Diễn đàn Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam

Theo dõi VGT trên

Sáng 12/6, tại Phú Yên, Ban Kinh tế trung ương phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Phú Yên tổ chức Diễn đàn Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam năm 2022.

Diễn đàn Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam - Hình 1
Ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại diễn đàn.

Phát biểu tại diễn đàn, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cho biết, Việt Nam là quốc gia biển với gần 50% dân số sinh sống ở vùng duyên hải, 28 tỉnh, thành ven biển, kinh tế biển đóng góp 60% tổng GDP. Các chủ truơng chính sách lớn về biển và phát triển bền vững kinh tế biển đã được Trung ương xem xét, ban hành. Năm 2007, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khoá X đã ban hành “Chiến lược biển Việt Nam”. Sau 10 năm thực hiện Chiến lược biển Việt Nam, Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khoá XII đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045″.

“Quá trình triển khai Nghị quyết 36 đã đạt được những thành tựu, nhận thức của toàn hệ thống chính trị và người dân về vị trí, vai trò của biển, đảo đối với sự phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền quốc gia được nâng cao rõ rệt. Chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển được giữ vững, công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển được chủ động triển khai toàn diện. Kinh tế biển, các vùng biển đang trở thành động lực phát triển của đất nước…”, Trưởng Ban Kinh tế trung ương Trần Tuấn Anh đánh giá.

Tuy nhiên, theo ông Trần Tuấn Anh, quy mô kinh tế biển còn khiêm tốn, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý, hệ thống cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ biển, đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế biển, các cơ sở quan trắc, dự báo, cảnh báo thiên tai, cứu hộ cứu nạn… ven biển còn nhỏ, trang bị thô sơ, năng lực còn yếu, môi trường biển biến đổi theo chiều hướng xấu, đa dạng sinh học biển và nguồn lợi thuỷ sản đang giảm sút nghiêm trọng thiếu bền vững.

Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều nguyên nhân khách quan từ diễn biến cực đoan trong biến đổi khí hậu toàn cầu, song chủ yếu đến từ nguyên nhân chủ quan, do tổ chức bộ máy quản lý về phát triển bền vững kinh tế biển còn bất cập, nguồn lực thực hiện chưa được bố trí phù hợp, các phương pháp quản lý mới, tiên tiến còn chậm được áp dụng.

Để quản lý và phát triển tốt nguồn tài nguyên biển, ông Trần Tuấn Anh cho rằng, cần đánh giá kết quả và hạn chế trong phát triển kinh tế biển, trong đó có 6 ngành kinh tế biển chủ đạo là Du lịch và dịch vụ biển; kinh tế hàng hải; khai thác dầu khí và tài nguôn khoáng sản biển khác; nuôi trồng và khai thác hải sản; công nghiệp ven biển; năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới.

“Các địa phương cần tổng hợp phân tích những thuận lợi, hạn chế khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ nêu trong Nghị quyết 36, kiến nghị và đề xuất với Trung ương những giải pháp thực hiện có hiệu lực, hiệu quả Nghị quyết số 36-NQ/TW trong thời gian tới”, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đánh giá, Nghị quyết số 36-NQ/TW đã thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng, Nhà nước ta trong xu thế phát triển chung toàn cầu. Để phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam, thời gian tới, Bộ sẽ kiến tạo môi trường chính sách, pháp lý cho nền kinh tế biển bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững kinh tế biển, thúc đẩy thu hút và huy động được các nguồn lực xã hội cho phát triển các ngành kinh tế biển mới: như điện gió ngoài khơi, nuôi biển xa bờ; tăng cường điều tra cơ bản tập trung thăm dò, tìm kiếm các loại khoáng sản, kim loại chiến lược.

