Phân cấp địa phương quản lý cảng thủy trên tuyến đường thủy quốc gia
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Bộ GTVT) đang lấy ý kiến xây dựng dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2021 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa.
Dự kiến, dự thảo bổ sung, sửa đổi một số quy định phù hợp với thực tiễn hiện nay, nhất là điều chỉnh thẩm quyền và phạm vi quản lý Nhà nước tại các cảng, bến thủy của Cảng vụ đường thủy từ cấp Trung ương đến địa phương.
Giao địa phương quản lý
Theo rà soát của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, các cảng vụ đường thủy thuộc Sở GTVT các tỉnh, thành phố hiện nay đang thực hiện quản lý Nhà nước tại các cảng, bến thủy (trừ bến khách ngang sông), khu neo đậu trong vùng nước cảng biển thuộc địa giới hành chính của địa phương và trên tuyến đường thủy quốc gia được Bộ GTVT ủy quyền quản lý. Tuy nhiên, trong thực tế, UBND các địa phương cũng có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định quản lý các cảng thủy, dẫn đến sự chồng chéo về kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến hạ tầng, nạo vét, neo đậu, khai thác cảng thủy… giữa địa phương và trên tuyến đường thủy quốc gia (nếu phát sinh). Do đó, việc ủy quyền quản lý cảng thủy cho địa phương không phát huy hiệu quả pháp luật.
Phương tiện vận tải thủy hoạt động trên sông Hồng.
Thực tế trên tuyến đường thủy quốc gia, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đang quản lý 4 cảng vụ đường thủy Trung ương, với hơn 300 cảng và hơn 3.000 bến trên đường thủy quốc gia. Một số tuyến quốc gia thuộc địa giới tỉnh Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Trung được Bộ GTVT ủy quyền cho địa phương quản lý Nhà nước về hạ tầng và cảng, bến thủy. Song, phương án ủy quyền chưa đảm bảo tính thống nhất với các quy định pháp luật về tổ chức Chính phủ, tổ chức chính quyền địa phương, ngân sách.
Vì vậy, dự thảo bổ sung các quy định mới, giúp phát huy trách nhiệm của chính quyền, huy động nguồn lực của các địa phương, đa dạng hóa phương thức quản lý chuyên ngành tại cảng, bến thủy; đồng thời, kiện toàn bộ máy quản lý cảng thủy chuyên ngành tại cơ sở, sau khi chuyển giao các cảng vụ đường thủy nội địa Trung ương về địa phương.
Video đang HOT
Đáng chú ý, dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định số 78/CP/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa, trong đó thành phần hồ sơ đề nghị cấp chứng nhận cơ sở đào tạo thuyền viên đủ điều kiện hoạt động giảm bớt chỉ còn 3 loại giấy tờ: Tờ khai theo mẫu, bản sao bằng cấp và hợp đồng của giáo viên, bản sao các giấy tờ chứng minh sự hợp pháp của cơ sở vật chất (xưởng thực hành, cảng, bến, phương tiện thủy) so với hiện nay. Các thủ tục này hiện đã được kết nối trên Cổng thông tin điện tử quốc gia, để người dân và các doanh nghiệp tra cứu, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cá nhân và đơn vị tham gia dịch vụ đào tạo thuyền viên….
Cảng vụ đường thủy được cấp phép cho tàu thuyền tại cảng biển
Cảng biển Cẩm Phả (Quảng Ninh).
Theo lãnh đạo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, hiện nay, phạm vi quản lý của các cảng vụ đường vụ đường thủy nội địa Trung ương và địa phương khá rộng, bao gồm cả cảng, bến, khu neo đậu trên đường thủy và trong vùng nước cảng biển nối với đường thủy quốc gia. Cảng vụ địa phương quản lý cảng, bến, khu neo đậu trên đường thủy địa phương, trong vùng nước cảng biển nối với đường thủy địa phương.
Do đó, việc giao địa phương quản lý cảng, bến thủy, khu neo đậu mới trong vùng nước cảng biển nếu được áp dụng sẽ tạp điều kiện cho các địa phương bổ sung thẩm quyền, nhiệm vụ của lực lượng cảng vụ, như: Quản lý cấp phép cho phương tiện thủy, tàu biển vào, rời cảng, bến, khu neo đậu trong vùng nước cảng biển; giám sát việc xếp hàng hóa từ phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài lên cảng, bến, kiểm tra thiết bị và người vận hành thiết bị xếp dỡ hàng hóa trong cảng, bến; tham gia kết luận nguyên nhân ta.i nạ.n, sự cố xảy ra trong vùng nước cảng, bến, khu neo đậu; thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành…
Qua tìm hiểu, tuyến vận tải ven biển từ Quảng Ninh – Kiên Giang có tổng chiều dài hơn 1.185 km, trong đó ngoài số lượng cảng, bến thủy nếu trên, có 31 cửa sông từ Bắc – Nam thuộc phạm vi của tuyến vận tải ven biển, với cửa sông Lạch Tray ở đầu tuyến và cửa Rạch Giá ở cuối tuyến. Việc giao các địa phương quản lý còn góp phần tạo khung pháp lý minh bạch trong quản lý tuyến vận tải ven biển, phát huy hiệu quả của phương tiện vận tải và giải quyết những vướng mắc, bất cập trong quản lý, khai thác vận tải thủy.
Công bố quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy đến năm 2030
Chiều 10/11, Bộ Giao thông Vận tải tổ chức công bố Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành và các địa phương trên toàn quốc.
