua đó góp phần cung cấp năng lượng sạch vào hệ thống năng lượng Việt Nam.
Video đang HOT
Nhà máy điện mặt trời TTC Phong iền đi vào hoạt động ước tính giúp cắt giảm lượng khí CO2 khoảng 49.000 tấn/năm, góp phần bảo vệ môi trường.
Tính chung, 5 nhà máy điện mặt trời đang hoạt động của GEC giúp tổng lượng CO2 cắt giảm đạt 311.270 tấn/năm.
Cơ hội lớn với các chứng chỉ năng lượng tái tạo
GEC là nhà tiên phong trong lĩnh vực điện mặt trời tại Việt Nam, việc vận hành các nhà máy điện mặt trời không chỉ góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng, giảm phát thải ra môi trường, mà từng MWh điện phát ra bên cạnh việc bán cho Tập đoàn iện lực Việt Nam (EVN) như thông thường còn có thể được bán dưới dạng chứng chỉ năng lượng tái tạo – REC hoặc I-REC hay TIGR.
Chứng chỉ năng lượng tái tạo được phát hành khi 1 MWh điện được tạo ra và cung cấp cho lưới điện từ một nguồn năng lượng tái tạo.
Trao đổi với Đầu tư chứng khoán tại lễ niêm yết, ông Tân Xuân Hiến, Chủ tịch Hội đồng quản trị GEC cho biết, hiện GEC đang có kế hoạch M&A 2 dự án thủy điện với tổng công suất 52,5 MW tại Huế rất tiềm năng để có thể mở rộng danh mục Thủy điện lên gần 140 MW với 16 nhà máy.
Năm 1990, Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đã có báo cáo chỉ ra tính nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và mối liên hệ giữa phát thải từ hoạt động con người đến hiện tượng nóng lên của bề mặt trái đất.
Năm 2013, IPCC công bố kết quả đo đạc nhiệt độ trung bình toàn cầu từ năm 1850 đến năm 2012, kết quả cho thấy, nhiệt độ trung bình toàn cầu năm 2012 cao hơn 0,85 độ C so với năm 1985.
Trên cơ sở đó, cộng đồng quốc tế đã có những hoạt động tích cực nhằm đối phó với biến đổi khí hậu thông qua các thỏa thuận như Nghị định thư Kyoto năm 2005, Thỏa thuận chung Paris năm 2015.
ây chính là cơ sở để những công ty có ảnh hưởng nhất thế giới cam kết 100% năng lượng tái tạo tìm kiếm các chứng chỉ năng lượng tái tạo để tuân thủ chiến lược phát triển bền vững.
ối với GEC, Nhà máy điện mặt trời Phong iền đã thu được tiền bán chứng chỉ I-REC, Nhà máy Krông Pa đã ký xong hợp đồng và đang tiến hành đăng ký dự án lên hệ thống theo chuẩn I-REC.
GEC đang tiếp tục làm việc với các đơn vị tư vấn khác để tìm kiếm thêm đối tác mua toàn bộ chứng chỉ REC do các nhà máy thủy điện và điện mặt trời tạo ra.
Với mức phí ước tính khoảng 0,8 USD/MWh điện mặt trời và 0,35 USD/MWh thủy điện, kỳ vọng hơn 100.000 REC điện mặt trời và 230.000 REC thủy điện của GEC sẽ được bán ra thị trường.
ây là một trong những phương án đa dạng hóa doanh thu hiệu quả của Công ty trong năm 2019.
Bên cạnh đó, với việc trở thành đối tác lớn của Sharp tại Việt Nam qua nhiều dự án trang trại điện mặt trời, GEC đang hợp tác với Công ty cổ phần Năng lượng TTC (TTCEnergy) để cung cấp các thiết bị bao gồm tấm pin năng lượng mặt trời đạt tiêu chuẩn G7 để phát triển các dự án điện mặt trời áp mái, một trong những loại hình năng lượng mà GEC sẽ phát triển.
Thùy Linh
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Công ty Điện Gia Lai sắp niêm yết gần 204 triệu cổ phiếu trên HOSE
Cổ phiếu GEG của Công ty Điện Gia Lai dự kiến sẽ giao dịch chính thức từ ngày 19/9 trên HOSE với giá tham chiếu khoảng 27.566 đồng
Ảnh minh họa (Báo Gia Lai)
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE), ngày 28/8 đã ra chấp thuận niêm yết hơn gần 204 triệu cổ phiếu GEG của Công ty Cổ phần Điện Gia Lai.