Đồng thời, khẩn trương triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch liên quan đến biển và hải đảo, phát triển kinh tế biển, trọng tâm là Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch không gian biển quốc gia; Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia; Quy hoạch các khu vực biển, đảo cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Video đang HOT

Đặc biệt, đầu tư phát triển hạ tầng kết nối các vùng kinh tế động lực ven biển, phát triển hệ thống giao thông hàng hải các-bon thấp và bền vững, các cảng thông minh và thích ứng với khí hậu cũng như các cơ sở hạ tầng biển và ven biển khác, quy hoạch sử dụng đất đô thị, công nghiệp, vùng bờ và biển để phát triển kinh tế bền vững. Phát triển du lịch dựa vào thiên nhiên và các hoạt động du lịch dựa vào bảo vệ và bảo tồn hệ sinh thái biển và ven biển.

Diễn đàn Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam - Hình 2
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và trường Lê Minh Ngân phát biểu tại diễn đàn sáng 12/6.

Bộ Tài nguyên và môi trường khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu, phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực; thực hiện các dự án thí điểm để tiếp cận tất cả các nguồn năng lượng tái tạo biển, bao gồm năng lượng gió, sóng, thủy triều, dòng chảy, nhiệt và năng lượng mặt trời, nhằm phát huy tối đa tiềm năng về năng lượng tái tạo biển của Việt Nam. Tăng cường hợp tác về quản lý, giám sát và giải quyết ô nhiễm môi trường các vùng biển; giảm đáng kể ô nhiễm môi trường biển từ các hoạt động trên đất liền cũng như ô nhiễm từ tàu và ngư cụ thải bỏ; thúc đẩy bảo vệ đa dạng sinh học, các hệ sinh thái và rạn san hô biển phù hợp với xu thế quốc tế.

“Việt Nam tích cực tham gia các sáng kiến, hành động toàn cầu để giải quyết ô nhiễm nhựa đại dương phù hợp với Nghị quyết của Hội đồng Môi trường Liên hợp quốc, cũng như tham gia hiệu quả vào việc giải quyết các thách thức toàn cầu về môi trường biển và khí hậu, để tận dụng các cơ hội từ xu thế thời đại về giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo”, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh.

Là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có bờ biển dài 189 km, thuận lợi cho nuôi trồng, khai thác thuỷ sản, phát triển dịch vụ du lịch và cảng biển, ông Lê Tấn Hổ, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phú Yên cho biết, quá trình thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW của địa phương đã đạt được nhiều kết quả, tuy nhiên còn gặp một số khó khăn, hạn chế như tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế biển của tỉnh chưa được khai thác hiệu quả. Cùng với đó, hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế biển còn thiếu và yếu, du lịch biển chưa có những sản phẩm đặc trưng, nguồn nhân lực còn hạn chế, thu hút đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng…

Để tiếp tục thực hiện tốt Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam, tỉnh Phú Yên sẽ có những chính sách để tập trung thu hút, khuyến khích các nguồn lực xã hội tham gia các ngành kinh tế biển như: Năng lượng tái tạo, nuôi trồng thủy, hải sản quy mô công nghiệp, du lịch biển… Định hướng phát triển kinh tế biển xanh, bền vững, thân thiện với môi trường cũng như bảo vệ, phát triển cộng đồng dân cư địa phương.

Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện quy hoạch tỉnh nhằm thống nhất quy hoạch các địa phương ven biển, quy hoạch khu dân cư, đô thị, khu kinh tế, khu dịch vụ ven biển; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng trong hoạt động nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, đầu tư công nghệ, kỹ thuật hiện đại để nuôi trồng thủy sản xa bờ. Đồng thời, đầu tư, khai thác có hiệu quả cảnh quan tự nhiên như vũng, vịnh bãi biển, đảo, cụm đảo để khai thác đa dạng loại hình dịch vụ du lịch; chú trọng bảo vệ các hệ sinh thái biển, đảo, khoanh vùng, bảo vệ các khu, hệ sinh thái san hô, cỏ biển trên vùng biển của tỉnh, từng bước tiếp cận, ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ trong cảnh báo, giám sát động đất, sóng thần, bão lũ…

Còn ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn kiến nghị, Chính phủ sớm phê duyệt Quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ làm căn cứ để lập các quy hoạch ngành quốc gia có liên quan đến biển.

