Diễn đàn tiếp thị trực tuyến 2022: Giúp doanh nghiệp nắm bắt xu hướng thương mại điện tử
Diễn đàn tiếp thị trực tuyến 2022 là nơi cập nhật các xu hướng, công nghệ, giải pháp tiếp thị giúp các doanh nghiệp tăng trưởng trong thời gian tới.
Sáng 18/10, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) tổ chức Diễn đàn Tiếp thị trực tuyến tại TP. Hồ Chí Minh với chủ đề “New Social Marketing”.
Theo Ban tổ chức, đại dịch đã làm thay đổi hành vi và nhu cầu của người tiêu dùng. Người mua sắm trên các trang mạng xã hội không chỉ đọc thông tin và nhấp vào nút “mua ngay” hiển thị trên quảng cáo, phần lớn họ đang sử dụng mạng xã hội trong mọi giai đoạn của hành trình mua hàng. Các doanh nghiệp đang bắt đầu coi mạng xã hội là một kênh dịch vụ khách hàng quan trọng khi đại bộ phận đồng ý rằng dịch vụ chăm sóc khách hàng xã hội đã gia tăng giá trị cho doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Ngọc Dũng – Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) phát biểu khai mạc.
Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Nguyễn Ngọc Dũng – Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) chia sẻ: Qua 2 năm dịch, hành vi mua hàng của người tiêu dùng đã hoàn toàn thay đổi. Sự dịch chuyển mua sắm lên trực tuyến tăng nhanh gấp 3 lần so với trước đó. Doanh nghiệp đối mặt với tình huống bắt buộc phải thay đổi để tiếp cận nhóm khách hàng đã thay đổi hành vi này. “Chúng tôi tiếp tục tổ chức Diễn đàn Tiếp thị trực tuyến 2022 nhằm mang đến những cập nhật mới về xu hướng tiếp thị trong thời đại mới đến với cộng đồng”, ông Dũng nói.
Video đang HOT
VOMF 2022, gồm bốn phiên, trong đó phiên 1 với chủ đề “Sự dịch chuyển thói quen mua sắm online” sẽ cùng trao đổi hành trình khách hàng, xu hướng hành vi người tiêu dùng cũng như những xu hướng marketing nổi bật trong năm 2022 giúp doanh nghiệp thấu hiểu tường tận về phương hướng tiếp thị hiệu quả thông qua mạng xã hội trong thời gian tới và nhanh chóng chuyển mình để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
VOMF 2022 thu hút đông đảo sự quan tâm của các cộng đồng, doanh nghiệp
Phiên 2 với chủ đề “Shoppertainment: Xu hướng thương mại giải trí” tập trung cung cấp các giải pháp giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh trực tuyến tận dụng sức mạnh từ lực lượng người tiêu dùng chủ chốt – KOC, ứng dụng triệt để Shoppertainment để tăng trưởng đơn hàng đột phá thông qua những case-study thực tế.
Mong muốn được thừa nhận, với những cách quảng cáo đồng loạt cho tất cả mọi người sẽ khó mà đáp ứng được. Đơn giản là bởi mỗi người có mỗi sở thích, cá tính riêng. Điều mà Marketers cần làm là phân chia theo từng nhóm và có những thông điệp phù hợp với nhóm khách hàng đó. Khi doanh nghiệp có chiến lược tập trung vào người dùng, những tác động tích cực từ khách trung thành, tỷ lệ giữ chân khách hàng cũ và mức độ tăng trưởng doanh thu bất ngờ. Đây cũng là nội dung của Phiên 3 “Công nghệ mới trong tiếp thị trực tuyến” .
Phiên 4 “Chiến lược D2C trong kỷ nguyên mới mạng xã hội” sẽ trao đổi về phương hướng tận dụng social để tăng trưởng. Chiến lược mới để tiếp cận gần hơn đến người tiêu dùng sẽ tạo nên thành công cho marketing và quảng cáo nếu doanh nghiệp biết tận dụng sức mạnh và khai thác đúng cách.