Đáng chú ý, tại quy hoạch này, Bộ Giao thông Vận tải đã định hướng ngành đường thủy phát triển theo 9 hành lang và 55 tuyến vận tải chính.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể phát biểu tại Hội nghị công bố Quy hoạch. Ảnh: mt.gov.vn
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, đến nay, các quy hoạch đường bộ, hàng hải, đường sắt, đường thủy đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (và sắp tới là lĩnh vực hàng không), là định hướng quan trọng để phát triển toàn diện giao thông vận tải. Quá trình xây dựng các quy hoạch là cơ hội để đán.h giá, nhìn nhận các tiềm năng phát triển của các lĩnh vực, trong đó đặc biệt là lĩnh vực đường thủy nội địa.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chỉ đạo các Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và các đơn vị chức năng học tập kinh nghiệm từ phát triển đường thủy phía Nam để áp dụng cho khu vực phía Bắc, nhằm khai thác tốt, tổ chức kết nối tốt hơn giữa đường thủy, đường bộ, cảng biển, đặc biệt đối với tuyến hành lang vận tải ven biển Bắc - Nam và 4 hành lang vận tải phía Bắc.
"Hành lang vận tải ven biển Bắc - Nam là hành lang vận tải hàng hóa quan trọng của đất nước. Sắp tới, Bộ Giao thông Vận tải sẽ trình dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam để vận chuyển hành khách, còn vận chuyển hàng hóa Bắc - Nam được tập trung vào tuyến đường sắt hiện hữu và tuyến vận tải ven biển Bắc - Nam hiện nay", Bộ trưởng thông tin.
Bộ trưởng đề nghị chính quyền các địa phương trên tuyến vận tải ven biển Quảng Ninh - Kiên Giang tiếp tục quan tâm đến hành lang vận tải này, thông qua việc khuyến khích, tạo thuận lợi để doanh nghiệp vận tải, tham gia đầu tư.
"Bộ Giao thông Vận tải sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể để phát triển theo quy hoạch; trong đó có kế hoạch đầu tư công để nâng cấp các cầu, luồng tuyến... với phương châm đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư; cũng như tham mưu cơ chế, chính sách thuận lợi, thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng cảng thủy, mua sắm phương tiện thủy hiện đại, phương tiện bốc dỡ hàng hóa chuyên dùng. Cùng với đó, Bộ Giao thông Vận tải sẽ xây dựng cơ chế khuyến khích để hình thành các doanh nghiệp, tập đoàn lớn hoạt động trong lĩnh vực vận tải thủy để khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh đang có", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho hay.
Ông Bùi Thiên Thu, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết, Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1829/QĐ-TTg. Theo đó, mục tiêu quy hoạch đến năm 2030: khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt khoảng 715 triệu tấn; đạt khoảng 397 triệu lượt khách. Về kết cấu hạ tầng, cải tạo nâng cấp các tuyến chính có mật độ vận tải cao, đáp ứng chạy tàu 24/24 giờ; phấn đấu tổng chiều dài các tuyến khai thác đồng bộ theo cấp kỹ thuật đạt khoảng 5.000 km.
Phát triển hệ thống cảng, bến thủy đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách trên các hành lang vận tải thủy; từng bước hiện đại hóa các cảng chính, cảng chuyên dùng.
Bên cạnh đó sẽ kênh hóa các đoạn sông qua đô thị lớn và chuyển đổi công năng cảng thủy xếp dỡ hàng hóa phù hợp với quá trình đô thị hóa. Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
Đặc biệt, đã quy hoạch 9 hành lang vận tải thủy gồm: 1 hành lang ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang (khu vực miền Trung thuộc hành lang ven biển), 4 hành lang khu vực miền Bắc (Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội, Quảng Ninh - Hải Phòng - Ninh Bình, Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình và Hà Nội - Việt Trì - Lào Cai) và 4 hành lang khu vực miền Nam (TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Cà Mau, TP Hồ Chí Minh - An Giang - Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu - Tây Ninh - TP Hồ Chí Minh và hành lang vận tải thủy kết nối với Campuchia qua sông Tiề.n, sông Hậu). Trên hành lang gồm các tuyến vận tải chính và một số tuyến vận tải nhánh.
Bên cạnh đó, quy hoạch có 55 tuyến vận tải chính trên 140 sông, kênh với tổng chiều dài khoảng 7.300 km (khai thác đồng bộ theo cấp kỹ thuật đạt khoảng 5.000 km). Trong đó, miền Bắc có 18 tuyến chính trên 49 sông, kênh với tổng chiều dài khoảng 3.028 km; miền Trung có 11 tuyến chính trên 28 sông, kênh với tổng chiều dài khoảng 1.229 km và miền Nam có 26 tuyến chính trên 63 sông, kênh với tổng chiều dài khoảng 3.043 km. Trên các tuyến vận tải, đầu tư đồng bộ các kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
Nội dung quy hoạch cũng xác định tập trung phát triển 54 cụm cảng thủy hàng hóa, với tổng công suất khoảng 361 triệu tấn, được phân bố cân đối ở khu vực Bắc - Trung - Nam. Về cảng hành khách, quy hoạch 39 cụm cảng hành khách chính với tổng công suất khoảng 53,4 triệu lượt khách. Trong đó, khu vực miền Bắc có 10 cụm cảng, tổng công suất khoảng 10,9 triệu lượt khách; miền Trung 14 cụm cảng, tổng công suất khoảng 2,5 triệu lượt khách và miền Nam có 15 cụm cảng, tổng công suất khoảng 40 triệu lượt khách...
Ở các 'vùng đỏ' có dịch COVID-19, xe khách vẫn được phép hoạt động Các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh vận tải, bến xe khách, trạm dừng nghỉ trên đường bộ; cảng biển; cảng, bến thủy nội địa; đầu mối xếp dỡ hàng hoá khác trên địa bàn có dịch COVID-19 ở cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4 (vùng đỏ) được phép hoạt động nhưng phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng,...