“Các nghiên cứu, điều tra cơ bản về biển tốn nhiều kinh phí nên đề nghị được bố trí theo dòng vốn khác với vốn bố trí điều tra cơ bản thường xuyên, hàng năm cho các Bộ. Ưu tiên nguồn lực bố trí thực hiện các dự án củng cố, nâng cấp, duy tu hệ thống đê biển đảm bảo an toàn chống lũ, bão thiết kế và đầu tư các khu neo đậu tránh tránh trú bão, cảng cá, đặc biệt là tuyến biển, đảo phục vụ khai thác thủy sản trên biển”, đại diện Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết.

'Mở đường' phát triển kinh tế TP Hồ Chí Minh - Bài cuối: Tìm nguồn lực cho hạ tầng giao thông

Trong kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, TP Hồ Chí Minh cần hơn 900.000 tỷ đồng cho phát triển các công trình giao thông giai đoạn 2021 - 2030.

Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng hàng năm hạn chế, đặc biệt do tác động của dịch COVID-19, Thành phố đang nỗ lực tìm kiếm, bố trí các nguồn vốn phục vụ mục tiêu phát triển các công trình giao thông.

Mở đường phát triển kinh tế TP Hồ Chí Minh - Bài cuối: Tìm nguồn lực cho hạ tầng giao thông - Hình 1
Một góc Quận 2 với xa lộ Hà Nội và tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Ảnh tư liệu: Thanh Vũ/TTXVN

Khai thác nguồn lực

Theo Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi, Thành phố đã chủ động xây dựng và ban hành Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022 - 2025 nhằm đưa ra những giải pháp cấp bách và trọng tâm để khôi phục những đứt gãy, vực dậy nền kinh tế thành phố, khôi phục những hoạt động văn hóa - xã hội.

Hiện tại, TP Hồ Chí Minh đã được Trung ương tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách từ 18% lên 21%, là nguồn vốn cho đầu tư phát triển giai đoạn tới. Cùng với đó, Thành phố cũng sẽ kiên trì kiến nghị Trung ương bố trí vốn đầu tư công cho các dự án hạ tầng quan trọng, có tính chất thúc đẩy động lực tăng trưởng, kết nối liên kết vùng; đề xuất Trung ương tăng thêm vốn đầu tư công trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 của Thành phố tương ứng với nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của Thành phố.

Về đất đai gắn với các dự án xây dựng, Thành phố dự kiến sẽ khai thác hiệu quả quỹ đất trên địa bàn, phù hợp với các quy định được phê duyệt và theo quy định của pháp luật, nhất là các khu đất dọc các tuyến quốc lộ, vành đai và tuyến metro. Trường hợp Thành phố cần bổ sung nguồn lực đầu tư cho các dự án quan trọng, Thành phố sẽ đề xuất Trung ương cho phép nới trần dư nợ vay của chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An đang nỗ lực hoàn thiện các thủ tục và sẵn sàng triển khai dự án Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh, đặt trong bối cảnh "cấp thiết" để tạo sức bật trong mục tiêu phục hồi và phát triển kinh tế.

Về nguồn vốn ngân sách địa phương tại dự án này, các địa phương đã thể hiện cam kết bố trí đủ vốn để triển khai dự án theo tiến độ; trong đó, có nguồn vốn dự kiến huy động từ phần dự kiến tăng thu của các tỉnh, thành phố. Đó là các nguồn đấu giá quỹ đất dọc tuyến; phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác khi thực hiện dự án.

Tại TP Hồ Chí Minh, kết quả rà soát sơ bộ, quỹ đất vùng phụ cận dọc tuyến Vành đai 3 trên địa bàn có khoảng 2.413 ha; trong đó khoảng 514 ha đất nông nghiệp do Nhà nước trực tiếp quản lý. UBND TP Hồ Chí Minh dự kiến, riêng với phạm vi đất nông nghiệp, có thể khai thác bán đấu giá thu hồi khoảng 26.985 tỷ đồng.

Theo Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch (Thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ), quỹ đất này rất quan trọng, nếu khai thác được thì chi phí thực hiện Vành đai 3, kể cả Vành đai 4 cũng không gặp vấn đề gì. Bên cạnh đó, khi triển khai thì yếu tố thời gian là quyết định, phải thực hiện nhanh hơn nữa, bởi chậm một ngày là thiệt hại rất lớn. Nếu có cơ chế huy động vốn tốt thì đến năm 2030 có thể hoàn thiện giao thông cho vùng và khi đó các địa phương sẽ có đóng góp lớn vào ngân sách quốc gia.

Cùng với các dự án khác, hiện thành phố đang tập trung hoàn thành tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên sớm nhất, khai thác hiệu quả hạ tầng không gian ngầm để phát triển các dịch vụ về du lịch tham quan, vui chơi, giải trí. Đồng thời, thành phố có phương án tính toán điều chỉnh quy hoạch cục bộ và khai thác nguồn lực đất đai hiệu quả các khu đất dọc tuyến metro...

Đa dạng thu hút nguồn lực

Mở đường phát triển kinh tế TP Hồ Chí Minh - Bài cuối: Tìm nguồn lực cho hạ tầng giao thông - Hình 2
Bốc xếp hàng tại Tân Cảng Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh). Ảnh minh họa: Huy Hùng/TTXVN

Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định một trong 8 nhiệm vụ phát triển thành phố là "Phát huy hiệu quả mọi nguồn lực phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, trong đó tập trung xây dựng và triển khai mạnh mẽ các giải pháp giảm ùn tắc, giảm tai nạn giao thông, đầu tư phát triển giao thông liên vùng, khai thác hiệu quả giao thông đường thủy, phát triển đường sắt đô thị, các đường vành đai".

Theo Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh, nhu cầu vốn đầu tư phát triển kết hệ thống hạ tầng giai đoạn 2021-2025 là 533.529 tỷ đồng; giai đoạn 2026-2030 là 437.125 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo Nghị quyết số 29/2021/QH15 của Quốc hội, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Thành phố đã được Quốc hội thông qua là 142.557 tỷ đồng chỉ đủ để bố trí cho các dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016- 2020 qua giai đoạn 2021-2025, không đủ cân đối để thực hiện các dự án đầu tư mới trọng điểm, cấp bách trong giai đoạn 2021-2025.

Theo ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh, tác động của dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng đến nguồn thu dự kiến của ngân sách Thành phố. Giai đoạn hiện nay, Thành phố đã và đang ưu tiên nguồn vốn ngân sách thành phố để đảm bảo kinh phí cho phòng, chống dịch COVID-19 nên nguồn vốn ngân sách để đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông rất khó khăn.

Ông Trần Quang Lâm cho rằng, việc xúc tiến kêu gọi đầu tư từ nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật là rất cần thiết và cần được tập trung đẩy mạnh trong thời gian tới. Sở Giao thông Vận tải cũng đã rà soát, lập danh mục dự án ngành giao thông vận tải dự kiến kêu gọi đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2025 và đề xuất UBND Thành phố các cơ chế, chính sách và kế hoạch huy động các nguồn lực để đầu tư các dự án trọng điểm, cấp bách giai đoạn 2021-2030.

Thành phố cũng sẽ khai thác nguồn thu từ cơ chế đặc thù tại Nghị quyết số 54 của Quốc hội và các quy định mới cho TP Hồ Chí Minh như thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng; cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước; nguồn thu từ sử dụng đất; bán tài sản công của các cơ quan Trung ương trên địa bàn Thành phố; chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa... Thành phố cũng nghiên cứu ban hành bổ sung một số loại phí, lệ phí nằm ngoài danh mục phí, lệ phí được quy định trong Luật.