Diễn đàn Tiếp thị trực tuyến VOMF 2022 hứa hẹn sẽ đem đến nhiều giá trị thiết thực cũng như những bức tranh toàn diện cho hàng nghìn đại biểu tham dự sự kiện và đông đảo người quan tâm theo dõi trực tuyến.
Theo Ban tổ chức, tiếp nối chương trình sẽ được diễn ra tại Hà Nội vào ngày 20/10/2022.
Facebook, Google đã nộp hơn 4.100 tỷ đồng tiền thuế tại Việt Nam
Theo số liệu của Tổng cục Thuế, một số nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ xuyên biên giới đã được khai thay, nộp thay thuế nhà thầu từ năm 2018 đến nay với số thu lớn như Facebook là 2.071 tỷ đồng và Google là 2.034 tỷ đồng.
Thông tin từ Tổng cục Thuế cho hay, số thu thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuyên biên giới thông qua các tổ chức tại Việt Nam khai thay, nộp thay thuế nhà thầu từ năm 2018 đến nay đạt 5.432 tỷ đồng (số liệu lũy kế đến ngày 29/06/2022), với tốc độ thu bình quân đạt 130%, số thu trung bình đạt khoảng 1.200 tỷ đồng/năm.
Đáng chú ý, có một số nhà cung cấp nước ngoài đã được khai thuế, nộp thuế thay với số thu lớn như Facebook là 2.071 tỷ đồng, Google là 2.034 tỷ đồng và Microsoft là 692 tỷ đồng.
Facebook, Google là những nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ xuyên biên giới đã được khai thuế, nộp thuế thay với số thu lớn
Kể từ khi Cổng thông tin điện tử Etaxvn.gdt.gov.vn dành cho nhà cung cấp nước ngoài được đưa vào vận hành (ngày 21/3), đã có nhiều nhà cung cấp nước ngoài lớn đăng ký nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng trực tiếp qua Cổng, điển hình là Facebook (Meta), Microsoft, Tiktok, Netflix.
Số thuế đã được kê khai, nộp trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử này tại kỳ kê khai quý I/2022 cụ thể là: Microsoft đã nộp 0,5 triệu USD (tương đương hơn 11,6 tỷ đồng), Tiktok đã nộp 34,5 tỷ đồng, Netflix đã nộp 7,8 tỷ đồng. Riêng Facebook sẽ nộp thuế trên toàn bộ doanh thu (từ tổ chức và cá nhân) vào quý II/2022.
Đối với hoạt động quản lý thu thuế của các tổ chức, cá nhân Việt Nam có thu nhập từ cung cấp dịch vụ số xuyên biên giới, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT), lũy kế từ 2018 đến hết tháng 5/2022 cơ quan thuế đã thu được từ xử lý vi phạm, chống thất thu khoảng 782 tỷ đồng, trong đó 5 tháng đầu năm 2022 thu đạt 220 tỷ đồng.
Các Cục Thuế Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng là những Cục Thuế có số thu lớn, trong đó Cục Thuế Hà Nội có số thu khoảng 358 tỷ đồng, Cục Thuế TP.HCM đạt số thu khoảng 146 tỷ đồng, Cục Thuế Đà Nẵng có số thu khoảng 67 tỷ đồng.
Trước đó, để quản lý thuế với hoạt động TMĐT, Tổng cục Thuế đã xây dựng và trình Bộ Tài chính phê duyệt Đề án "Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT".
Meta đang trong thời kỳ nguy hiểm Thông tin rò rỉ từ lời nhắn nội bộ của lãnh đạo Meta tới nhân viên cho thấy công ty đang phải đối mặt với giai đoạn khó khăn. Chris Cox - Giám đốc phụ trách sản phẩm của Meta mới đây gửi thông tin tới nhân viên công ty, trong đó cảnh báo rằng doanh nghiệp đang trải qua "thời kỳ nguy...