Cổ phiếu GEG đang giao dịch trên sàn UPCom tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Dự kiến ngày 11/9, toàn bộ cổ phiếu GEG sẽ được hủy niêm yết để chuyển sang HOSE.
Sau khi hoàn tất các thủ tục cuối cùng tại Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD), cổ phiếu GEG dự kiến chính thức giao dịch trên sàn HOSE ngày 19/9 với giá chào sàn vào khoảng 27.566 đồng.
Đây là mức giá được xác định là giá trung bình 20 phiên giao dịch cuối cùng trên sàn UPCom, bên cạnh phương pháp tham khảo P/E với giá gần 32.000 đồng.
Công ty Cổ phần Điện Gia Lai tiến hành IPO lần đầu vào tháng 7/2010 với vốn điều lệ 262 tỷ đồng cùng danh mục chỉ có 11 nhà máy thủy điện, tổng công suất 61,6 MW.
Ngày 21/3/2017, Công ty chính thức giao dịch trên sàn UPCom với giá chào sàn trước điều chỉnh là 20.000 đồng. Sau 8 lần thực hiện tăng vốn điều lệ, hiện tại vốn điều lệ của GEG đạt 2.038 tỷ đồng.
Công ty Điện Gia Lai hiện có hai cổ đông chiến lược là Tổ chức tài chính quốc tế IFC trực thuộc Ngân hàng Thế giới năm 15,95% và Quỹ Năng Lượng sạch Armstrong - Singapore nắm 20,05%.
Khởi đầu với các nhà máy thủy điện, hiện nay công ty đã mở rộng sang các lĩnh vực điện mặt trời và điện gió. Sắp tới, Công ty có kế hoạch mua lại 2 dự án thủy điện với tổng công suất 52,5 MW tại tỉnh Thừa Thiên Huế để rộng danh mục thủy điện lên gần 140 MW với 16 nhà máy.
Về mảng điện mặt trời, ngoài 3 dự án đã hòa lưới trong năm nay, Điện Gia Lai dự kiến sẽ tăng công suất thêm 100 MWp, nâng quy mô công suất điện mặt trời lên gần 400 MWp, đặc biệt, tối ưu việc phối hợp phát triển điện mặt trời mái nhà với Công ty Cổ phần Năng lượng TTC (TTCE) - Công ty chuyên về phát triển điện mặt trời rooftop, qua các giải pháp về kết nối, cung cấp thiết bị và phát triển kênh phân phối.
Về mảng điện gió, Công ty Điện Gia Lai kết hợp việc phát triển dự án từ các bước khởi đầu cũng như tìm kiếm M&A dự án nhằm tiết kiệm thời gian và đa dạng danh mục.
Ngoài doanh thu từ mảng kinh doanh điện, công ty cũng đang từng bước ghi nhận nguồn thu từ việc cung cấp các dịch vụ như quản lý vận hành, kỹ thuật, thí nghiệm, O&M, tư vấn và cung cấp chứng chỉ năng lượng sạch I-REC cho các đối tác quốc tế.
Báo cáo tài chính nửa đầu năm 2019, Công ty Điện Gia Lai đạt doanh thu hơn 514 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ và đạt 51% kế hoạch năm.
Tỷ trọng doanh thu thuần gồm 85% đến từ hoạt động bán điện trong, trong đó điện mặt trời đạt 269 tỷ đồng tương đương 53%, thủy điện đóng góp 167 tỷ đồng chiếm 32%, còn lại 11% là cung cấp dịch vụ và 4% là xây lắp.
Biên lợi nhuận gộp của điện mặt trời duy trì ở mức 70% còn thủy điện đạt 47%, trung bình toàn công ty là 55%.
Hứa Phương
Theo theleader
Vi phạm công bố thông tin, cổ phiếu KAC và KSH bị hủy niêm yết Ngày 26/8, Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã có quyết định hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu của 2 công ty là Công ty cổ phần Đầu tư địa ốc Khang An (KAC) và Công ty cổ phần Damac GLS (KSH) kể từ ngày 05/9//2019. Ảnh Internet. Theo HOSE, nguyên nhân khiến 2 cổ phiếu này bị hủy...