Từ đầu tháng 4/2022, TP Hồ Chí Minh cũng đã triển khai thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu, cảng biển trên địa bàn. Dự kiến trong 5 năm, thành phố ước tính thu khoảng hơn 14.000 tỷ đồng, là nguồn lực quan trọng đầu tư cho các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm kết nối khu vực cửa khẩu cảng biển.

Tại lễ khánh thành cầu Thủ Thiêm 2, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cùng các bộ ngành có liên quan nghiên cứu các khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của TP Hồ Chí Minh về nguồn vốn, cơ chế, chính sách đầu tư; kịp thời tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và báo cáo cấp có thẩm quyền, phương án xử lý, tạo điều kiện để TP Hồ Chí Minh có nguồn lực phát triển xứng tầm với kỳ vọng và mong đợi.

TP Hồ Chí Minh đang nỗ lực tìm kiếm các nguồn lực để đầu tư cho giao thông, tháo gỡ "điểm nghẽn" trong phát triển. Với quyết tâm của các địa phương lân cận trong đầu tư các dự án giao thông kết nối cũng như chủ trương ưu tiên đầu tư của Trung ương, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chờ đợi "cú hích" từ các dự án giao thông nhằm "mở đường" cho Vùng phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, với đầu tàu là TP Hồ Chí Minh trong những năm tới.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Kết luận sự cố khiến máy bay về Nội Bài bung mặt nạ oxy khẩn cấp
06:12:33 05/11/2024
Cháy chung cư ở TPHCM, hơn 60 người được cảnh sát tinh nhuệ giải cứu
12:27:24 03/11/2024
Tìm thấy thi thể du khách bị sóng biển cuốn mất tích tại Phú Quý
11:46:59 04/11/2024
Giải cứu 2 vợ chồng kẹt cứng trong cabin xe tải sau tai nạn
12:21:05 03/11/2024
Tìm thấy thi thể 2 học sinh trên sông Nậm Mộ
20:49:06 03/11/2024
Phát hiện tàu có chữ nước ngoài trôi dạt gần đảo Lý Sơn
07:04:42 04/11/2024
Phát hiện thi thể dạt vào bờ kè ở đảo Phú Quý, nghi nam du khách mất tích
08:13:51 04/11/2024
Mưa lớn gây ngập cục bộ ở thành phố Đông Hà
11:27:29 04/11/2024

Tin đang nóng

Mẹ tôi làm con dâu suýt sẩy thai, sinh con xong vợ tôi dứt khoát ly hôn
07:28:14 05/11/2024
Xót xa hình ảnh cuối cùng của nghệ sĩ Lê Phương vừa qua đời do va chạm xe tải
06:58:39 05/11/2024
"Kỳ Duyên ém mọi cái đến lúc quan trọng mới bung, sẽ khiến mọi người sửng sốt!"
07:13:17 05/11/2024
"Giáo sư tiên tri" dự đoán người đắc cử tổng thống Mỹ
06:17:23 05/11/2024
Mẹ đơn thân suy sụp vì chồng tương lai bất ngờ đưa ra điều kiện muốn cưới phải góp 2 tỷ
07:09:40 05/11/2024
Bức ảnh tiên tri số phận bi đát của Triệu Vy, Lâm Tâm Như và Phạm Băng Băng mấy chục năm trước khiến netizen "lạnh sống lưng"
07:52:09 05/11/2024
Nhìn cách nuôi con của vợ chồng Lee Byung Hun: Người yêu chiều, người nghiêm khắc... nhưng luôn cùng nhau làm điều này cho con
06:47:22 05/11/2024
Nghệ sĩ Lê Phương gặp tai nạn trên đường đi hát đám tang, qua đời ở tuổi 36
06:34:29 05/11/2024

Tin mới nhất

Thanh tra trách nhiệm 2 nguyên Chủ tịch huyện Nhơn Trạch và Trảng Bom

06:07:27 05/11/2024
Đồng Nai sẽ thanh tra trách nhiệm 2 nguyên Chủ tịch huyện Nhơn Trạch và Trảng Bom liên quan việc chấp hành pháp luật đối với công tác quản lý, sử dụng đất công.

