Bộ Tài nguyên và Môi trường ‘chung sức trồng 1 tỷ cây xanh’
Ngày 26/4, tại Hà Nội, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường ( Bộ Tài Nguyên và Môi trường) phối hợp với Công ty Cổ phần Con Cưng tổ chức Lễ ký kết và Công bố Chương trình “Vì một Việt Nam xanh – Chung sức trồng 1 tỷ cây xanh”.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân chia sẻ tại buổi lễ.
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với nhà tài trợ triển khai chương trình trong vòng 5 năm, trong đó tập trung vào việc khôi phục rừng phòng hộ tại các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung và miền Tây Nam Bộ với tổng mức đóng góp dự kiến là 22,7 tỷ đồng.
Dự án đầu tiên Chương trình đang triển khai là xuất bản 100.000 bộ truyện tranh và tập tô màu – “ Xứ sở Mặt trăng” với nội dung: Giáo dục về tầm quan trọng của cây xanh cho trẻ nhỏ. Mỗi cuốn tập tô màu được đặt mua sẽ góp 10.000 đồng cho Chương trình.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho biết, với thông điệp “Vì một Việt Nam xanh”, Thủ tướng Chính phủ đã phát động Chương trình trồng mới 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025. Đây là Chương trình có ý nghĩa to lớn để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, phục hồi hệ sinh thái, tăng cường màu xanh cho mỗi góc phố, con đường, từng công sở, sân trường hay chính mỗi gia đình tại khu đô thị, vùng nông thôn nước ta.
Video đang HOT
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang tích cực triển khai thực hiện Đề án trồng mới 1 tỷ cây xanh với mục tiêu cao nhất là bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, hướng đến phát triển bền vững. Các cây xanh được trồng dựa trên các căn cứ khoa học cụ thể, phù hợp với đặc điểm hệ sinh thái, bảo vệ tính đa dạng sinh học, theo quy trình đầy đủ chăm sóc, theo dõi, quản lý tại từng địa phương.
Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân chia sẻ, hàng năm chúng ta đang phải chứng kiến những tác động nghiêm trọng do thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan kèm theo những hậu quả hết sức nặng nề, hơn ai hết chúng ta càng thấm nhuần ý nghĩa của việc trồng cây, phủ xanh đất trống, phục hồi hệ sinh thái trên mọi miền Tổ quốc.
Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đánh giá cao sự hưởng ứng và chung tay từ Công ty Cổ phần Con Cưng trong việc chung sức trồng rừng phòng hộ ở khu vực miền Trung và miền Tây Nam Bộ. “Chương trình tạo sự lan tỏa tình yêu thiên nhiên, tình yêu cây xanh tới các gia đình và các cháu thiếu niên, nhi đồng. Khi thế hệ tương lai của Việt Nam biết yêu quý và bảo vệ môi trường, chúng ta sẽ đặt được nền móng vững chắc để xây dựng một Việt Nam xanh vững bền”, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho biết.
Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cũng kêu gọi mỗi cơ quan, tổ chức, nhân dân, ngay từ bây giờ, cùng nhau góp công, góp sức tham gia vào việc trồng thêm nhiều cây xanh để phong trào tiếp tục được lan rộng, phát triển trên khắp mọi vùng miền của Tổ quốc.
Trước đó, vào tháng 11/2021, Thủ tướng Chính phủ kêu gọi trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 và thực hiện cam kết của Việt Nam về giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu tại “Hội nghị lần thứ 26 Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu” (COP26).
Trong thời gian qua, Quảng Ngãi, Bến Tre là những địa phương đi đầu tham gia chương trình “Chung sức trồng 1 tỷ cây xanh”.
Lợi dụng đường dây nóng để gây rối sẽ phải bồi thường, bị xử lý
Người nào lợi dụng việc cung cấp thông tin qua đường dây nóng để gây rối, vì mục đích cá nhân thì tùy theo mức độ sai phạm sẽ phải bồi thường thiệt hại và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân vừa ký quyết định ban hành quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi trường.
Quy chế quy định, phương thức tiếp nhận thông tin đường dây nóng gồm: Gọi điện, nhắn tin vào các số điện thoại đường dây nóng; gửi thông tin vào thư điện tử, qua website (https://pakntt.monre.gov.vn) hoặc gửi qua ứng dụng trên thiết bị di động (paknMonre).
Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND các địa phương sẽ công khai, cập nhật số điện thoại tổng đài, địa chỉ thư điện tử của đường dây nóng trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử.
Cơ quan, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý, vận hành đường dây nóng có trách nhiệm tiếp nhận, cập nhật đầy đủ nội dung thông tin vào hệ thống; chuyển ngay thông tin đó đến cơ quan có thẩm quyền, trách nhiệm xác minh, xử lý thông tin theo nguyên tắc: Chuyển thông tin đến UBND cấp huyện để tiến hành xác minh thông tin đối với trường hợp thông tin chưa rõ ràng, chưa đầy đủ; đồng thời gửi cho Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, đôn đốc, giám sát.
Đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra tại Công ty Formosa Hà Tĩnh (Ảnh minh họa).
Đối với các thông tin phản ánh của tổ chức, cá nhân liên quan đến sự cố môi trường do chất thải thì cơ quan, cá nhân tiếp nhận thông tin đường dây nóng hướng dẫn tổ chức, cá nhân phản ánh trực tiếp đến đầu số 112 hoặc đến UBND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã nơi xảy ra sự cố theo đúng Quy chế ứng phó sự cố chất thải ban hành kèm theo Quyết định 09/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Trong thời gian không quá 24h kể từ khi kết quả xử lý vụ việc được cập nhật trên hệ thống thông tin, cơ quan tiếp nhận thông tin có trách nhiệm phản hồi kết quả xử lý vụ việc cho tổ chức, cá nhân đã cung cấp thông tin. Việc phản hồi thông tin được thực hiện bằng một trong các hình thức sau: Văn bản, điện thoại, thư điện tử, trên website https://pakntt.monre.gov.vn.
Bộ Tài nguyên và Môi trường khuyến khích, tạo điều kiện và khen thưởng phù hợp cho các cá nhân, tổ chức tham gia cung cấp thông tin qua đường dây nóng. Người cung cấp thông tin đúng, có giá trị giúp cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường kịp thời phát hiện, xử lý vụ việc về ô nhiễm môi trường sẽ được xem xét khen thưởng.
"Người cung cấp thông tin không đúng sự thật, lợi dụng việc cung cấp thông tin qua đường dây nóng để gây rối, vì mục đích cá nhân, làm mất thời gian của đơn vị tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng thì tùy theo mức độ sai phạm sẽ phải bồi thường thiệt hại và bị xử lý theo quy định của pháp luật" - quyết định nêu rõ.
Ngăn chặn việc lợi dụng đấu giá đất để gây nhiễu loạn thị trường "Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định pháp luật, ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá quyền sử dụng đất để gây nhiễu loạn thị trường, trục lợi". Đó là một trong những nội dung quan trọng được nêu ra trong văn bản của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh...