Diễn đàn Jeju kêu gọi hợp tác đa phương trong giải quyết những thách thức toàn cầu
Các cựu Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) và TTK đương nhiệm, cùng các chính trị gia và học giả hàng đầu ngày 6/11 đã cùng nhau đưa ra lời kêu gọi mạnh mẽ về tăng cường hợp tác đa phương trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 và những thách thức xuyên quốc gia khác.
TTK LHQ Antonio Guterres. Ảnh: THX/TTXVN
Trong lễ khai mạc Diễn đàn Jeju vì Hòa bình và Thịnh vượng diễn ra theo hình thức trực tuyến, những người tham gia đã nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết thúc đẩy hợp tác đa phương vốn bị xói mòn bởi sự cạnh tranh giữa các cường quốc, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa đơn phương ở một số khu vực trên thế giới.
Tham gia diễn đàn có TTK LHQ Antonio Guterres, cựu TTK LHQ Ban Ki-moon, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, cựu Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong và người đứng đầu chính quyền đảo Jeju Won Hee-ryong.
Trong một thông điệp bằng video gửi đến lễ khai mạc diễn đàn thường niên trên, TTK LHQ Guterres nhấn mạnh “hợp tác là nền tảng để giải quyết tất cả những thách thức ở mọi thời đại: hoạt động vì hòa bình; mở rộng y tế toàn dân; thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và ngăn ngừa mọi thảm họa cũng như khủng hoảng”.
Video đang HOT
Ông Guterres cho rằng một mạng lưới chủ nghĩa đa phương bao trùm và hiệu quả dựa trên những giá trị lâu dài của Hiến chương LHQ có thể giúp thế giới không rơi vào những mối nguy hiểm lớn hơn. Ông Guterres kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị trên khắp thế giới cùng nhau giải quyết những vấn đề yếu kém của thế giới, tăng cường năng lực quản trị toàn cầu, và đoàn kết, thống nhất để vượt qua thử thách lớn nhất mọi thời đại.
Cùng quan điểm trên, cựu TTK LHQ Ban Ki-moon và cựu Tổng thống Mỹ Clinton nhấn mạnh chỉ có hợp tác mới có thể giúp thế giới nhanh chóng vượt qua cuộc khủng hoảng dịch bệnh hiện nay.
Khẳng định hợp tác quốc tế là chìa khóa trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, người đứng đầu chính quyền đảo Jeju, ông Won Hee-ryong bày tỏ hy vọng rằng nhà lãnh đạo mới của Mỹ nhậm chức sau cuộc bầu cử tổng thống ngày 3/11 vừa qua sẽ thúc đẩy hợp tác đa phương nhằm vượt qua những khó khăn mà loài người đang phải đối mặt hiện nay.
Năm nhà ngoại giao tại trụ sở LHQ nhiễm virus SARS-CoV-2
Ngày 27/10, toàn bộ các cuộc họp trực tiếp tại trụ sở của Liên hợp quốc (LHQ) tại New York (Mỹ) đều bị hoãn lại do 5 nhà ngoại giao thuộc phái bộ của một nước thành viên tại LHQ bị nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Quang cảnh một phiên họp cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc. Ảnh: Hữu Thanh/PV TTXVN tại New York
Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, ông Stephane Dujarric, người phát ngôn của Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres, nêu rõ: "Ban Thư ký LHQ ngày 26/10 đã được một phái đoàn thường trực thông báo rằng họ có 5 nhân viên mắc COVID-19. Cơ quan y tế của LHQ ngay lập tức bắt tay vào truy vết tiếp xúc với sự hợp tác đầy đủ của phái bộ này. Do vậy, toàn bộ các cuộc họp trực tiếp của LHQ bị hoãn lại trong ngày 27/10".
Mặc dù, ông Dujarric không tiết lộ tên nước mà phái bộ của LHQ đang hoạt động có 5 nhân viên mắc COVID-19. Tuy nhiên, theo các phương tiện truyền thông, 5 nhà ngoại giao mắc COVID-19 đến từ Niger, nước thành viên của Hội đồng bảo an LHQ gồm 15 thành viên. HĐBA LHQ có cuộc họp trực tiếp gần đây nhất là vào ngày 22/10 vừa qua.
Các nhà ngoại giao cho biết những người tham dự cuộc họp ngày 22/10 đang được tiến hành xét nghiệm và cuộc họp trực tiếp thảo luận về tình hình Syria dự kiến vào ngày 27/10 thay vào đó sẽ diễn ra dưới hình thức trực tuyến.
Theo ông Dujarric, tính tới tối 27/10, trong toàn bộ hệ thống của LHQ có 132 ca mắc COVID-19, trong đó có 10 nhà ngoại giao thuộc các phái bộ thường trực của LHQ ở những nước thành viên liên quan và 45 nhân viên quốc tế.
* Trong khi đó, Văn phòng Tổng thống Nam Phi ngày 28/10 thông báo Tổng thống Cyril Ramaphosa bắt đầu thực hiện việc cách ly sau khi tiếp xúc với một quan chức mắc COVID-19.
Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, trong một thông báo, Văn phòng Tổng thống cho biết hôm 24/10 vừa qua ông Ramaphosa đã dự một bữa tiệc tối và một trong những thực khách tại bữa tiệc sau đó được xác định đã nhiễm virus SARS-CoV-2.
Hiện sức khỏe của Tổng thống Ramaphosa ổn định và không có biểu hiện triệu chứng của người mắc COVID-19. Tổng thống sẽ được xét nghiệm nếu xuất hiện nếu có dấu hiệu nhiễm virus SARS-CoV-2.
Trước đó, một loạt quan chức cấp cao của Nam Phi đã lần lượt mắc COVID-19, trong đó có Bộ trưởng Y tế Zweli Mkhize vẫn đang trong giai đoạn cách ly. Đa số trường hợp này sau đó đã hồi phục.
Tính đến hết ngày 27/10, Nam Phi ghi nhận 717.851 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 19.053 ca tử vong. Tuy nhiên, trong số này, 647.833 ca đã khỏi bệnh, chiếm tới hơn 90%, qua đó đưa Nam Phi trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 hồi phục cao nhất thế giới.
VOV hỗ trợ các cơ quan Liên hợp quốc hoạt động hiệu quả hơn tại Việt Nam Cuộc gặp đánh dấu mốc quan trọng trong thúc đẩy vai trò của các cơ quan truyền thông đồng hành cùng Liên hợp quốc, trong đó VOV đóng vai trò then chốt. Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Liên hợp quốc và kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), VOV tổ chức cuộc làm việc...