CSGT bí mật ghi hình học sinh đi xe máy rồi vào tận trường để xử lý vi phạm

14:29:52 04/11/2024
Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) bố trí tổ công tác bí mật ghi hình học sinh đi xe máy rồi phối hợp cùng nhà trường xử lý vi phạm.

Xe khách giường nằm mất lái tông vào tường rào nhà dân

14:20:20 04/11/2024
Xe khách mất lái, lao vào nhà dân rồi tông gãy trụ viễn thông VNPT, cột đèn chiếu sáng ở huyện Chư Pưh, Gia Lai.

Cứu 2 người thoát nạn khỏi đám cháy lúc rạng sáng ở quận Cầu Giấy

11:51:48 04/11/2024
Ngôi nhà có tổng diện tích xây dựng một sàn khoảng 110 m2, quy mô 5 tầng nổi với kết cấu bê tông cốt thép. Khu vực cháy rộng khoảng 10 m2 là nơi để đồ tại tầng một.

Quảng Bình: Bé trai 2 tuổi đuối nước, tử vong dưới đồng ruộng

06:43:49 03/11/2024
Đang đi chơi, bé trai 2 tuổi tại H.Lệ Thủy (Quảng Bình) không may bị ngã xuống đồng ruộng ngập nước, bị đuối nước, tử vong.

Nha Trang: Phát hiện thi thể trong tư thế treo cổ đang phân hủy mạnh

21:01:01 02/11/2024
Ngày 2.11, UBND xã Phước Đồng (TP.Nha Trang) cho biết, các đơn vị nghiệp vụ đang tiến hành khám nghiệm hiện trường vụ phát hiện thi thể trong tư thế treo cổ, đang bị phân hủy mạnh.

4 người thoát nạn khi ô tô bất ngờ bốc cháy trên cầu Rạch Miễu

20:33:01 02/11/2024
Vừa đi hết cầu Rạch Miễu, hướng xuống cù lao Thới Sơn (TP.Mỹ Tho, Tiền Giang), ô tô 7 chỗ bất ngờ phát hỏa rồi bùng cháy dữ dội, may mắn nữ tài xế và 3 người khác đã kịp thời thoát khỏi xe.

50 ngày dùng phác đồ "chưa có tiền lệ" hồi sinh em bé Làng Nủ

18:57:17 02/11/2024
Ngày đầu nhập viện, phổi của bé như một khoang chứa đầy cát và sỏi. Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai khẳng định chưa từng có ca nào tổn thương nặng nề như vậy.

Loại ma túy nguy hiểm nhất, thường ẩn mình trong thuốc lá điện tử

18:15:21 02/11/2024
Thống kê của Bộ Công an, hiện nay, cả nước có gần 240.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, trong đó phần lớn là thanh niên, chiếm khoảng 60% người nghiện lần đầu từ 15 đến 25 tuổi.

Vụ xây nhầm nhà trên đất người khác: Kiên quyết xử lý nếu cán bộ sai phạm

14:54:37 02/11/2024
Ngày 2/11, trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hải Dương cho biết, đơn vị đã có văn bản gửi UBND TP Chí Linh (Hải Dương) về vụ việc xây nhầm nhà 3 tầng lên đất người khác.

Ô tô đầu kéo container tông xe đạp điện, một người thiệt mạng ở Bình Dương

14:34:08 02/11/2024
Nam tài xế lái ô tô đầu kéo container trong lúc ôm cua đã tông ngã xe đạp điện, cán một người đàn ông tử vong.Tai nạn xảy ra tại giao lộ ĐT743 - Nguyễn Thị Minh Khai (phường Tân Đông Hiệp, TP Dĩ An, Bình Dương) lúc 10h34 ngày 2/11.

Tìm thấy thi thể thiếu niên 14 tuổi nhảy cầu tắm sông bị đuối nước

11:40:29 02/11/2024
Thiếu niên 14 tuổi ở Vĩnh Long nhảy cầu tắm sông cùng nhóm bạn khi triều cường lên cao và bị đuối nước tử vong.

Có thể bạn quan tâm

Ngân hàng Thế giới đạt thỏa thuận tài chính mới với Ukraine

Thế giới

09:06:51 05/11/2024
Ông Shmyhal viết trên kênh Telegram: "Ukraine đã ký các thỏa thuận trị giá gần 600 triệu USD với WB như một phần của chương trình mới".

Cắn răng lấy chồng U50, đêm tân hôn cô gái trẻ hoảng loạn, đến bố mẹ chồng cũng chạy sang đập cửa giải vây

Góc tâm tình

09:03:51 05/11/2024
Khi bố mẹ chồng chạy sang nhìn thấy cảnh tượng bên trong thì hoảng hồn không nói nên lời. Tôi 30 tuổi vẫn chưa tìm được người ưng ý.

Phim Hàn quá hay xứng đáng nổi tiếng hơn: Nội dung độc đáo nhất hiện tại, nữ chính diễn xuất "mười điểm không nhưng"

Phim châu á

09:03:38 05/11/2024
Thời điểm hiện tại, màn ảnh Hàn đang có một bộ phim hay và xứng đáng nổi tiếng hơn là Người bán hàng cần mẫn (tựa Anh: A vitruous business ).

Loạt ảnh chưa từng công bố của Phạm Băng Băng

Hậu trường phim

08:59:36 05/11/2024
Phạm Băng Băng khiến người xem phải đứng hình trước nhan sắc kinh diễm, hoa cười nguyệt thẹn trong tạo hình cổ trang màu hồng cực kỳ nổi bật.

Sao Việt 5/11: Tấn Minh kỷ niệm 20 năm kết hôn, Khánh Vân chụp ảnh cưới gợi cảm

Sao việt

08:55:09 05/11/2024
Vợ chồng NSND Tấn Minh - Thu Huyền kỷ niệm 20 năm kết hôn bên hai con trai, Hoa hậu Khánh Vân phá cách trong bộ ảnh cưới quyến rũ.

Chia sẻ lịch trình Mù Cang Chải 3N2Đ dưới 2 triệu, bạn trẻ khen đây là "điểm đến có vẻ đẹp siêu thực đáng kinh ngạc của thế giới"

Du lịch

08:20:53 05/11/2024
Lịch trình Mù Cang Chải 3N2Đ dưới 2 triệu của bạn trẻ này vô cùng chi tiết nên thông tin khá nhiều, ai lần đầu đi săn lúa chín nơi đây mà kiên trì đọc hết hẳn sẽ thu nạp được nhiều điều bổ ích.

Bị cáo Trương Huệ Vân xin tòa trả lại tài sản riêng của chồng

Pháp luật

08:18:19 05/11/2024
Cháu gái bị cáo Trương Mỹ Lan là Trương Huệ Vân xin được nhận lại tài sản đang bị kê biên, trong đó có tài sản riêng của hai vợ chồng, chứ không phải của bị cáo Lan.

Ý Lan hát trong đêm nhạc tôn vinh 6 nhạc sĩ nổi tiếng

Nhạc việt

08:13:42 05/11/2024
Ca sĩ Ý Lan sẽ góp mặt trong đêm nhạc Giai nhân 2 của ca sĩ Ngọc Châm nhằm tôn vinh 6 nhạc sĩ nổi tiếng của nền âm nhạc Việt Nam.

Ca bệnh rất hiếm: Thai phụ phình buồng trứng cực lớn sau tiêm 5 mũi thuốc

Sức khỏe

08:09:53 05/11/2024
Các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ cho biết, đây là ca bệnh rất đặc biệt, nên đơn vị sẽ báo cáo để ghi nhận vào y văn thế giới.

Phim Việt 18+ vừa công bố poster đã bị Facebook "cấm cửa" khiến dân tình hoang mang

Phim việt

07:28:18 05/11/2024
Bài đăng công bố poster phim bất ngờ bị Facebook cấm cửa cùng với dòng thông báo nội dung bạo lực hoặc phản cảm .